Làm sao để thoát khỏi áp lực từ những bài viết self-help?
Chào tất cả anh chị,
Em hiện đang làm Marketing cho một công ty startup về giáo dục. Em đã làm được hơn 1 năm. Khoảng 3 tháng nay em cảm thấy không thoải mái mỗi khi lên văn phòng làm việc (xích mích với đồng nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn). Mỗi sáng thức dậy là một cuộc đấu tranh về tư tưởng, hôm nay có nên lên văn phòng không.
Dù rất muốn xin nghỉ việc nhưng em lại không dám nói. Một phần vì sợ, sợ thất nghiệp, sợ làm lại từ đầu, sợ không có tiền sống... Một phần vì những cuốn sách self help với câu cửa miệng không bao giờ bỏ cuộc hay người trẻ phải biết sống dưới áp lực,... làm em cảm thấy bản thân thật vô dụng nếu mình bỏ cuộc.
Anh chị đã từng bao giờ trong hoàn cảnh này chưa ạ. Nếu đã từng xin hãy cho em lời khuyên với!
self-help
,nghỉ việc
,marketing
Chào em.
Em đã đi làm được một năm mà chưa bị đuổi, chứng tỏ em làm được việc. Em vẫn còn trẻ, mà thậm chí khi hết trẻ, nếu không thoải mái và có khả năng, thì anh không nghĩ có lí do gì khác để không đi làm việc khác?!
Trước đó, có một động tác khác có thể làm là trao đổi vấn đề với cấp trên để xem tình hình có thể thay đổi hay không. Ở đây là trong tình huống mình chuẩn bị đi rồi, chả có gì để mất, cứ trao đổi thẳng thắn, được thì làm tiếp không thì đi thôi.
Nỗi sợ mà em đối mặt, đa số mọi người đều có cả. Vấn đề là em đi làm một năm mà không dư tiền để sống qua 1-2 tháng không có việc làm ư? Nếu vậy em cũng nhân dịp này xem lại cách quản lí tiền bạc của mình nhé. Tiền kiếm không bao giờ đủ đâu nếu không biết quản lí.
Về mấy thể loại self-help với lại khích lệ tinh thần làm việc, em cần biết mục tiêu chính và phụ của họ là gì. Đây là một bài viết liên quan anh vừa đăng, em xem thêm
Vậy nha, chúc em vui khỏe.
Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo
Chào em.
Em đã đi làm được một năm mà chưa bị đuổi, chứng tỏ em làm được việc. Em vẫn còn trẻ, mà thậm chí khi hết trẻ, nếu không thoải mái và có khả năng, thì anh không nghĩ có lí do gì khác để không đi làm việc khác?!
Trước đó, có một động tác khác có thể làm là trao đổi vấn đề với cấp trên để xem tình hình có thể thay đổi hay không. Ở đây là trong tình huống mình chuẩn bị đi rồi, chả có gì để mất, cứ trao đổi thẳng thắn, được thì làm tiếp không thì đi thôi.
Nỗi sợ mà em đối mặt, đa số mọi người đều có cả. Vấn đề là em đi làm một năm mà không dư tiền để sống qua 1-2 tháng không có việc làm ư? Nếu vậy em cũng nhân dịp này xem lại cách quản lí tiền bạc của mình nhé. Tiền kiếm không bao giờ đủ đâu nếu không biết quản lí.
Về mấy thể loại self-help với lại khích lệ tinh thần làm việc, em cần biết mục tiêu chính và phụ của họ là gì. Đây là một bài viết liên quan anh vừa đăng, em xem thêm
Làm việc vì đam mê! Ok, đam mê của ai?
noron.vn
Vậy nha, chúc em vui khỏe.
Hường Hoàng
Chị nghĩ ai cũng có những giai đoạn gặp phải các vấn đề như em đang gặp phải, quan trọng ở đây là mình cần xác định các mục tiêu cụ thể để có hướng giải quyết vấn đề.
Chị nghĩ với các bạn 1st jobber như em thì khi đi làm mình cần ưu tiên các yếu tố về: sếp trực tiếp, công việc , môi trường làm việc ... để có thể có cơ hội trải nghiệm & học hỏi, phát triển được tốt nhất. Mục tiêu trong giai đoạn này của bọn em là một mức lương cơ bản & cơ hội được làm việc, trải nghiệm, học & phát triển.
Em thử từ những yếu tố đó, đánh giá lại xem công việc & môi trường hiện tại đang có được gì và chưa đáp ứng được gì. Nếu nghỉ thì điều em hối tiếc nhất là gì; nếu để happy hơn thì em mong muốn có thể cải thiện chuyện gì (có thứ tự ưu tiên nhé) . Sau đó, từ những điều đó hãy tìm cách trao đổi với sếp, chia sẻ các góc nhìn và những vấn đề băn khoăn của mình; từ đó sếp có thể cho e 1 số lời khuyên hoặc giải pháp cụ thể để cải thiện vấn đề.
Nếu sau các cuộc gặp đó, hai bên không đi tới được một cách giải quyết cụ thể nào hoặc có được một tiếng nói chung nào thì mình có thể nghĩ tới việc thay đổi môi trường, tìm các cơ hội khác để có thể học hỏi, trải nghiệm tốt hơn.
Lời khuyên của chị là Cứ làm đi, đừng Sợ! cố gắng trải nghiệm nhiều nhất, tốt nhất nhưng phải có mục tiêu cụ thể. Đừng vì những nỗi sợ hãi mà làm lãng phí thời gian của mình. Nhưng cũng đừng ra quyết định khi chưa có các mục tiêu hay có những thông tin cần thiết để giúp mình ra quyết định tốt nhất có thể.