Làm sao để không sợ sinh con?

  1. Sức khoẻ

Mình là nữ nay đã 26 tuổi rồi, mình và bạn trai cũng đã quen nhau được 3 năm và thời gian gần đây anh cũng hay nhắc đến chuyện kết hôn. Mình cũng thực sự muốn 2 đứa về chung một nhà và biết rằng anh cũng mong muốn có một gia đình nhỏ. Đặc biệt vì anh là con trưởng, mẹ anh rất thích có cháu nên bố mẹ bên đó cũng hay nhắc nhở 2 đứa chuyện kết hôn rồi sớm sinh.

Tuy nhiên không hiểu sao mình cứ thấy cảm giác sợ sinh con, dù ai cũng nói đó là một điều hạnh phúc của phụ nữ. Mình cứ hay tưởng tượng đến những trường hợp xấu xảy ra. Hi vọng được lắng nghe giải đáp từ mọi người. 

Từ khóa: 

sức khoẻ

-Một chút lo lắng cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu lo lắng nhiều quá thì cũng đáng lo ngại. Bởi vì:

+Quá lo lắng về việc sinh con sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
 

+Nếu lo lắng liên tục bạn sẽ không thể suy nghĩ thêm được gì khác.
 

+Lo lắng quá dễ gây ra rối loạn giấc ngủ, gặp ác mộng, tỉnh giấc giữa chừng và không thể ngủ lại được.
 

+Quá căng thẳng cũng khiến bạn ăn không ngon.
 

+Không hào hứng với việc mang thai và không có sự chia sẻ tình cảm với bé.
 

+Cảm giác giận dỗi đối với bé hoặc chồng...

-Một số phụ nữ quá lo lắng về việc sinh con và được chẩn đoán là mắc hội chứng sợ sinh con hay còn gọi là Tocophobia (từ nguồn gốc Hy Lạp Tocos = sinh + phobia = ám ảnh sợ hãi). Ước tính có khoảng 6-10% phụ nữ bị mắc hội chứng này.

-Vậy làm thế nào để bản thân có thể thoải mái khi sinh con ?

Chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ giảm bớt lo lắng trong mang thai, để tâm lí mong muốn sinh con > sự sợ hãi. Đồng thời cũng nên:

+Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những lo lắng của bạn và họ sẽ giúp bạn vượt qua những lo lắng đó.
 

+Chia sẻ nỗi lo lắng của bạn với chồng, người thân và bạn bè. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giúp bạn thấy thỏai mái hơn.
 

+Tránh nghe những câu chuyện không hay về sinh nở.
 

+Lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống ngoài dự kiến. Hãy nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát hòan toàn khi chuyển dạ và sinh con mà các bác sĩ sẽ giúp bạn việc đó.
 

+Tham dự các lớp bổ sung kiến thức về sinh sản.
 

+Tin tưởng vào bác sĩ. Họ có hệ thống và quy trình để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé.
 

+Đừng ngại đặt câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy bối rối, không chắc chắn, sợ hãi hay lo lắng thì hãy chia sẻ điều đó với nữ hộ sinh / bác sĩ sản khoa. Cảm giác căng thẳng sẽ khiến bạn không thoải mái khi sinh nở.
 

+Tìm hiểu thông tin về chuyển dạ, sinh con, chọn cách giảm đau và phục hồi sau khi sinh.
 

+Tham gia các lớp thư giãn như yoga, thư giãn cơ bắp, tham gia giáo dục, thiền định và mát-xa.
 

+Luôn nhớ rằng sinh con là chuyện bình thường, và nó đang diễn ra hàng ngày với mọi người. Mặc dù với cá nhân kinh nghiệm là giới hạn nhưng với cả quá trình thì chuyện đó hoàn toàn thông thường.


=>> Vậy nên chị đừng lo lắng quá về vấn đề này nhé, nỗi lo nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, có kế hoạch kĩ lưỡng thì không sao đâu.

*Ghi chú: Câu trả lời có sự tham khảo nhiều nguồn:

Sách tham khảo: Kỹ năng sinh con – các kỹ thuật kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ và sinh con Juju Sundin và Sarah Murdoch Arena: Allen & Unwin (2007).

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm "Một số biện pháp giảm đau khi sinh" thì có thể đọc toàn bộ bài viết: 

Hy vọng nó có thể phần nào giúp ích được vấn đề của chị. E là nam nên không rành, rõ việc này.

Trả lời

-Một chút lo lắng cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu lo lắng nhiều quá thì cũng đáng lo ngại. Bởi vì:

+Quá lo lắng về việc sinh con sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
 

+Nếu lo lắng liên tục bạn sẽ không thể suy nghĩ thêm được gì khác.
 

+Lo lắng quá dễ gây ra rối loạn giấc ngủ, gặp ác mộng, tỉnh giấc giữa chừng và không thể ngủ lại được.
 

+Quá căng thẳng cũng khiến bạn ăn không ngon.
 

+Không hào hứng với việc mang thai và không có sự chia sẻ tình cảm với bé.
 

+Cảm giác giận dỗi đối với bé hoặc chồng...

