Làm sao để tập thể lớp đoàn kết hơn?

  1. Giáo dục

Em chào mọi người ạ.

Em xin phép lên đây kể câu chuyện của mình mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người ạ.

Em làm lớp trưởng được 10 năm. Khoảng thời gian được phân công giữ vai trò này cấp 1 và cấp 2, em nhận thấy bản thân mình đã làm đủ tốt để tập thể lớp đoàn kết. Nếu không muốn làm quá lên thì cũng gọi là không mấy chia rẽ, xích mích. Ngoài việc quản lớn với làm việc với giáo viên về bài tập, sổ sách thì cũng chẳng có mấy công việc gì đau đầu hay nặng nề cả.

Chính vì vậy mà lên cấp 3 em lại được tin tưởng và bổ nhiệm cho chức vụ lớp trưởng. Trước đó em cũng nghe mọi người nói là làm lớp trưởng cấp 3 vất lắm, không nhàn đâu, khéo lại có nhiều thị thi. Ban đầu em cũng khá dè chừng nhưng được mọi người ủng hộ và khá tự tin vì từng ấy năm làm lớp trưởng trước đó nên em nhận lời.

Nhưng sự thật thì như mọi người nói thật. Không kể đến việc chạy tới chạy lui xin chữ kí giáo viên rồi hồ sơ, sổ sách, bài tập cho các bạn thì điều khiến em bất lực nhất là lớp mất đoàn kết. Lớp em đông nhưng các bạn có hoàn cảnh và học lực không đều nhau. Em để ý thấy lớp có sự tách nhóm ra để chơi rõ rệt giữa các bạn có hoàn cảnh khá giả với nhau, kém khá giả hơn với nhau, học giỏi hơn với nhau và học kém hơn chơi với nhau,.... Điều đó khiến em không có cảm giác như mình đang ở trong 1 tập thể và dường như nếu cứ tiếp tục như vậy thì thanh xuân sẽ trôi qua một cách vô nghĩa.

Trong hoạt động của lớp, hầu hết chỉ có 1 nhóm bạn là năng động tích cực. Các nhóm còn lại thì im re. Mặc dù em có khuyến khích nhưng các bạn vẫn không chịu tham gia.

Đặc biệt là vừa rồi BCS chúng em có lên kế hoạch làm áo lớp. Chúng em đã phổ biến cả trước lớp lẫn trong tin nhắn nhóm lớp và tạo vote ở mess. Nhưng chỉ có nửa lớp là vote có, còn lại thì seen không rep, cũng không vote. Chúng em lên lớp và hỏi mọi người có ai không đồng ý hay khó khắn gì khó nói có thể nhắn riêng với BCS, để các bạn có thời gian suy nghĩ nhưng vẫn không một ai nhắn lại cho chúng em. Vậy nên sau 1 tuần thì chúng em lịa hỏi lại các bạn rằng vậy chúng mình chốt làm áo lớp nhé. Mọi người đều đồng ý.

Chất áo, mẫu áo, đều do BCS bà với phụ huynh và GVCN sau đó gửi vào nhóm lớp để mọi người xem và vote. Và đương nhiên. Chúng em chọn ra mẫu có lượng vote cáo nhất để đặt. Khi đặt về, em khẳng định là áo không hề có bất cứ vấn đề gì, vấn đề là ở lớp. Lớp em xôn xao lên chê này chê nọ rồi cãi nhau.

Không chỉ áo lớp mà còn rất nhiều việc nữa như tham gia văn nghệ hay tổ chức sinh nhật cho cô, mua quà gì,... lớp cũng mất đoàn kết như vậy. Có đợt do không thống nhất được ý tưởng nên lớp không tham gia cuộc thi văn nghệ của trường.

Là 1 lớp trưởng nhưng thấy lớp mất đoàn kết như vậy em thấy bản thân mình thất bại và phải chịu trách nhiệm. Mọi người giúp em một vài lời khuyên hay kinh nghiệm để lớp đoàn kết hơn được không ạ. Em cảm ơn mọi người rất nhiều.^^

Từ khóa: 

lớp đoàn kết

,

đoàn kết

,

lớp học

,

nói về cuộc sống

,

chuyện lớp học

,

giáo dục

Chào em, anh từng làm cán sự lớp nên hi vọng có thể chia sẻ phần nào nỗi băn khoăn cùng em. Cụ thể từ Tiểu học đến Đại học anh từng làm: Tổ phó, Tổ trưởng, Sao đỏ, Lớp phó, Lớp trưởng, Phó Bí thư, Bí thư. 

Làm cán sự lớp không dễ dàng. Bởi nếu em làm tốt thì thầy cô giáo tin tưởng, quý mến. Ngược lại nếu em làm "tốt vừa phải" thì sẽ được bạn bè ủng hộ. Mọi vai trò trung gian đều có loại áp lực này, nhưng cũng bởi vậy chúng ta sẽ được rèn luyện nhiều hơn và chín chắn hơn.

Để tập thể lớp đoàn kết thì cần tìm ra điểm chung. Ban cán sự lớp có thể tìm ra điểm chung hoặc tạo ra điểm chung này. Nhưng chúng ta nên lưu ý việc tập thể mất đoàn kết sẽ không hoàn toàn là do lỗi của lớp trưởng hay ban cán sự (không ai có lỗi khi đang nuôi dưỡng những dự định tốt đẹp, em ạ). Nhìn ra điểm này thì em sẽ bớt được áp lực không cần thiết và nhìn ra trọng tâm vấn đề hơn. Lưu ý là đừng ép mọi người phải đoàn kết theo mong muốn của cá nhân mình. Hãy dành ra thời gian đi sâu vào tìm hiểu tâm tư, tích cách, sở thích của các bạn ấy trong vai trò một người bạn, thay vì là một lớp trưởng nhé em. Và chúng ta cũng không nên so sánh với các tập thể lớp khác (đặc biệt là các tập thể lớp đã được lý tưởng hóa trên phim ảnh, tiểu thuyết).

Cuối cùng, dù là lớp trưởng, em cũng đừng quên bản thân và các thành viên trong ban cán sự cũng có kế hoạch học tập, sở thích, ước mơ riêng. Khi làm điều tốt cũng đừng quên đối xử tốt với bản thân một chút.

Chúc em thành công nhé em. Anh tin em và các bạn có thể dìu dắt được tập thể nếu thực sự tận tâm và kiên trì. Khi làm việc với con người, sẽ không có bí quyết hay công thức nào cố định. Quan trọng nhất là sự chân thành thôi em ạ.

Nhân trả lời câu hỏi này của em, anh nhớ lại một kỉ niệm đẹp thời sinh viên. Cảm ơn em.

https://cdn.noron.vn/2022/08/02/3992165849785960-1659417211.jpg
Trả lời

Chào em, anh từng làm cán sự lớp nên hi vọng có thể chia sẻ phần nào nỗi băn khoăn cùng em. Cụ thể từ Tiểu học đến Đại học anh từng làm: Tổ phó, Tổ trưởng, Sao đỏ, Lớp phó, Lớp trưởng, Phó Bí thư, Bí thư. 

Làm cán sự lớp không dễ dàng. Bởi nếu em làm tốt thì thầy cô giáo tin tưởng, quý mến. Ngược lại nếu em làm "tốt vừa phải" thì sẽ được bạn bè ủng hộ. Mọi vai trò trung gian đều có loại áp lực này, nhưng cũng bởi vậy chúng ta sẽ được rèn luyện nhiều hơn và chín chắn hơn.

Để tập thể lớp đoàn kết thì cần tìm ra điểm chung. Ban cán sự lớp có thể tìm ra điểm chung hoặc tạo ra điểm chung này. Nhưng chúng ta nên lưu ý việc tập thể mất đoàn kết sẽ không hoàn toàn là do lỗi của lớp trưởng hay ban cán sự (không ai có lỗi khi đang nuôi dưỡng những dự định tốt đẹp, em ạ). Nhìn ra điểm này thì em sẽ bớt được áp lực không cần thiết và nhìn ra trọng tâm vấn đề hơn. Lưu ý là đừng ép mọi người phải đoàn kết theo mong muốn của cá nhân mình. Hãy dành ra thời gian đi sâu vào tìm hiểu tâm tư, tích cách, sở thích của các bạn ấy trong vai trò một người bạn, thay vì là một lớp trưởng nhé em. Và chúng ta cũng không nên so sánh với các tập thể lớp khác (đặc biệt là các tập thể lớp đã được lý tưởng hóa trên phim ảnh, tiểu thuyết).

Cuối cùng, dù là lớp trưởng, em cũng đừng quên bản thân và các thành viên trong ban cán sự cũng có kế hoạch học tập, sở thích, ước mơ riêng. Khi làm điều tốt cũng đừng quên đối xử tốt với bản thân một chút.

Chúc em thành công nhé em. Anh tin em và các bạn có thể dìu dắt được tập thể nếu thực sự tận tâm và kiên trì. Khi làm việc với con người, sẽ không có bí quyết hay công thức nào cố định. Quan trọng nhất là sự chân thành thôi em ạ.

Nhân trả lời câu hỏi này của em, anh nhớ lại một kỉ niệm đẹp thời sinh viên. Cảm ơn em.

https://cdn.noron.vn/2022/08/02/3992165849785960-1659417211.jpg
Mình vừa mới trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, vừa rời môi trường cấp 3 mới được... vài tháng nên mình nghĩ bản thân sẽ có thể giúp ích cho bạn!
- Những điều bạn nói là hoàn toàn chính xác vì lớp mình từng học cũng trong tình trạng như vậy đấy! Xin chia buồn với bạn là không có cách nào để tập thể lớp đoàn kết hơn đâu khi mà ban đầu vốn dĩ nó đã tan đàn xẻ nghé rồi! 
- Nếu bây giờ bạn tạo dựng sự đoàn kết thì chỉ là "ngoài mặt" chứ trong lòng thì không hề đâu nhé! Không chừng còn phản tác dụng, lập group riêng chia phe để nói xấu người này người kia ấy chứ! (Lớp mình drama nhất khối luôn)
- Về vấn đề phong trào hay hoạt động của tập thể lớp, bạn có thể báo lại với giáo viên chủ nhiệm để khuyến khích các bạn cùng tham gia đóng góp. Tự giác không được thì buộc phải... đè giác thôi! Bạn đừng lo là ép buộc thì sẽ không hiệu quả, quan trọng nhất vẫn là lớp không bị trừ điểm thi đua đúng không nè? 
- Có thể chúng ta bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những hình ảnh, câu chuyện mang đậm chất "thanh xuân vườn trường" nên hy vọng quá nhiều đâm ra... thất vọng càng nhiều. 
- Chúng ta không thể nào yêu cầu 40~50 cá nhân cùng đoàn kết với một ý chí được khi mà đến độ tuổi cấp 3 thì mỗi bạn đã có cho mình những giá trị, quan điểm sống cũng như cá tính riêng. Mười người còn khó nói chi gấp 4-5 lần số người như vậy thì chuyện này trở thành bất khả thi. 
- Những drama sóng gió ở trường cấp 3 là điều bình thường đối với giới trẻ ngày nay chứ không hề xa lạ. Thậm chí chuyện ghen tị, tranh giành, đấu đá, căm ghét nhau cũng khá dễ hiểu. Đặc biệt là ở môi trường công lập khi mà trong một lớp hoàn cảnh gia đình mỗi bạn đã không đồng đều.
- Nhưng đừng nghĩ rằng như vậy là thanh xuân không còn ý nghĩa bạn nhé! Drama lớp học cũng rất nóng hổi vừa thổi vừa ăn nên bạn cứ từ từ mà cảm nhận! 
Vấn đề ở đây là gì em biết không?
Đó là cách nhìn nhận của em.
Em có thấy chó gà vịt chơi với nhau không. Khi chúng còn nhỏ, có lẽ em sẽ thấy chúng chơi với nhau. Bở lẽ, chúng không thấy sự khác biệt giữa chúng. Nhưng khi trưởng thành, chúng sẽ đi tìm kiếm đồng loại của mình. Điều ấy giải thích cho việc tại sao con nhà giàu chơi với con nhà giàu và con nhà nghèo sẽ chơi với con nhà ngheo. Học kém chơi với học kém và nghịch ngợm chơi với nghịch ngợm. Khi đó họ được là mình, được sống trọn vẹn.
Và em sẽ không có cách nào để bắt họ về cùng 1 con đường. Bởi lẽ họ là những mảnh ghép khác nhau. 
Thay vì nghĩ cách gắn kết tất cả lại. Tại sao không nghĩ cách phát triển nó lên. Mỗi một nhóm cá thể đều có những thế mạnh khác nhau. Việc của em là tìm kiếm thế mạnh của họ, giúp họ tạo ra giá trị 
Điều quan trọng ở đây nằm ở góc nhìn của em thái độ của em. Bởi vì đó là điều các bạn quan sát em.

Đứa nào chê bắt nó đứng ra chịu trách nhiệm làm áo lớp theo ý nó xem có chịu không, làm từ đầu A - Z rồi chỉ cần vote với đóng tiền vào là xong, trong khi ban cán sự đã làm việc với phụ huynh rồi. Thực ra vấn đề này tôi thấy là có ở hầu như tất cả các lớp, phải có mục đích chung của cả lớp, như thi đua đạt lớp giỏi để nhận được tiền thì phải đoàn kết này nọ,...Phải có lợi ích chung thì cno mới tham vào, cứ có trách nhiệm vào thì cái gì cũng khó cả, tốt nhất là cũng giữ năng lượng tích cực để thầy cô và nhóm bạn nhìn vào là được, chứ hài lòng sao được hết. 

Khó lắm:)))