Làm sao để không ngạo mạn khi nói chuyện với người khác nhưng vẫn muốn thể hiện bản thân?
Khi mình có cái tài năng hơn người khác mình thường nói chuyện với họ với thái độ ngạo mạn, khinh thường dù biết đấy là xấu nhưng mình vẫn cứ chứng nào tật đấy thôi 😞 làm sao để giảm bớt cái kiêu ngạo đấy xuống mà vẫn thể hiện được bản thân ạ?
kỹ năng mềm
Câu hỏi được gộp với Làm sao để bớt tự cao?
Vào Noron.vn nhiều, tăng hiểu biết thì sẽ hiểu rõ bản thân, hiểu rõ thế giới. Khi đó tự khắc sẽ bớt tự cao. Thật đấy!
Bậc đại trí nhược ngu (ảnh Internet)
Ban đầu khi mới biết 1 xíu, người ta thường kiêu ngạo, càng hiểu biết, sẽ càng khiêm tốn, tôn trọng mọi người. Các bậc thánh nhân thường rất "bình phàm", đúng như câu: đại trí nhược ngu.
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Lê Minh Hưng
Vào Noron.vn nhiều, tăng hiểu biết thì sẽ hiểu rõ bản thân, hiểu rõ thế giới. Khi đó tự khắc sẽ bớt tự cao. Thật đấy!
Bậc đại trí nhược ngu (ảnh Internet)
Ban đầu khi mới biết 1 xíu, người ta thường kiêu ngạo, càng hiểu biết, sẽ càng khiêm tốn, tôn trọng mọi người. Các bậc thánh nhân thường rất "bình phàm", đúng như câu: đại trí nhược ngu.
Người dùng Noron
Tự cao thường đồng nghĩa với tự khen ngợi và tự coi trọng bản thân mình. Những: Anh Chị cả, Giáo sư, người có tài năng đặt biệt, người của công chúng ect., thường hay bị "tự cao" hành hạ.
Tự cao thường khiến bạn đối diện nhiều áp lực sáng tạo gấp bội để giữ vị thế "hơn những người khác", đây cũng là điều tích cực của người mang tính tự cao.
Có một bất ngờ là: Người "tự cao" thường hay bị tâm phục khẩu phục bởi người "hiểu biết lại khiêm nhường" nhất, bình thường nhất. Cho nên, bạn có thể đã chịu nhiều thiệt thòi, cả điều tiếng và những comments tiêu cực về mình.
Như vậy, làm sao để bớt tự cao? Chắc không phải là chuyện dễ làm trong một sớm một chiều. Cho dù là dễ, chắc gì bạn chịu lắng nghe "tôm tép"! Có lẽ, thời gian là liều thuốc biến đổi hiệu nghiệm nhất để chính tự cao bước xuống làm người khiêm tốn.
Mình có đọc vài bài nói về cách thay đổi tính tự cao. Tất cả chỉ là lý thuyết! Rất may...Bạn đã nhận chân ra. Là người tự cao, ắt hẳn bạn đã biết và đang âm thầm khắc phục để thay đổi.
Chúc bạn thành công. 😃
Lê Minh Hưng
Tại sao bạn nghĩ rằng mình cần phải bớt tự cao? Nếu bạn là người cao ngạo, hãy cứ tiếp tục là người cao ngạo !!! Với nhiều người, tin tưởng vào bản thân đã là một điều xa xỉ. Nhìn họ, tôi chỉ mong họ có thể có chút ngạo mạn, kiêu hãnh về bản thân. Bởi vì khi bản thân mình còn không tin tưởng chính mình, thì đừng mong thế giới sẽ tin bạn.
Người ta vẫn thường lấy lý do rằng nếu cái tôi quá lớn khiến bạn học hỏi lắng nghe kém hơn. Điều đó có vẻ rất đúng, nhưng trong việc học thì yếu tố quan trọng nhất là tự học. Học từ chính trải nghiệm thất bại, thành công của bản thân mình, học để hiểu mình là quan trọng nhất. Trí tuệ đám đông vốn rất thấp!!! Những người dẫn đầu mà lắng nghe người khác thì họ biết đi đâu?
Hoàn thiện bản thân không phải là thay đổi thành phiên bản hoàn toàn khác.
Mỗi người là một dạng thức tính cách khác nhau. có người là kiểu hình vuông, có người kiểu tam giác, có người là hình tròn. Nó thể hiện bản chất tính cách của họ.
Các loại hình tính cách
Hoàn thiện bản thân, chỉ đơn giản là chúng ta mài giũa bản thân cho bớt góc cạnh, bớt làm đau những người khác và chính bản thân mình. Nếu bạn là hình vuông, thì vẫn sẽ là hình vuông, nhưng được bo góc. Một người tự cao thì mãi mãi sẽ là người tự cao, chỉ là mình biết mình giỏi, và thiên hạ cũng giỏi, mình là nhất, nhưng người khác cũng là nhất ở một môn khác, một thời điểm khác.
Tự cao có rất nhiều điểm tốt:
Trong các nấc thang năng lượng, thì kiêu ngạo là một mức năng lượng ở mức trung bình khá. Chắc chắn nó tốt hơn việc tự tin, xấu hổ, đau khổ dằn vặt. Tự tin, kiêu ngạo là bước đầu tiên cần thiết để một người mạnh dạn chấp nhận thử thách, dấn thân, vượt ra khỏi vùng an toàn.
Kiêu ngạo khiến một người lắng nghe ít đi, nhưng cũng nhờ thế mà tập trung hơn, cắm đầu cắm cổ vào làm, kiên trì hơn, và điều đó trong nhiều trường hợp sẽ rất tốt để đạt được kết quả hay chí ít là đạt được một điều gì đó.
