Làm sao để nói ra những gì mình nghĩ một cách rõ ràng và đầy đủ?

  1. Kỹ năng mềm

Thật luôn mình là người khá hướng nội, mặc dù mình có thể giao tiếp bình thường với mọi người, chỉ có điều là khi kể chuyện thì lời nói ra lại thiếu ý và không mạch lạc như những gì mình nghĩ trong đầu.

Mọi người đã có kinh nghiệm có thể truyền đạt lại giúp mình để nâng cấp thêm cách giao tiếp kể chuyện không ạ? Cảm ơn.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Bạn tập viết những ý tưởng của mình ra giấy hoặc laptop. Đầu tiên bạn chọn 1 chủ đề, hoặc trong cuộc sống, đột nhiên trong lúc suy nghĩ bạn nghĩ ra 1 idea gì đấy, và muốn phát biểu về nó. Bạn lấy giấy bút ra ngay hoặc laptop ra ngay và bắt đầu note lại cái sườn: mục 1 là gì, nó dẫn đến mục 2 là gì... mục 3 là gì. Bạn phải note một cách thật nhanh, đừng quan tâm lỗi chính tả hay câu cú gì cả, viết tắt viết dối viết sao miễn bạn hiểu là được và viết hết những gì đang có trogn đầu bạn xuống giấy/laptop.

Sau đó, khi bạn đã có nó bằng xương bằng thịt trước mắt rồi, bạn bắt đầu sắp xếp nó lại hoàn chỉnh. Logic. Ví dụ: một note sơ sài kiểu: xem tivi => thực phẩm bẩn quá nhiều => từ trung quốc => người việt tự phân phối.

Giờ sẽ chuyển thành: Thực phẩm bẩn tràn lan tại VN ngày càng nhiều, nguồn gốc là từ Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ, người Trung Quốc thì đâu có trực tiếp bán tại VN đâu. Đó là do chính người Việt mua về và tự phân phối cho cộng đồng của mình ăn. Vì sao lại như vậy, họ đặt lợi nhuận lên trên cộng đồng.

Đấy, kiểu như vậy.

Dần dần sau một thời gian, bạn bắt đầu hình thành một cách tự nhiên khả năng logic và kết nối sự kiện trên giấy/laptop. Bạn phải kiên nhẫn vì đây là khả năng con người ai cũng phải tập, không ai có nó sau một đêm hết. Và khi bạn có khả năng đó, thường thì khả năng logic đó của bạn sẽ mang đặc trưng rất riêng của bạn, nó sẽ giống hoặc khác mọi người tùy mức độ, tùy vào bạn. Đó là phong cách suy nghĩ. Không giống ai hoàn toàn cả. Nên việc dạy bạn theo kiểu áp đặt sẽ không mang đến kết quả, tự bạn phải khám phá ra chính bạn trong lúc tập luyện.

Sau một thời gian có khả năng đó. Bạn sẽ bắt đầu tiến đến mức độ, bạn hình thành cả 1 thế giới quan của bạn về thế giới này.

Ví dụ Đức Phật ông ta nhìn nhận về thế giới là sự đau khổ bắt nguồn từ ham muốn, ông ấy luận ra cả một thế giới tư duy dựa trên triết lý căn bản đó làm chủ đạo. Hay Nietzche, ông ta nhìn nhận thế giới dựa trên tư duy căn bản, thế giới là hư vô không có nghĩa gì cả... Mấy ví dụ trên hơi cao xa, còn trong thực tế bạn sẽ hình thành một số tư duy ví dụ như bạn có khuynh hướng thích nền kinh tế XHCN hơn kinh tế thị trường, hoặc thích tìm các yếu tố hài hước trong các sự việc hơn yếu tố nghiêm túc....

Khi bạn đã có một quan điểm và thế giới như vậy rồi, thậm chí cả lúc bạn nói, không cần viết, bạn cũng sẽ bắt đầu trình bày nó mạch lạc. Trình bày mạch lạc là kết quả của một tư duy có hệ thống, có một thế giới quan sẵn trong đầu. Chứ không thể học trình bày mạch lạc khi bạn hoàn toàn không có gì để bám vào được. Những người nói tốt họ đều có một quan điểm về thế giới của riêng họ, đó là một cái cây với rất nhiều nhánh, đến khi bạn muốn họ nói điều gì, họ sẽ tách 1 nhánh cây ra đưa cho bạn. Nôm na là như vậy. Mình cũng là người thích viết, bạn có thể đọc thử qua một số bài mình viết chơi chơi trên này cũng được.

Trả lời

Bạn tập viết những ý tưởng của mình ra giấy hoặc laptop. Đầu tiên bạn chọn 1 chủ đề, hoặc trong cuộc sống, đột nhiên trong lúc suy nghĩ bạn nghĩ ra 1 idea gì đấy, và muốn phát biểu về nó. Bạn lấy giấy bút ra ngay hoặc laptop ra ngay và bắt đầu note lại cái sườn: mục 1 là gì, nó dẫn đến mục 2 là gì... mục 3 là gì. Bạn phải note một cách thật nhanh, đừng quan tâm lỗi chính tả hay câu cú gì cả, viết tắt viết dối viết sao miễn bạn hiểu là được và viết hết những gì đang có trogn đầu bạn xuống giấy/laptop.