-Một số phụ nữ quá lo lắng về việc sinh con và được chẩn đoán là mắc hội chứng sợ sinh con hay còn gọi là Tocophobia (từ nguồn gốc Hy Lạp Tocos = sinh + phobia = ám ảnh sợ hãi). Ước tính có khoảng 6-10% phụ nữ bị mắc hội chứng này.

-Vậy làm thế nào để bản thân có thể thoải mái khi sinh con ?

Chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ giảm bớt lo lắng trong mang thai, để tâm lí mong muốn sinh con > sự sợ hãi. Đồng thời cũng nên:

+Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những lo lắng của bạn và họ sẽ giúp bạn vượt qua những lo lắng đó.
 

+Chia sẻ nỗi lo lắng của bạn với chồng, người thân và bạn bè. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giúp bạn thấy thỏai mái hơn.
 

+Tránh nghe những câu chuyện không hay về sinh nở.
 

+Lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống ngoài dự kiến. Hãy nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát hòan toàn khi chuyển dạ và sinh con mà các bác sĩ sẽ giúp bạn việc đó.
 

+Tham dự các lớp bổ sung kiến thức về sinh sản.
 

+Tin tưởng vào bác sĩ. Họ có hệ thống và quy trình để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé.
 

+Đừng ngại đặt câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy bối rối, không chắc chắn, sợ hãi hay lo lắng thì hãy chia sẻ điều đó với nữ hộ sinh / bác sĩ sản khoa. Cảm giác căng thẳng sẽ khiến bạn không thoải mái khi sinh nở.
 

+Tìm hiểu thông tin về chuyển dạ, sinh con, chọn cách giảm đau và phục hồi sau khi sinh.
 

+Tham gia các lớp thư giãn như yoga, thư giãn cơ bắp, tham gia giáo dục, thiền định và mát-xa.
 

+Luôn nhớ rằng sinh con là chuyện bình thường, và nó đang diễn ra hàng ngày với mọi người. Mặc dù với cá nhân kinh nghiệm là giới hạn nhưng với cả quá trình thì chuyện đó hoàn toàn thông thường.


=>> Vậy nên chị đừng lo lắng quá về vấn đề này nhé, nỗi lo nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, có kế hoạch kĩ lưỡng thì không sao đâu.

*Ghi chú: Câu trả lời có sự tham khảo nhiều nguồn:

Sách tham khảo: Kỹ năng sinh con – các kỹ thuật kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ và sinh con Juju Sundin và Sarah Murdoch Arena: Allen & Unwin (2007).

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm "Một số biện pháp giảm đau khi sinh" thì có thể đọc toàn bộ bài viết: 

Hy vọng nó có thể phần nào giúp ích được vấn đề của chị. E là nam nên không rành, rõ việc này.

Mình là nam nên mình chưa và chắc là ko thể hiểu cảm giác sinh nó thế nào. Nhưng thế giới này có 6-7 tỷ người. Hằng ngày có cả triệu em bé ra đời. Việc sinh nở cũng là điều mà tổ tiên chúng ta, mẹ chúng ta đã trải qua. Nên nó không quá đáng sợ đâu. Ngày nay, nếu bạn không theo các kiểu "thuận tự nhiên" thì việc sinh nở an toàn hơn rất nhiều so với thời xưa. Và tính ra an toàn hơn so với các loài vật trong tự nhiên rất nhiều. Vậy thì tại sao bạn lại sợ phải tận hưởng niềm vui thiêng liêng của việc làm mẹ chứ. Chúc 2 bạn hạnh phúc, và có những em bé thật thông minh, khỏe mạnh nhé. 😉😉

Bạn có phải là con út hay không? Theo mình sinh con là một việc trọng đại. Bạn không nên sinh theo yêu cầu của bố mẹ, mà nên chuẩn bị tốt, sẵn sàng về sức khoẻ, tinh thần, đặc biệt là kinh tế, và thời gian cho bé bạn nhé.


Theo quan điểm của mình tuổi 2x sinh con là tốt cho sức khoẻ sinh sản của cả mẹ và bé. Tuy vậy, nó sẽ phù hợp với bối cảnh Việt Nam của 15-20 về trước, hiện nó không quá phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay. Ở các nước phương tây độ tuổi kết hôn và sinh con thường là 3x. Vì tuổi 2x họ phải dành nhiều nỗ lực cho việc học tập, tạo dựng sự nghiệp. Y tế và chăm sóc sức khoẻ hiện nay đã tốt hơn xưa nhiều nên việc sinh con ở tuổi 3x hay 4x cũng không quá khó khăn nguy hiểm như trước kia.

Lựa chọn hãy là của bạn, bạn nhé.👨🏻‍⚕️

gắng cai thiện thật tốt sức khỏe của bản thân và khám sang- loc. đầy đủ các bệnh , hoặc các biến chứng có thể xảy đến khi mang bầu , mong bạn tìm được sự an tâm hơn khi đọc được đôi dòng này

Các biện pháp tránh thai tự nhiên có rất nhiều mà không hại sức khỏe như chế độ dinh dưỡng, luyện tập ... nhưng nếu chỉ 1 phái thì hơi khó