Làm sao để người ngồi cạnh không chép bài mình mà vẫn không bị mất lòng ?
Em có nhỏ bạn này chơi khá thân với em, ngồi cạnh em trong lớp luôn ạ, em ngồi bàn nhất nữa. Mà nó cứ chép bài em, nó chép bài mà nó hỏi liên tục luôn ạ, thật sự là lúc đó em không thể tập trung làm bài của em được nữa, nó cứ hỏi dồn dập, câu nào nó cũng hỏi. Ở nhà thì không chịu học, vào lớp lại bảo em chỉ. Không chỉ thì nó sẽ đi kể xấu em với người khác. Còn chỉ thì có khi nó còn cao điểm hơn em nữa đó ạ, em thật sự rất bực mình. Nó cứ bảo năm học sau nó sẽ ngồi cạnh em nữa, nghe đến mà sợ thật đó ạ. Công sức em học bài để rồi cho người khác chép ???? Đến khi em hỏi nó 1,2 câu gì đấy thì nó lại phớt lờ em :))) Có cách nào để không chỉ bài nó mà vẫn không gây xích mích với nhau không ạ?? Mọi người giúp em với !!!!
giáo dục
,tâm lý học
,hỏi xoáy đáp hay
,the truth
Không cho người ta cái người ta muốn thì chắc chắn là sẽ bị mất lòng. Dù lý do bạn đưa ra là gì đi chăng nữa.
Vậy nên đầu tiên là phải dám... bị ghét. Thích thì cứ ghét, chẳng chết ai. Nếu không dám bị ghét, sau này bạn sẽ còn khổ nhiều.
Sau khi xác định tâm lý là chấp nhận bị ghét, thì mới đến việc thứ 2 là tìm lý do từ chối. Việc nghĩ một lý do gì đó dễ dễ nói. Để tuy bị giận, bị ghét nhưng nhẹ nhàng hơn thì vẫn là việc cần làm.
Lý do từ chối thì sẽ có nhiều, nhưng nó có mấy kiểu sau:
- Thẳng thừng từ chối, bày tỏ thái độ không thích của mình. Ví dụ, tao ko thích cho mày chép bài đâu. Tao không muốn. Mày đi mà chép đứa khác... Kiểu này là sẽ bị ghét nhiều nhất.
- Kiểu đẩy trách nhiệm lên người thứ 3. Tôi rất muốn giúp bạn nhưng người thứ 3 không cho phép. Ví dụ, tao sẵn sàng cho thôi nhưng bố mẹ tao đã dặn nếu cho bạn bè chép bài thì sẽ ăn đòn. Có thể thay bố mẹ bằng thầy cô. Xem phim bạn sẽ thấy các chàng trai khi chối bỏ một cô gái thường lấy lý do, anh thương em lắm nhưng bố mẹ anh không cho cưới.
- Kiểu mượn tay người khác. Dùng người thứ 3 tác động trong khi mình vẫn giữ nguyên thái độ với đối tượng. Ví dụ mình vẫn cho bạn chép bài nhưng nhờ cô nhắc nhở bạn ấy.
- Kiểu đạo đức giả. Tôi rất quý bạn, vô cùng quý bạn, nên tôi muốn giúp bạn thực lòng. Rằng bạn nên tự lực phấn đấu, tự học hành mới là tốt cho bạn. Bạn học có gì khó thì cứ hỏi tôi (lúc đầu trả lời, sau thì kệ nó). Đại ý là, vì từ chối mới là giúp bạn thực sự nên tôi xin phép từ chối. Bạn đến vay tiền thì cũng có thể áp dụng kiểu này: không cho bạn vay để sau này biết mà tiêu xài chừng mực. Kiểu này thì cần mặt dày một tý nhưng phải bản lãnh không là ăn phản dame đấy.
Lê Thành Đạt
Không cho người ta cái người ta muốn thì chắc chắn là sẽ bị mất lòng. Dù lý do bạn đưa ra là gì đi chăng nữa.
Vậy nên đầu tiên là phải dám... bị ghét. Thích thì cứ ghét, chẳng chết ai. Nếu không dám bị ghét, sau này bạn sẽ còn khổ nhiều.
Sau khi xác định tâm lý là chấp nhận bị ghét, thì mới đến việc thứ 2 là tìm lý do từ chối. Việc nghĩ một lý do gì đó dễ dễ nói. Để tuy bị giận, bị ghét nhưng nhẹ nhàng hơn thì vẫn là việc cần làm.
Lý do từ chối thì sẽ có nhiều, nhưng nó có mấy kiểu sau: