Làm sao để kiềm chế bản thân mỗi khi nóng giận.?

  1. Kiến thức chung

Mình thường hay gặp phải vấn đề không kiềm chế được bản thân khi xảy ra tranh cãi. Cũng đã nhiều lần tự nhắc nhở bản thân rồi. Nhưng đâu lại vào đó. Mỗi khi bị stress thời gian dài hay gặp tranh cãi mình rất hay nổi nóng.
Từ khóa: 

kiến thức chung

Câu hỏi được gộp với Cách kiềm chế cơn giận hiệu quả?

Chào bạn, giận dữ là cảm xúc tự nhiên của con người ai cũng sẽ gặp phải. tuy nhiên mình nên biết cách tiết chế nó thì sẽ tốt hơn nhiều

Hít thở sâu

Hơi thở chậm không chỉ làm chậm nhịp tim mà còn làm cho bạn bình tĩnh hơn. Khi bạn đang ở trong tình trạng tức giận hỗn loạn, bạn nên thở thật sâu. Người ta khuyên rằng bạn nên hít thở sâu từ cơ hoành, không phải hít thở nông từ lồng ngực. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để điều chỉnh tâm trạng. Nhiều người đã cảm thấy khá hơn khi chọn loại hình thể dục chú ý đến cách thở như tập yoga

Trút giận lành mạnh

Thay vì kêu gào, la hét hay quát tháo, có rất nhiều cách giúp bạn trút sự tức giận mà không làm tổn thương chính mình về thể chất và tinh thần. Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được tình huống và cách nó tác động đến cảm xúc, nhưng bạn có thể kiểm soát cách mà bạn thể hiện nó như thế nào. Viết nhật ký là một trong những hoạt động có thể giúp ích cho việc này.

Viết nhật ký cho phép bạn sống chậm lại và suy nghĩ về cách thức bạn muốn đáp lại, vì vậy bạn sẽ đáp ứng chứ không phải là phản ứng lại. Bạn cũng nên thử nói chuyện với ai đó mà bạn tin tưởng bởi có thể họ sẽ tác động và giúp bạn bình tĩnh lại.

Nếu sự giận dữ của bạn vẫn tăng lên ngay cả khi bạn đã thực hiện các phương pháp kiểm soát, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Hơn nữa, bạn có thể tìm gặp các nhà trị liệu hoặc tham gia vào các lớp học và chương trình dành cho những người muốn kiểm soát sự giận dữ. Bạn nên nhắc nhở mình rằng yêu cầu được giúp đỡ không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối.

Đi đâu đó thật xa xả stresss

Hẳn là bạn sẽ không từ chối du lịch để trấn tĩnh bản thân đâu . Chúc bạn thành công

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/398602406612991900-1625540420.jpg
Trả lời

Chào bạn, giận dữ là cảm xúc tự nhiên của con người ai cũng sẽ gặp phải. tuy nhiên mình nên biết cách tiết chế nó thì sẽ tốt hơn nhiều

Hít thở sâu

Hơi thở chậm không chỉ làm chậm nhịp tim mà còn làm cho bạn bình tĩnh hơn. Khi bạn đang ở trong tình trạng tức giận hỗn loạn, bạn nên thở thật sâu. Người ta khuyên rằng bạn nên hít thở sâu từ cơ hoành, không phải hít thở nông từ lồng ngực. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để điều chỉnh tâm trạng. Nhiều người đã cảm thấy khá hơn khi chọn loại hình thể dục chú ý đến cách thở như tập yoga

Trút giận lành mạnh

Thay vì kêu gào, la hét hay quát tháo, có rất nhiều cách giúp bạn trút sự tức giận mà không làm tổn thương chính mình về thể chất và tinh thần. Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được tình huống và cách nó tác động đến cảm xúc, nhưng bạn có thể kiểm soát cách mà bạn thể hiện nó như thế nào. Viết nhật ký là một trong những hoạt động có thể giúp ích cho việc này.

Viết nhật ký cho phép bạn sống chậm lại và suy nghĩ về cách thức bạn muốn đáp lại, vì vậy bạn sẽ đáp ứng chứ không phải là phản ứng lại. Bạn cũng nên thử nói chuyện với ai đó mà bạn tin tưởng bởi có thể họ sẽ tác động và giúp bạn bình tĩnh lại.

Nếu sự giận dữ của bạn vẫn tăng lên ngay cả khi bạn đã thực hiện các phương pháp kiểm soát, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Hơn nữa, bạn có thể tìm gặp các nhà trị liệu hoặc tham gia vào các lớp học và chương trình dành cho những người muốn kiểm soát sự giận dữ. Bạn nên nhắc nhở mình rằng yêu cầu được giúp đỡ không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối.

Đi đâu đó thật xa xả stresss

Hẳn là bạn sẽ không từ chối du lịch để trấn tĩnh bản thân đâu . Chúc bạn thành công

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/398602406612991900-1625540420.jpg
Mình đồng ý với quan điểm bạn @Cao Trung Thành là không nên kiềm chế cơn giận. Nhưng khác với bạn ý là xả bớt hơi để bóng xẹp thì cách mình thực hành là mình cho bóng nổ luôn 😛 Làm thế để giải quyết tận gốc tâm sân cần kích cho cảm thọ khó chịu đi vượt qua giới hạn cuối cùng. Như một vụ nổ của một ngôi sao bị nén trong vũ trụ vậy, bạn có thể xả cơn giận tức thời nhưng sức mạnh của nó sẽ bị nén lại, sớm muộn gì khi đủ năng lượng nó cũng phát nổ. Vậy cho nó nổ luôn để giải phóng hết năng lượng và xem điều kì diệu sẽ tới sau vụ nổ. Lưu ý là nên thực hành khi chỉ có một mình và với các kĩ thuật an toàn như qua thiền định, hoặc tập thể thao/lao động cường độ cao để tránh gây thương tổn cho người khác.

Giận giữ thì ai cũng có thôi , vì chúng ta mỗi ngày tiếp xúc với bên ngoài thì phải có phản ứng chứ . Trong đạo Phật gọi nó là tâm SI , tức cảm giác khó chịu . Đó là CẢM GIÁC ở tâm do các giác quan : mắt , mũi tai , lưỡi thân và ý tiếp xúc với CẢNH bên ngoài . Tối ưu nhất là GHI NHẬN cảm giác đó rồi tự nó sẽ biến mất . Đó là quy luật vô thường trong nhà pHật , mọi thứ không có gì là mãi mãi , đều biến đổi . Nghe có vẻ khó hiểu nhưng đa phần ta thường không kiểm soát nổi mà chút giận cho ai đó không phải chúng ta . Nhưng thực sự đó chỉ là CẢM GIÁC của ta mà thôi . Theo mình , khi gặp tức giận . Hãy im lặng khoảng 10 giây trước khi nói và GHI NHẬN cảm xúc chân thật của mình ngay tại đó , Không cần phải kìm nén hay chịu đựng vì nó chỉ sinh ra bất toại nguyện gây khổ hơn thôthôi

Đừng cố kiềm chế, nó chỉ làm mọi thứ tệ hơn mà thôi. Tất cả chỉ là cái cớ để đổ hết cho sự giận dữ. Bạn càn học cách đối mặt với chính bản thân. Sự cáu giận nó sẽ chín chắn và đúng lúc hơn

em cứ tức giận chỉ là không làm tổn thương cho ai nữa. Tránh tác nhân dẫn đến giận dữ như đặt kỳ vọng cao hoặc tranh luận với những người cứng đầu

Chào bạn !!!

Kiềm chế cơn giận nào có khó chi, hy vọng những gì mình chia sẻ sau đây sẽ có đôi phần hữu ích với mọi người, trước nhất, chúng ta cần làm rõ cái HẠI của cơn giận chút nha, vì biết nó có hại NHƯ THẾ NÀO, chúng ta càng có thêm động lực để tránh xa nó :

- Giữ CƠN GIẬN trong lòng giống như bạn từ từ uống ly thuốc chuột mà mong đứa mình ghét chết bê bết vậy đó.

- Giữ CƠN GIẬN trong lòng là bạn đang kích hoạt khả năng biến hình, biến ra cái thứ gì mà, không giống bạn thường ngày ( cái này chúng ta hỏi những người chứng kiến là biết ngay azz :D )

- Giữ CƠN GiẬN trong lòng là bạn đang nuôi mầm mống của kẻ xấu, tên tồi tệ, hay thậm chí là ác quỷ, tương lai về lâu dài tuyệt đối chỉ có tệ đi, vì nhiều mối hận thù thường sâu hằn theo năm tháng.

- Giữ CƠN GiẬN trong lòng là bạn đang hại tới những người yêu quí bạn. Giận cá chém thớt là một vấn đề, rắc rối khác, là vì cơn giận của bạn mà đôi khi họ cũng giận lây, sự đồng cảm tiêu cực, và ... bạn đang gieo giống khá tốt, hạt giống của sự xấu xa.

Cơ bản vậy thôi, còn chi tiết ra thì ... gõ hoài không hết !!! Giờ mình lết đến phần giải pháp nè, và xin nói trước, chúng ta là con người ... cảm xúc là bản thể không tách rời, nên mình không khuyến khích việc kìm nén, né tránh hay tự kỷ ám thị ( phương pháp chủ động điều hướng tư duy ), đó là những cách tức thời, không mang tính bền vững.

