Làm sao để tìm được chính mình?
Người ta hay nói "hãy sống là chính mình", nhưng phải làm sao khi ngay cả bản thân còn chẳng biết chính mình là người như thế nào ạ?
chính mình
,phong cách sống
,tâm lý học
,kỹ năng mềm
,tâm sự cuộc sống
Câu hỏi của bạn hỏi được thì dễ mà trả lời được thì khó:) vì nó không thể được hiểu chỉ bằng câu trả lời ngắn của các bạn đọc ở đây mà tự bạn phải làm một cuộc hành trình đi vào bên trong nội tâm của mình để thấy câu trả lời.
Khi bước trên hành trình vào bên trong là bạn bắt đầu đụng vào chướng ngại của 'bản ngã'. Để mình mô tả đơn giản như này cho bạn dễ hình dung. Khi não bạn có trải nghiệm không được thỏa mãn trọn vẹn, có thể là một nỗi sợ hoặc một sự vương vấn, bạn sẽ lưu trải nghiệm này vào một ký ức ẩn và nó chìm vào vô thức. Vấn đề là trải nghiệm này trước khi chìm lại kịp phát sinh thêm một lớp vỏ bọc ngụy trang khác với phần lõi. Lớp vỏ đó có tên là 'bản ngã' với danh nghĩa để bảo vệ bạn nhưng thực chất là để che dấu sự thật, chiếm quyền điều khiển và thống trị mối quan hệ của bạn.
Cơ chế này có được mô tả trong quyển 'Tìm lại chính mình' của TS. Menis Yoursry. Theo đó, một người có vô vàn lớp bản ngã (tác giả gọi là lớp bảo vệ) như những lớp mặt nạ của diễn viên diễn xuất trên sân khấu cuộc đời. Người đó vừa là diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch và tác giả của cuộc đời mình. Chúng ta bắt đầu tạo ra câu chuyện về người mà chúng ta nghĩ là bản thân mình, học thuộc lòng kịch bản và lãng quên con người thực của mình.
Nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy có nhiều phương pháp khác nhau và sự thực hành để đưa bạn về đích cũng không đơn giản vì 'bản ngã' tồn tại ở dạng thô và vi tế, vượt ra ngoài ý thức tư duy thông thường. Nhưng mình nghĩ một số cách có vẻ an toàn để thực hành là thiền minh sát hoặc hatha yoga. Bạn trước hết có thể đọc sách, như quyển của thầy Menis mình vừa nói ở trên chẳng hạn, nhưng cũng chỉ giúp cho bạn hiểu lý thuyết ở tầng nông, muốn đi sâu hơn vẫn phải thiền.
Trong trường hợp bạn chưa đủ duyên để đi sâu vào hành trình bên trong nhưng cũng vẫn muốn thoát khỏi những thắc mắc về chính mình thì mình gợi ý hai bài tập nhỏ. Bài một là lấy một tờ giấy chia đôi, một bên viết hết tất cả những điều bạn định nghĩa về bản thân mình và bên kia viết những điều ngược lại hoàn toàn. Cột bạn định nghĩa về bản thân mình chính là 'bản ngã' còn phía bên kia là lớp lõi ở vô thức (nay đã được hiện hình bằng ý thức). Viết xong rồi thì hãy ngồi ngắm lớp lõi để học bài của mình nhé. Bài hai là bài bóc hành, chuyên sử dụng để đối phó với tình trạng các 'bản ngã' liên kết với nhau để cùng lùa bạn. Bạn lọc một định nghĩa về mình để quan sát cảm xúc hoặc cảm giác xuất hiện (lưu ý là chỉ quan sát chứ không được suy diễn), chắc chắn sẽ có gì đó xuất hiện (như kiểu hình ảnh, âm thanh hoặc một cảm xúc nào đó...) và bạn ở lại với nó đủ lâu để thấy bên trong nó là một định nghĩa khác, rồi lại có gì đó khác xuất hiện. Tiếp tục quan sát đến khi không còn gì mới xuất hiện nữa thì cái cuối cùng hiện ra chính là lớp lõi.
Mình cho rằng hỏi được là trả lời được:) nên nếu bạn đã gieo hạt về khám phá bản thân thì cũng có ngày nó nở thành cây ăn quả. Chúc bạn sớm tìm thấy câu trả lời.
