Làm sao để kiểm soát tài chính, mức chi tiêu của bản thân để không dẫn đến tình trạng quá tay cho những món đồ vô ích?

  1. Đầu tư & Tài chính

Mỗi khi có lương về là mình hay chi tiêu rất nhiều cho những món đó trên các trang thương mại. Định mua 1 món này thôi nhưng dạo 1 lúc thì lại mua thêm nhiều thứ linh tinh khác, lúc đấy nghĩ sẽ cần thiết nhưng mua về thì lại không dùng đến nữa! Biết là phung phí nhưng mình chưa biết làm sao để giảm tình trạng này hết :((

Từ khóa: 

tài chính

,

quản lý tài chính cá nhân

,

chi tiêu

,

tiền

,

phân bổ chi tiêu

,

đầu tư & tài chính

Mình cũng gặp tình trạng tương tự như bạn. Sau một khoảng thời gian, mình đã tiết chế được (chứ vẫn chưa được hoàn toàn cắt giảm nhé😂😂😂), mình chia sẻ 1 số tips hi vọng có ích cho bạn.

- Ghi ra giấy thu nhập ổn định của bạn. Sau đó trừ ra chi tiêu cố định chính xác mỗi tháng(tiền điện, nước, thuê nhà, xăng, thức ăn thú cưng, tiền ăn sáng or cafe/trà sữa mỗi ngày của bạn). Tìm xem khoản chi nào có thể cắt giảm, cắt giảm được bao nhiêu. Phần cắt giảm được bạn hãy để nó như một phần thưởng. Ví dụ: bạn uống cafe mỗi ngày, 1 tháng hết 1tr, nếu bạn cắt giảm được chỉ còn 5 ngày/ tuần, bạn tiết kiệm được 300k. Tiền điện trung bình bạn phải trả 1tr, mà tháng này bạn chỉ trả 700k, tiết kiệm đựơc 300k. Hãy xem 300k đó là tiền thưởng, nếu không có cũng không sao.

- Xem xét các khoản chi linh hoạt nhưng tốn nhiều tiền như quần áo, mỹ phẩm, giày dép,.... Đặt mục tiêu cắt giảm những khoản này, nếu bạn không mua quần áo trong 1 tháng, bỏ vào tiền thưởng 300k.

-Còn lại mỗi ngày những chi phí phát sinh bắt buộc như sửa xe, tiền mừng đám cưới, khám chữa bệnh, quà sinh nhật... Ghi lại rõ ràng, nếu tháng đó không phải dùng bất cứ tiền gì cho phát sinh bắt buộc, bỏ vào tiền thưởng 300k

-Khi nhận được lương, bạn lập tức bỏ những khoản chi cố định ra trước. Xem xét lại khoảng tiền thưởng, có thể dùng nó cho việc mua 1 cái áo, món mỹ phẩm, một bữa ăn nhà hàng, đi spa hay sách, ... Hay dồn lại vào tháng sau để có phần thưởng lớn hơn. Phần còn lại bạn chia ra, 1 là tiết kiệm/ đầu tư, 1 phần là chi phí phát sinh bắt buộc.

-Số tiền thưởng đặt ra tùy thuộc vào nhu cầu tiết kiệm và mức lương của bạn. Và bạn phải phân lọai rõ được các khoản chi, có thể áp dụng thêm hình thức tự phạt nhưng đừng để nó làm bạn thấy áp lực quá. Thói quen được hình thành dễ hơn khi có sự khuyến khích.

Hi vọng giúp được bạn^^mình cũng đang trong quá trình thực hành và cố gắng thôi hiii.

Trả lời

Mình cũng gặp tình trạng tương tự như bạn. Sau một khoảng thời gian, mình đã tiết chế được (chứ vẫn chưa được hoàn toàn cắt giảm nhé😂😂😂), mình chia sẻ 1 số tips hi vọng có ích cho bạn.

- Ghi ra giấy thu nhập ổn định của bạn. Sau đó trừ ra chi tiêu cố định chính xác mỗi tháng(tiền điện, nước, thuê nhà, xăng, thức ăn thú cưng, tiền ăn sáng or cafe/trà sữa mỗi ngày của bạn). Tìm xem khoản chi nào có thể cắt giảm, cắt giảm được bao nhiêu. Phần cắt giảm được bạn hãy để nó như một phần thưởng. Ví dụ: bạn uống cafe mỗi ngày, 1 tháng hết 1tr, nếu bạn cắt giảm được chỉ còn 5 ngày/ tuần, bạn tiết kiệm được 300k. Tiền điện trung bình bạn phải trả 1tr, mà tháng này bạn chỉ trả 700k, tiết kiệm đựơc 300k. Hãy xem 300k đó là tiền thưởng, nếu không có cũng không sao.

- Xem xét các khoản chi linh hoạt nhưng tốn nhiều tiền như quần áo, mỹ phẩm, giày dép,.... Đặt mục tiêu cắt giảm những khoản này, nếu bạn không mua quần áo trong 1 tháng, bỏ vào tiền thưởng 300k.

-Còn lại mỗi ngày những chi phí phát sinh bắt buộc như sửa xe, tiền mừng đám cưới, khám chữa bệnh, quà sinh nhật... Ghi lại rõ ràng, nếu tháng đó không phải dùng bất cứ tiền gì cho phát sinh bắt buộc, bỏ vào tiền thưởng 300k

-Khi nhận được lương, bạn lập tức bỏ những khoản chi cố định ra trước. Xem xét lại khoảng tiền thưởng, có thể dùng nó cho việc mua 1 cái áo, món mỹ phẩm, một bữa ăn nhà hàng, đi spa hay sách, ... Hay dồn lại vào tháng sau để có phần thưởng lớn hơn. Phần còn lại bạn chia ra, 1 là tiết kiệm/ đầu tư, 1 phần là chi phí phát sinh bắt buộc.

-Số tiền thưởng đặt ra tùy thuộc vào nhu cầu tiết kiệm và mức lương của bạn. Và bạn phải phân lọai rõ được các khoản chi, có thể áp dụng thêm hình thức tự phạt nhưng đừng để nó làm bạn thấy áp lực quá. Thói quen được hình thành dễ hơn khi có sự khuyến khích.

Hi vọng giúp được bạn^^mình cũng đang trong quá trình thực hành và cố gắng thôi hiii.