Sau đó, khi bạn đã có nó bằng xương bằng thịt trước mắt rồi, bạn bắt đầu sắp xếp nó lại hoàn chỉnh. Logic. Ví dụ: một note sơ sài kiểu: xem tivi => thực phẩm bẩn quá nhiều => từ trung quốc => người việt tự phân phối.

Giờ sẽ chuyển thành: Thực phẩm bẩn tràn lan tại VN ngày càng nhiều, nguồn gốc là từ Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ, người Trung Quốc thì đâu có trực tiếp bán tại VN đâu. Đó là do chính người Việt mua về và tự phân phối cho cộng đồng của mình ăn. Vì sao lại như vậy, họ đặt lợi nhuận lên trên cộng đồng.

Đấy, kiểu như vậy.

Dần dần sau một thời gian, bạn bắt đầu hình thành một cách tự nhiên khả năng logic và kết nối sự kiện trên giấy/laptop. Bạn phải kiên nhẫn vì đây là khả năng con người ai cũng phải tập, không ai có nó sau một đêm hết. Và khi bạn có khả năng đó, thường thì khả năng logic đó của bạn sẽ mang đặc trưng rất riêng của bạn, nó sẽ giống hoặc khác mọi người tùy mức độ, tùy vào bạn. Đó là phong cách suy nghĩ. Không giống ai hoàn toàn cả. Nên việc dạy bạn theo kiểu áp đặt sẽ không mang đến kết quả, tự bạn phải khám phá ra chính bạn trong lúc tập luyện.

Sau một thời gian có khả năng đó. Bạn sẽ bắt đầu tiến đến mức độ, bạn hình thành cả 1 thế giới quan của bạn về thế giới này.

Ví dụ Đức Phật ông ta nhìn nhận về thế giới là sự đau khổ bắt nguồn từ ham muốn, ông ấy luận ra cả một thế giới tư duy dựa trên triết lý căn bản đó làm chủ đạo. Hay Nietzche, ông ta nhìn nhận thế giới dựa trên tư duy căn bản, thế giới là hư vô không có nghĩa gì cả... Mấy ví dụ trên hơi cao xa, còn trong thực tế bạn sẽ hình thành một số tư duy ví dụ như bạn có khuynh hướng thích nền kinh tế XHCN hơn kinh tế thị trường, hoặc thích tìm các yếu tố hài hước trong các sự việc hơn yếu tố nghiêm túc....

Khi bạn đã có một quan điểm và thế giới như vậy rồi, thậm chí cả lúc bạn nói, không cần viết, bạn cũng sẽ bắt đầu trình bày nó mạch lạc. Trình bày mạch lạc là kết quả của một tư duy có hệ thống, có một thế giới quan sẵn trong đầu. Chứ không thể học trình bày mạch lạc khi bạn hoàn toàn không có gì để bám vào được. Những người nói tốt họ đều có một quan điểm về thế giới của riêng họ, đó là một cái cây với rất nhiều nhánh, đến khi bạn muốn họ nói điều gì, họ sẽ tách 1 nhánh cây ra đưa cho bạn. Nôm na là như vậy. Mình cũng là người thích viết, bạn có thể đọc thử qua một số bài mình viết chơi chơi trên này cũng được.

T tự mò ra vài cách dựa theo kinh nghiệm cá nhân, bạn thấy hợp thì thử xem nhé:

  1. Tập viết rồi đọc lên. Thử nhớ lại những lần mình bị "tắc" rồi viết ra câu trả lời theo dạng luận điểm ngắn gọn kèm 2-3 luận cứ (dẫn chứng, ví dụ), sửa sang lại cho tự nhiên theo văn nói rồi đọc to rõ lên. Thứ nhất là sẽ luyện được khả năng diễn đạt những điều mình muốn trình bày; thứ hai là sẽ ghi nhớ rõ ràng, sâu sắc hơn nội dung vấn đề thay vì chỉ nghe, đọc; thứ ba là luyện được khả năng đọc/nói những từ, những vấn đề mình ít khi hoặc chưa từng nói như thế lần sau nói ra sẽ dễ dàng hơn.

  2. Nếu quen được người nào thuộc dạng dễ giao tiếp với người ấy thì thử nói những chủ đề cả hai cùng quan tâm theo kiểu như trên. Chủ đề nó cũng phải sâu sắc tí ví dụ phim ảnh sách truyện, tâm lý xã hội gì đó, không cần đao to búa lớn nhưng không quá hời hợt (thậm chí tỉ như nói về game thì cũng phải kiểu thích con tướng này vì lý do 1 2 3 chứ k phải kiểu thằng này thằng kia chơi gà vl; dù có chê thằng này thằng kia chơi gà cũng phải dẫn chứng 1 2 3 và đưa ra phương án). Đại khái là thảo luận hơi hướm "khoa học" ấy =)).