Blue Sapphire
Câu hỏi của bạn hỏi được thì dễ mà trả lời được thì khó:) vì nó không thể được hiểu chỉ bằng câu trả lời ngắn của các bạn đọc ở đây mà tự bạn phải làm một cuộc hành trình đi vào bên trong nội tâm của mình để thấy câu trả lời.
Khi bước trên hành trình vào bên trong là bạn bắt đầu đụng vào chướng ngại của 'bản ngã'. Để mình mô tả đơn giản như này cho bạn dễ hình dung. Khi não bạn có trải nghiệm không được thỏa mãn trọn vẹn, có thể là một nỗi sợ hoặc một sự vương vấn, bạn sẽ lưu trải nghiệm này vào một ký ức ẩn và nó chìm vào vô thức. Vấn đề là trải nghiệm này trước khi chìm lại kịp phát sinh thêm một lớp vỏ bọc ngụy trang khác với phần lõi. Lớp vỏ đó có tên là 'bản ngã' với danh nghĩa để bảo vệ bạn nhưng thực chất là để che dấu sự thật, chiếm quyền điều khiển và thống trị mối quan hệ của bạn.
Cơ chế này có được mô tả trong quyển 'Tìm lại chính mình' của TS. Menis Yoursry. Theo đó, một người có vô vàn lớp bản ngã (tác giả gọi là lớp bảo vệ) như những lớp mặt nạ của diễn viên diễn xuất trên sân khấu cuộc đời. Người đó vừa là diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch và tác giả của cuộc đời mình. Chúng ta bắt đầu tạo ra câu chuyện về người mà chúng ta nghĩ là bản thân mình, học thuộc lòng kịch bản và lãng quên con người thực của mình.
Nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy có nhiều phương pháp khác nhau và sự thực hành để đưa bạn về đích cũng không đơn giản vì 'bản ngã' tồn tại ở dạng thô và vi tế, vượt ra ngoài ý thức tư duy thông thường. Nhưng mình nghĩ một số cách có vẻ an toàn để thực hành là thiền minh sát hoặc hatha yoga. Bạn trước hết có thể đọc sách, như quyển của thầy Menis mình vừa nói ở trên chẳng hạn, nhưng cũng chỉ giúp cho bạn hiểu lý thuyết ở tầng nông, muốn đi sâu hơn vẫn phải thiền.
Trong trường hợp bạn chưa đủ duyên để đi sâu vào hành trình bên trong nhưng cũng vẫn muốn thoát khỏi những thắc mắc về chính mình thì mình gợi ý hai bài tập nhỏ. Bài một là lấy một tờ giấy chia đôi, một bên viết hết tất cả những điều bạn định nghĩa về bản thân mình và bên kia viết những điều ngược lại hoàn toàn. Cột bạn định nghĩa về bản thân mình chính là 'bản ngã' còn phía bên kia là lớp lõi ở vô thức (nay đã được hiện hình bằng ý thức). Viết xong rồi thì hãy ngồi ngắm lớp lõi để học bài của mình nhé. Bài hai là bài bóc hành, chuyên sử dụng để đối phó với tình trạng các 'bản ngã' liên kết với nhau để cùng lùa bạn. Bạn lọc một định nghĩa về mình để quan sát cảm xúc hoặc cảm giác xuất hiện (lưu ý là chỉ quan sát chứ không được suy diễn), chắc chắn sẽ có gì đó xuất hiện (như kiểu hình ảnh, âm thanh hoặc một cảm xúc nào đó...) và bạn ở lại với nó đủ lâu để thấy bên trong nó là một định nghĩa khác, rồi lại có gì đó khác xuất hiện. Tiếp tục quan sát đến khi không còn gì mới xuất hiện nữa thì cái cuối cùng hiện ra chính là lớp lõi.
Mình cho rằng hỏi được là trả lời được:) nên nếu bạn đã gieo hạt về khám phá bản thân thì cũng có ngày nó nở thành cây ăn quả. Chúc bạn sớm tìm thấy câu trả lời.