01. TRI THỨC : đầu tiên phải là : Tri thức, những ý mình text ở trên là một xíu tri thức, và chỉ cần hiểu rõ chúng thôi là chúng ta đã lợi hại tới mức nào rồi ??? Có đủ tri thức để đạt tới ngưỡng, bạn ... sẽ giống như BẠN, còn kẻ làm bạn giận, giống như con kiến, bạn có để ý con kiến nó chửi gì bạn không :D. Nhưng cái lợi hại nhất của tri thức, đó là đôi khi nó khiến bạn thực sự cảm thấy cần phải cảm ơn cái đứa làm bạn giận ( vì trái quan điểm, vì trách cứ, vì đổ lỗi, vì cạnh tranh bẩn, vì ... nó ghét bạn ... ). Những kẻ đấy là một trong 05 người thầy của bạn đó.

02. MỤC TIÊU : Se sẻ sao hiểu chí Đại bàng, cứ nhắm mục tiêu chân chính mà hướng tới, thời gian một kiếp sống là có hạn, hãy duy ý chí một điều :" có cái ĐÁNG và KHÔNG đáng ". Người kiên định mục tiêu là người rất LỢI HẠI ( một ví dụ theo hướng tiêu cực là : bạn hãy thử đi tranh luận với những đứa cãi cùn mà xem, chúng rất ... lợi hại :D )

03. Ráng kiếm được một người BẠN, người THẦY chân chính : HỌ sẽ giúp bạn đi đúng những con đường như trên, chúng ta được quyền xin trợ giúp mà, tại sao lại phải chịu đựng một mình như vậy !!! :D . Đặc biệt diều này còn tốt cho cả người BẠN, người THẦY chân chính đó, vì họ giúp được bạn là HỌ đã giúp được chính mình.

***

Chúc anh chị em vững tâm mà tiến !!!

- Mình là một người đã từng nóng giận rất nhiều, chỉ cần làm sai ý mình hoặc mình muốn nhờ ai đấy làm một việc gì mà người đấy không làm hoặc trái ý mình thì mình lúc đó sẽ điên lên và cãi nhau chửi bới với người đó.
- Mình cũng hay đọc sách và tìm hiểu và biết được là nóng giận thực sự không tốt cho sức khỏe và tinh thần. Đặc biệt đối với Đạo Phật thì Tham, Sân, Si là tam độc, ba cái khổ con người đang mắc phải. Khi nào giải thoát khỏi ba độc trên con người mới được giải thoát. Sân hận còn được ví như ngọn lửa thiêu đốt tâm hồn con người.
- Sau mỗi lần sân hận hay nóng giận thì mình cảm thấy mình già hơn, tâm trạng đi xuống hơn và đặc biệt mỗi lần tức giận thì cau có, chửi rủa xong đã đành, cái khổ là sự tức giận nó cứ ở trong suy nghĩ, tâm trí khiến mình làm việc gì cũng không trọn vẹn được.
GIẢI PHÁP: Mình thấy không nên kiềm chế cơn giận vì khi kiềm chế thì cơn giận vẫn còn ở trong tâm trí và kiềm chế thì cũng có giới hạn giống như 1 quả bóng, nếu đạt quá giới hạn thì nó sẽ nổ tung. Vậy muốn quả bóng không nổ thì chỉ có cách rút bớt hơi là đơn giản nhất, nên buông xả và không nên bám vào cơn giận nữa. Mỗi lần chuẩn bị tức giận thì hãy nghĩ đến hậu quả là hại cả người lẫn hại mình, nóng giận thì tâm trí bị che mờ không nhìn được sự vật sự việc như bản chất thật cùa nó, ngồi tập trung hít thở và buông xả cơn giận đi.

Mình chỉ đặt câu hỏi? Ủa tại sao lại giận? Giận để được gì? Giận có ăn được không có giúp ích gì không? Có 1 người đàn ông lên chùa hỏi sư trụ trì thầy ơi con thường hay nóng giận lắm thầy có cách nào sửa giúp con... Vị sư bảo ta sẽ sửa giúp con đâu đem ra đây để ta sửa? Người đàn ông bảo không đem ra được? Vì bây giờ con không có nóng giận. Vị sư bảo vậy nó đâu phải của con nếu là của con thì còn muốn lấy ra giờ nào chẳng được vậy nó đến từ đâu? Và tại sao con phải làm nô lệ của nó.....

Thử đi làm việc nhà:)) Hít thở hay là nghe nhạc xem sao...

Bạn đọc cuốn Giận của thầy Thích Nhất Hạnh, coi cơn giận là một phần của cơ thể, yêu thương và chấp nhận nó, nói chung chỉ khi ta giải nghĩa và chấp nhận mọi thứ còn hạn chế của mình thì ta mới chế ngự và nhanh chóng bỏ qua nó được bạn ạ.