Làm sao để phát ra tiếng nói lớn hơn?

  1. Kỹ năng mềm

Giọng của em tương đối nhỏ ấy. Mỗi lần nói thì phải khá là kiểu gằng lên mà nhiều khi cũng hơi ngại nữa. Mà không nói to rồi mà đôi khi em cũng hết dám nói chuyện luôn. Ngại lắm ạ


Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Mình cũng từng như bạn kiểu nói năng lí nhí và ko thích nói chuyện lắm. Nhưng hiện tại đặc thù công việc phải nói khá nhiều nên mình có một số kinh nghiệm hi vọng có thể giúp bạn.
Bạn có thể nói chậm lại cho rõ chữ. Nghe thì ko liên quan tông giọng nhưng khi cố nói to hơn thì việc nói chậm lại sẽ giúp mình để ý đến ngữ điệu (gằn giọng, gắt,...). Lâu dần sẽ thành thói quen.
Nếu bạn có xem mấy clip tập hát thì có thể bắt chước họ luyện thanh. Kiểu này có thể hỗ trợ cho giọng đỡ gắt.
Cách nói chuyện. Điều này chỉ là một phần nhưng có thể bổ sung cho đa dạng cách nói chuyện. Chủ yếu rằng mặc dù giọng gắt thì cách nói chuyện cũng ko làm người đối diện hiểu sai ý.
Và quan trọng đối với mình trong giai đoạn này là : hỏi người nghe mình nói có to k, có gắt k, nói thế nào. Người nghe mới có thể cho bạn phản hồi tốt nhất. Quan trọng là cách nhìn của bản thân. Nhiều lúc mình nghĩ mình đang gắt nhưng người nghe lại ko thấy thế. Nếu mình k hỏi thì cứ nghĩ rằng “à mình k nên như vậy nữa”... vô hình chung làm mình k tự sửa được.
Cho nên ko thể một sớm một chiều, tập dần sẽ thành thói quen nhé.n
Trả lời
Mình cũng từng như bạn kiểu nói năng lí nhí và ko thích nói chuyện lắm. Nhưng hiện tại đặc thù công việc phải nói khá nhiều nên mình có một số kinh nghiệm hi vọng có thể giúp bạn.
Bạn có thể nói chậm lại cho rõ chữ. Nghe thì ko liên quan tông giọng nhưng khi cố nói to hơn thì việc nói chậm lại sẽ giúp mình để ý đến ngữ điệu (gằn giọng, gắt,...). Lâu dần sẽ thành thói quen.
Nếu bạn có xem mấy clip tập hát thì có thể bắt chước họ luyện thanh. Kiểu này có thể hỗ trợ cho giọng đỡ gắt.
Cách nói chuyện. Điều này chỉ là một phần nhưng có thể bổ sung cho đa dạng cách nói chuyện. Chủ yếu rằng mặc dù giọng gắt thì cách nói chuyện cũng ko làm người đối diện hiểu sai ý.
Và quan trọng đối với mình trong giai đoạn này là : hỏi người nghe mình nói có to k, có gắt k, nói thế nào. Người nghe mới có thể cho bạn phản hồi tốt nhất. Quan trọng là cách nhìn của bản thân. Nhiều lúc mình nghĩ mình đang gắt nhưng người nghe lại ko thấy thế. Nếu mình k hỏi thì cứ nghĩ rằng “à mình k nên như vậy nữa”... vô hình chung làm mình k tự sửa được.
Cho nên ko thể một sớm một chiều, tập dần sẽ thành thói quen nhé.n

Có ai sinh ra mà đã nói to và hay nói đâu bạn, mình nghĩ đều là do tập luyện hết. Mỗi ngày tự đặt ra một mục tiêu cho mình là sẽ nói chuyện nhiều hơn ngày hôm qua, nói to hơn ngày hôm qua.

Để tư tin làm được điều này thì mình cũng cần chuẩn bị kĩ càng nữa, ví dụ khi nói chuyện với ai đó hãy dành thời gian để:

  • Tìm hiểu bối cảnh, thông tin liên quan tới họ
  • Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ
  • Đưa ra mục tiêu cho cuộc nói chuyện: nói chuyện xong mình sẽ cho đi thông điệp gì, và thông điệp ấy là như thế nào
  • Chuẩn bị thậm chí bằng cách viết ra những điều mình muốn nói
  • Tập luyện khi có một mình: nói trước gương, nói trước gấu bông... cho nhuần nhuyễn

Một thứ nữa là lấy hơi, thường lấy hơi bụng sẽ được lâu hơn và hơi sâu hơn, nếu bạn tập yoga sẽ được hướng dẫn kĩ, còn đơn giản là phình bụng căng hít sâu, thở ra xẹp xuống, hít thở sâu như vậy cột hơi dài nên nói sẽ dõng dạc, không bị mệt.

Cuối cùng là hãy tự tin bạn ạ, nói hay nói dở, nói sai nói đúng không quan trọng, quan trọng là bạn đã nói ra, mỗi ngày tập một chút để thay đổi lâu dài bạn nhé!

Lâu rùi em ko lấy ráy tai ak.hi nó cũng ảnh hưởng phần nào đấy