  3. Trước khi trả lời vấn đề nào thì suy nghĩ để nhớ và sắp xếp lại luận điểm, có thể yêu cầu đối phương chờ một chút để t nghĩ cái đã rồi mới nói, người ta cũng k ngại đâu. Rối não quá thì giơ ngón tay ra đếm xem điều thứ nhất mình muốn nói là gì, điều thứ hai là gì, chưa nhớ kịp thì có thể thừa nhận nếu đó k phải trường hợp quan trọng, còn trường hợp quan trọng nếu có thể né thì tạm né, tránh voi chẳng xấu mặt nào, màn cấp 100 mình cấp 1 thì mình phải luyện đã. Nhưng nếu nhắm đối đầu được thì cứ thử chiến, màn cấp 100 mà mình cấp 7-80 cũng múc được, thua thì thôi.

  4. Giữ tâm trạng thoải mái bằng cách báo hiệu (ngầm hoặc thẳng thắn) với những người xung quanh về điểm yếu của mình, về việc mình đang cố gắng khắc phục. Kiểu t hay mớm trước cho ngta là t k giỏi chuyện ăn nói mấy, khi ngta đã có ấn tượng như thế rồi thì đa số sẽ dễ tính với t hơn nếu t có lỡ cà lăm hay nghẹn giữa chừng ấy =]], và khi mình làm tốt ngta cũng khen mình hơn. Kèm theo đó là thái độ cầu thị, muốn học hỏi chân thành và rõ ràng nhé.

Có lần t xem cái TEDtalk bảo suy nghĩ ảnh hưởng đến hành động và hành động cũng ảnh hưởng ngược lại đến suy nghĩ. Ví dụ học sinh biết câu trả lời mà k muốn giơ tay (có thể vì ngại, vì lười, hay đơn giản là k muốn giơ), nhưng nếu giáo viên buộc họ giơ tay với mọi câu hỏi với cam đoan sẽ k gọi họ thì dần dà khả năng cao họ cũng sẽ muốn giơ tay trả lời. Cho nên cứ nhích từng tí ra khỏi comfort zone thôi, k phải gấp.

Trước mình cũng như bạn vậy, bị cái hay suy nghĩ nhiều mà nói ra thì lại lạc lõng.

Chắc chắn là phải luyện tập, như hiện tại mình hay comment trên Noron cũng là một cách để viết ra suy nghĩ bản thân và luyện tập.

Mình kiếm thêm những người hợp nói chuyện ở ngoài đời hơn, thêm thắt vào câu chuyện của họ (đơn giản như là câu đồng ý, nhấn mạnh hoặc là hỏi). Chậm nhưng mà chắc hơn là im lặng từ đầu tới cuối.

Từ từ bạn sẽ ổn hơn thôi. Cố gắng lên nhé.

Học thêm nhiều vốn từ mới và nếu hồi hộp thì diễn giải chậm lại, đặc biệt là khi diễn giải về 1 vấn đề gì đó thì đòi hỏi bạn phải có 1 lượng kiến thức kha khá, như vậy mới diễn đạt ý được 1 cách tự nhiên nhất...

Tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn muốn giao tiếp mà trau dồi từ ngữ phù hợp cho lĩnh vực đó, tuy nhiên mình tin là với hầu hết chủ đề hiện giờ đều có đầy rẫy trên không gian mạng, từ hình thức bài viết ở các forum cho đến video clip như youtube, chỉ cần bạn gõ vài từ khóa là ra, chứ không nhất thiết như hồi xưa là phải có sách... Nói là vậy, nhưng 1 khi đã nạp kiến thức và vốn từ vào, thì bạn cần phải thực hành mới hằn sâu nguồn thông tin đó vào sâu trong não được,.. bạn thân hay gia đình luôn là sân khấu nhỏ cho bạn, hoặc các nhóm cùng sở thích cũng được

Đây là một số cách mà mình nghĩ bạn có thể tham khảo:

1. Cũng giống như bạn Lê Phuowngg nói, bạn cần viết ra và đọc lên. Viết ra một cách đầy đủ, không kể thiếu để khi não bộ của bạn xử lý thông tin sẽ dễ hiểu hơn và bạn có khả năng ghi nhớ tốt hơn. 

2. Tự tạo cho mình cột mốc trong đầu để khi nói chuyện, mình không cần phải nhớ.

3. Khi kể chuyện, nếu có chuẩn bị trước, mà bạn sợ quên. Bạn có thể dùng tip này: Sử dụng 5 ngón tay trên bàn tay của mình. Kể theo motip: Chủ đề thứ nhất là (giơ ngón cái lên), Chủ đề thứ 2 là (giơ ngón trỏ),.... Đây là các mốc để bạn dễ nhớ mình đang kể đến đâu và còn các phần nào chưa kể đến nữa nhé. 

https://cdn.noron.vn/2023/02/07/13883174014679474-1675753058.jpg