Khuynh Dao
Vậy bạn hãy khởi đầu bằng những thứ quen thuộc. Khi bạn có thể trả lời được câu hỏi tôi là ai? Nhà tôi ở đâu? Tôi thích cái gì? Tôi ghét cái gì? Tôi cảm thấy hạnh phúc bên ai? Khi phạm sai lầm tôi có hối hận không? Lúc đó thời gian sẽ là câu trả lời tốt nhất cho bạn. Khi bạn nhận ra được những thứ mình thích và ghét. Bạn sẽ phải học cách trở nên thành thật. Và bạn phải thành thật với ai? Với chính bản thân bạn. Với chính nội tâm bên trong con người của bạn. Sau đó là gia đình và xã hội. Tại sao tôi lại bảo bạn nên thành thật với chính bản thân bạn trước? Khi bạn thành thật với chính bản thân bạn. Bạn sẽ có được sự tin tưởng cho chính bản thân bạn. Sau khi bạn đã có thể tin chính bản thân bạn thì bạn phải cho gia đình của bạn biết. Tại sao? Người ta thường nói nếu như ai ai cũng có thể thấu hiểu cho nhau thì sẽ không tổn thương cho nhau. Và bạn muốn là chính mình với bản thân thì bạn phải cho người khác thấy được con người thật. Cụ thể ở đây là gia đình nơi quen thuộc của bạn. Cuối cúng là xã hội. Tại sao tôi lại để xã hội cuối cùng? Xã hội là một môi trường sống quá rộng nên nhiều người có khả năng đánh mất chính mình. Nên khi bạn đã có hai phần vững chắc thì bạn sẽ không dễ dàng gì đánh mất chính mình. Làm chính mình là một chuyện. Nhưng bạn càng phải bảo vệ nó.
The Introvert Writer
Chào bạn,
Mình cũng là người từng mông lung về bản thân cho đến tận những năm cuối cùng của tuổi 30, khi đã có gia đình và hai em bé. Sau đó, vì mong muốn mãnh liệt dành nhiều thời gian hơn cho con cái, mình đã thực sự lần đầu tiên nghiêm túc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Mình là ai, mình muốn gì và phải làm gì để thực hiện ước mơ?". Trong quá trình trả lời câu hỏi này, mình đã đọc, học, trải nghiệm và thực hành nhiều nhất có thể. Tất cả đều được mình ghi chép lại trong những bài viết đăng trên một dự án cá nhân có tên The Introvert Writer.
Mình hy vọng rằng những bài viết này có thể giúp bạn phần nào trả lời được câu hỏi của mình. Chúc bạn sớm gặt hái được thành quả trên hành trình "tôi đi tìm tôi" của bản thân!
happy and lucky
Theo mình thì cần phải trải nghiệm thật nhiều. Trải nghiệm ở đây là cả 2 hướng. Tìm về bên trong và cả bên ngoài
Bên ngoài đó là bạn cần làm việc, va chạm xã hội. Còn bên trong đó là bạn cần phải đi vào bên trong mình để tìm ra đáp án những câu hỏi đó
Có 1 số môn như yoga, thiền,... giúp bạn điều đó
Còn dù 2 hướng này là khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tin mình đi, đi trải nghiệm hướng nào bạn sẽ đúc kết cho mình những đáp án của câu hỏi đó!
Nam Ham Đọc Sách
Chẳng ai có thể ngồi một chỗ và tìm ra chính mình, vậy nên bạn cần hành động. Nhưng hành động như thế nào để tìm thấy mình? những cuốn sách sau sẽ mang đến gợi ý cụ thể:
Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế
shop.noron.vn
Cuốn này mình rất thích, sách mỏng, dễ đọc dễ hiểu.
Chiến thắng con quỷ trong bạn
shop.noron.vn
Nếu bạn nhận thấy bản thân còn trì trệ, thiếu sót hay mắc các tật xấu mà không thể sửa được thì cuốn này dành cho bạn.
Thức tỉnh mục đích sống
shop.noron.vn
Thức tỉnh thì cũng tốt, nhưng mà như đã nêu trên, mình không nghĩ ngồi yên là thức tỉnh được. Bạn có thể đọc tham khảo.
Tôi là ai? Nếu vậy thì bao nhiêu
shop.noron.vn
Cuốn này hợp để vừa đọc vừa suy ngẫm, nhưng ngẫm ra rồi thì đừng quên hành động bạn nhé.
11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ của Bill Gates
shop.noron.vn
Mình nghĩ những người không liên hệ chặt chẽ với chúng ta đôi khi lại dễ dàng đưa ra những nhận xét chính xác và khách quan nhất. Chắc bạn cũng từng nghe đến Bill Gates?
Phạm Minh Hùng
ừmm thì tìm làm gì cho rắc rối ợ
cứ nghĩ bản thân muốn thế nào rồi trở thành như vậy cho nó xuôi
riêng mình nghĩ câu "hãy cứ là chính mình " ấy nó ko mang giá trị gì nhiều