Làm sao để phân biệt những người có cốt cách sang trọng, quý phái thực sự với những người chỉ học đòi làm sang?

  1. Phong cách sống

Có thể dựa vào những điểm nào để nhận biết được những người thực sự "đẳng cấp"??

Từ khóa: 

quý phái

,

cốt cách

,

sang trọng

,

học đòi

,

đẳng cấp

,

phong cách sống

Nay, mới được góp ý câu hỏi này, câu hay quá👍

Người có cốt cách thường được phân định, nhìn rõ ràng ở tính cách, cá tính:

-Điềm tĩnh, nghe ngóng, tìm hiểu trước khi trả lời. Khi replied ko được như ý, họ thường bỏ đi, lạnh lùng nhưng vui vẻ.

-Ăn uống: Luôn làm lơ như kg biết, kg thấy khi đũa, bát rơi, dù ngay dưới chân (nhiệm vụ của phục vụ).

-Khi bị oan khiên: Chỉ âm thầm chịu đựng, chờ thời gian trả lời.

-"Dùng miệng, không dùng tay" khi có mâu thuẫn xảy ra.

-Khi làm sai, họ im lặng, tự hứa sẽ kg tái diễn. Không giả lả: Tại vì...bởi vì...giá như!

-Ăn mặc: Sạch sẽ, bước đi thẳng tắp, kg nhìn tứ phía dù biết cả, kg tham gia đám đông.

-Chỉ làm những gì họ có hứng thú. Nếu kg, họ từ chối, từ chức nhẹ nhàng.

-Đặc biệt, nguòi đẳng cấp hay có chính kiến riêng. Kỵ a dua, hùa theo đám đông.

Về, người đang "học hỏi" đẳng cấp (gọi vậy cho lịch sự) là những người muốn tiến bộ, bước lên bước thang nữa.

Lâu lâu, vẫn bị vấp khi gặp chuyện bất ngờ. ví dụ như: Vẫn tham gia tranh cãi kịch liệt dù biết bất phân thắng bại.

Vẫn cãi chày, cối minh oan cho mình tức thì. Trong sinh hoạt còn bát nháo.

Okie, mình chỉ biết tất cả là bề trong mà thôi. Còn vỏ bề ngoài thì cũng dễ để nhận ra khác biệt. Chờ hết giờ thuê, vỏ sẽ rớt ra và lúc ấy, là dành cho bạn đánh giá.

Thân😃

Trả lời

Nay, mới được góp ý câu hỏi này, câu hay quá👍

Người có cốt cách thường được phân định, nhìn rõ ràng ở tính cách, cá tính:

-Điềm tĩnh, nghe ngóng, tìm hiểu trước khi trả lời. Khi replied ko được như ý, họ thường bỏ đi, lạnh lùng nhưng vui vẻ.

-Ăn uống: Luôn làm lơ như kg biết, kg thấy khi đũa, bát rơi, dù ngay dưới chân (nhiệm vụ của phục vụ).

-Khi bị oan khiên: Chỉ âm thầm chịu đựng, chờ thời gian trả lời.

-"Dùng miệng, không dùng tay" khi có mâu thuẫn xảy ra.

-Khi làm sai, họ im lặng, tự hứa sẽ kg tái diễn. Không giả lả: Tại vì...bởi vì...giá như!

-Ăn mặc: Sạch sẽ, bước đi thẳng tắp, kg nhìn tứ phía dù biết cả, kg tham gia đám đông.

-Chỉ làm những gì họ có hứng thú. Nếu kg, họ từ chối, từ chức nhẹ nhàng.

-Đặc biệt, nguòi đẳng cấp hay có chính kiến riêng. Kỵ a dua, hùa theo đám đông.

Về, người đang "học hỏi" đẳng cấp (gọi vậy cho lịch sự) là những người muốn tiến bộ, bước lên bước thang nữa.

Lâu lâu, vẫn bị vấp khi gặp chuyện bất ngờ. ví dụ như: Vẫn tham gia tranh cãi kịch liệt dù biết bất phân thắng bại.

Vẫn cãi chày, cối minh oan cho mình tức thì. Trong sinh hoạt còn bát nháo.

Okie, mình chỉ biết tất cả là bề trong mà thôi. Còn vỏ bề ngoài thì cũng dễ để nhận ra khác biệt. Chờ hết giờ thuê, vỏ sẽ rớt ra và lúc ấy, là dành cho bạn đánh giá.

Thân😃

Hãy sống nhiều hơn.

Nếu ai chỉ cho bạn cách phân biệt, bạn nên lưu ý rằng đó là kinh nghiệm cá nhân của họ, và chỉ là kinh nghiệm cá nhân mà thôi. Cá nhân mình nhận biết chỉ bằng kinh nghiệm. Khi bạn có đủ kinh nghiệm, bạn sẽ nhận ra được ai đang cố tình đánh lừa bạn, ai là người thật sự có khí chất.

Những người học đòi làm sang cố gắng thay đổi bề ngoài, giọng nói, dáng vẻ, điệu bộ, v.v. để giả vờ là một thứ họ không phải là. Nếu có những diễn viên giỏi, thì cũng có những người học đòi giỏi, giỏi đến mức bạn không thể phân biệt được nữa. Họ chỉ thay đổi được bề ngoài, còn cái bên trong thì không. Người ta nói con người có hào quang, cái hào quang của người có cốt cách thì khác cái hào quang của người thường. Đó là thứ không nhìn được bằng mắt, mà phải bằng kinh nghiệm.

Một điều mà khi còn nhỏ mình đã không biết là những người vĩ đại có bề ngoài không khác gì người thường. Họ không nhìn thanh lịch hơn, khuôn mặt không sáng sủa hơn, giọng nói không thanh nhã hơn. Họ giống như những người cùng tầng lớp với họ. Ví dụ, một giáo sư đạt giải Nobel thì nhìn cũng không khác gì các giáo sư khác cùng làm việc với ông ấy, nhưng không bao giờ được giải. Tất nhiên, các giáo sư thì nhìn khác người lao động. Ý mình ở đây là, các giáo sư thì nhìn giống nhau. Mình từng gặp vài người nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực của họ. Họ không quá đặc biệt ở những biểu hiện bên ngoài đâu.

Nếu bạn đã đọc Đạo Đức Kinh, bạn sẽ thấy Lão Tử nói những điều rất chí lý sau đây: muốn đi trước thì phải ở phía sau, muốn cai trị thì phải ở phía dưới. Biển là vua của mọi sông ngòi, vì nó ở chỗ thấp, nơi mọi sông ngòi phải chảy về. Người xưa cũng có câu: "Đại trí nhược ngu." để nói về chuyện này. Hãy nhớ, con thiên nga chẳng có nhu cầu gì phải chứng minh nó là đẹp, con quạ thì hay làm thế, trong truyện ngụ ngôn. Con thiên nga biết rằng để người ta biết mình đẹp là phiền phức, có khi nó còn muốn giấu đi. Vì thế, cứ nhìn những biểu hiện bên ngoài mà muốn biết cốt cách người ta thì khó lắm.

Vậy nên, hãy tiếp xúc nhiều hơn, cảm nhận nhiều hơn, và sống nhiều hơn.

Biểu hiện giống nhau nhưng bên trong khác nhau ở cái gọi là "khí chất". Một đàng là xây dựng hình tượng bên ngoài để người khác hiểu lầm về sự trống rỗng bên trong, còn một đàng là từ giá trị, kinh nghiệm, phẩm chất bên trong mà thể hiện ra bên ngoài, rất khó mà cũng rất dễ phân biệt.

Khó là khi mình không ở cùng đẳng cấp với họ, dễ là khi mình ở đẳng cấp đó rồi, nhìn là biết ai thật ai giả ngay.

Vấn đề là nhận biết như vậy để làm gì? Người ta thể hiện thế nào là việc của họ thôi ^^

Ở đây mình có viết 2 bài về "khí chất"