Làm sao để ngừng việc suy nghĩ quá nhiều?
Mình suy nghĩ nhiều đến mức, vấn đề đã xảy ra rồi hay chưa xảy ra mình cũng đều nghĩ. Nghĩ nhiều khiến mình mệt. Nhưng không có cách dừng?
tư duy
,kỹ năng mềm
Trong tâm lý học chúng mình gọi đó là
Overthinking
là biểu hiện của hội chứng rối loạn lo âu.Suy nghĩ không phải là món đồ mà khi không cần dùng nữa ta có thể thoải mái vứt bỏ nó ở bất cứ đâu. Vì vậy nên nhiều người dễ rơi vào vực thẳm với mớ suy nghĩ rối rắm về những vấn đề họ không thể kiểm soát, hay còn gọi là overthinking.
Overthinking có hai dạng biểu hiện:
- Suy nghĩ lặp lại về quá khứ
- Lo lắng thái quá cho tương lai
Bạn hãy ghi nhớ 5 Nguyên tắc dưới đây để vượt qua Overthinking hiệu quả nhé:
1. Giữ chiếc “chìa khóa” của bạn trong tay
Thường xuyên theo dõi về cách não bộ phản ứng với các tình huống để biết mình đang ở trạng thái nào, xác định nguyên nhân, tự hỏi bản thân có khả năng kiểm soát điều gì và đưa ra giải pháp.
Đây là cách tốt nhất để chuyển sự chú ý từ những gì bạn không thể kiểm soát, sang những gì bạn có thể.
2. Chủ động phân tâm
Để ngừng huyễn hoặc về một vấn đề không thể thay đổi bạn cần tìm một điều gì đó để tập trung, hướng dòng suy nghĩ vào phía bên trong cơ thể:
- Học một điều mới mẻ
- Dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn
- Tập yoga, thiền định, chánh niệm
3. Cho đi để nhận lại
Cho đi để cảm thấy bản thân là người có ích và có thêm niềm vui trong cuộc sống vốn dĩ khó khăn. Vì vậy khi giúp đỡ người khác một điều gì đó dù nhỏ nhặt, bạn đang giúp mình thoát khỏi mớ bòng bong trong tâm trí.
4. Không có cái kết mở nào cho quá khứ
Hãy ngừng dồn năng lượng cho những vấn đề tiêu cực đã xảy ra trong quá khứ. Không cần phải tiếc nuối, hận thù hay tìm giải pháp gì nữa vì bạn đã nhận đủ bài học và ý nghĩa từ chúng rồi. Hãy dọn lại gọn gàng bộ nhớ vốn mốc meo bởi những kí ức tồi tàn.
5. Đừng cầm ô đứng chờ mưa đến
Sẽ không ai biết điều bất ngờ gì sẽ đến trong đêm nay, ngày mai hay năm sau. Thay vì lo lắng thái quá về những chuyện chưa đến, hãy cứ chuẩn bị cho mình một tinh thần vững vàng với những suy nghĩ tích cực để đón nhận bất kỳ thứ gì tiếp theo.
Đã đến lúc nghĩ ít đi và làm nhiều hơn!
Hãy từng bước cởi trói chính mình, từng bước chối từ những gánh nặng vô hình để tâm trí được an yên bạn nhé.
Nội dung liên quan
Vân Anh PSY
Trong tâm lý học chúng mình gọi đó là
Bạn hãy ghi nhớ 5 Nguyên tắc dưới đây để vượt qua Overthinking hiệu quả nhé:
Kiều Linh
Người ẩn danh
Hoosie
Lợi Hữu
Bạn bị rối loạn lo âu rồi. Phải điều trị bằng thuốc tây + thiền mới hết bệnh á.
Tinyant
Với trải nghiệm của mình,
Mình đã từng chìm đắm, ngụp lặn và cảm giác gần như bị các suy nghĩ nhấn chìm.
Sau đó, mình đã tìm được một lối thoát. Mà quy kết lại là hai chữ "chánh niệm".
Rất vô tình bạn ạ, khi mình đau khổ, mình tìm được Phật pháp, nghe giảng giáo pháp từ các thầy như Ajahn Chah, thầy Thích Nhất Hạnh...
Mình càng hiểu biết hơn, tâm mình sẽ càng lặng yên và điềm tĩnh, và sống chánh niệm. Khi đó, hành thiền sẽ cuộc sống của bạn khác đi rất nhiều.
Đừng lo lắng bạn ạ, có khi những suy nghĩ, đau khổ trong bạn chính là thứ thúc đẩy bạn tiến tới hành trình nhìn vào nội tâm minh.
Cố lên bạn nhé!
Bùi Xuân Vy
mình có một vài lời khuyên cho bạn như sau:
Hãy “Đánh lạc hướng” suy nghĩ
Một câu trả lời rất hiệu quả cho làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều đó chính là chuyển dòng suy nghĩ, hãy đứng dậy và thực hiện một công việc mà bạn yêu thích. Có thể là nấu một món ăn mà bạn thích, vẽ một bức tranh hay đọc một cuốn sách, tập yoga, chơi thể thao,...
Việc này sẽ giúp tâm trạng bạn cảm thấy tốt hơn, thoải mái hơn, khi đó các suy nghĩ sẽ chỉ tập trung vào việc bạn đang làm khiến hạn chế suy nghĩ lan man
Đừng suy nghĩ, hãy hành động
Hãy rèn luyện cho mình thói quen hành động ngay chứ đừng suy nghĩ quá nhiều. Thói quen này sẽ giúp bạn ít trì hoãn hơn, ít có những ý nghĩ tiêu cực hơn do không phải suy nghĩ. Chính vì vậy, mỗi khi bạn có một công việc hay nhiệm vụ gì đó, hãy đặt ra cho mình một giới hạn thời gian và thực hiện công việc đó ngay lập tức.
Tập đưa ra quyết định trong một khoảng thời gian giới hạn
Ví dụ như:
Với những quyết định nhỏ như: mặc quần áo gì, ăn món gì hay khi nào đi tập thể dục, nấu ăn,... hãy giới hạn suy nghĩ trong vòng 30 giây hoặc ít hơn để đưa ra quyết định.
Với những quyết định lớn hơn thì hãy giới hạn thời gian rộng hơn. Ví dụ suy nghĩ 30 phút/một ngày, tối đa trong vòng 1 tuần hoặc ít hơn để đưa ra quyết định.
Thái Lương Phú
Nguyen Tran
Mình chọn tập thể dục và thiền, sau đó sẽ ổn