Rồi cuộc đời sẽ dạy cho bạn bớt tự cao
Mình vẫn thường nói tuổi trẻ hãy cứ kiêu ngạo khi còn có thể. Rồi cuộc đời sẽ đập cho bạn bầm dập, mài cho bạn vỡ nát, mang tới cho bạn vô vàn thất bại đến bẽ bàng. Thế nên khi còn góc cạnh, khi còn có thể chiến đấu được, còn tin tưởng bản thân, còn cho mình là giỏi, là nhất thì hãy cảm thấy may mắn.
Yên tâm rồi bạn sẽ sớm nhận ra mình chẳng nguy hiểm đến thế, giữa xã hội rộng lớn đầy cạnh tranh này. Và trong bánh quay lịch sử vĩ đại có mấy người có thể tạo ra điểm nhấn, nếu có thể sống tự tin, đầy bản sắc, thật hào hùng thì còn gì tuyệt vời hơn.
Nếu không cao ngạo liệu có Quang Hải?
Nguyễn Lê
Tui Tên Chin
Lãng Đãng
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mỗi người đều có thời điểm của riêng mình, và trong tình huống này của bạn, thời gian sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm "càng cao ngã càng đau", dù bạn có mong muốn hay không.
Con người sẽ không thể dễ dàng tự thay đổi mà cần phải trải qua một vài biến cố nhất định.
Mình chúc bạn học được bài học ấy chỉ một lần thôi, bạn nhé.
Hideki
Lý do khiến người ta tự cao thường là vì người ta chưa đủ giỏi, chưa đủ mạnh, hay chưa đủ lớn. Người chột sống ở xứ mù thì đương nhiên thấy mình vĩ đại.
Tôi muốn kể hai mẩu chuyện nhỏ. Đầu tiên là chuyện về bạn học của anh trai của thầy tôi. Thầy tôi kể anh trai của thầy học giỏi có tiếng, nhưng lúc nào người bạn ấy cũng hơn anh thầy một chút. Chẳng hạn, nếu người giỏi nhất trong số còn lại được 9.5, thì người đó sẽ được 10. Lúc nào anh ta cũng suy nghĩ xa hơn người khác. Đó là chuyện của bảy tám chục năm trước rồi. Người đó sinh ra ở Lào hay Campuchia gì đó, và xếp thứ nhất từ nhỏ đến lớn. Vì việc học của anh ta mà bố mẹ anh ta đã chuyển về Việt Nam, nơi có trường tốt nhất xứ thuộc địa Đông Dương. Khi kể chuyện, thầy tôi nói đại ý thế này: Học mà lúc nào cũng xếp thứ nhất thì còn học ở đó làm gì. Hiểu đơn giản là người ta cần tìm nơi phù hợp hơn với bản thân, không nên chôn vùi tài năng của mình ở chỗ mà chẳng có ai bằng mình. Người thầy tôi kể tên là Phạm Ngọc Toàn. Về sau ông ta sang Pháp và trở thành Tổng công trình sư Airbus. (Tôi cố gắng google cái tên này nhưng không thấy, có lẽ ông ta đã dùng tên khác khi ở Pháp. Dù thế nào thì câu chuyện về ông cũng là một bài học có giá trị.)
Mẩu chuyện thứ hai, tôi đã từng kể trên Noron. Có một võ sỹ rất mạnh, anh ta gần như luôn chiến thắng và tỏ ra kiêu ngạo về điều đó. Một hôm Aesop hỏi anh ta: "Có phải anh luôn chiến thắng những đối thủ mạnh hơn anh không?" Anh ta đáp: "Làm gì có chuyện đó, ta là kẻ mạnh nhất." Khi ấy Aesop bảo: "Anh thắng những kẻ yếu hơn anh là chuyện đương nhiên, chẳng có gì đáng lên mặt." Kể từ đó võ sỹ này bớt kiêu căng.
Có thể là bạn đã thấy, sự kiêu ngạo liên quan nhiều đến góc nhìn hơn là tính cách. Tất cả chúng ta sống trong một thế giới mà nếu bạn nhìn xuống thì có vô số người kém bạn, nhưng nếu bạn nhìn lên thì cũng sẽ thấy vô số người hơn bạn. Nếu bạn chỉ quen nhìn xuống, thì bạn sẽ không thể đi lên được. Người ta không thể bước đi trên con đường mà người ta không nhìn thấy, thế thôi.
Nếu bạn chưa phải là tỷ phú đô la, hay nếu bạn chưa giỏi đến mức giải được mấy bài toán thiên niên kỷ, chưa phá được các kỷ lục thế giới, thì chúc mừng, bạn có lý do để thấy rằng tự cao là một việc lố bịch. Nếu bạn thật sự là giỏi nhất thế giới rồi, thì bạn vẫn còn có thể giỏi hơn. Bạn đánh cờ vô địch thế giới, rồi máy vẫn đánh bại bạn. Cái máy đó, lại sẽ bị những cái máy khác với phần mềm mới hơn đánh bại. Bạn đoạt giải Nobel, rồi sẽ lại có những vấn đề lớn hơn vấn đề mà bạn đã giải quyết, và rồi sẽ có những người khác giải quyết nó. Tóm lại, kiêu ngạo là một thứ lúc nào cũng không cần thiết. Thường nó làm người kém bạn thấy ghét, và người hơn bạn coi thường, hoặc là họ chẳng thèm để tâm đến bạn.
Nếu bạn chắc chắn là trong cái giếng của mình bạn là nhất và quyết phải tỏ ra tự cao, thì đấy cũng chẳng phải là một lỗi lầm, cứ làm thế đi nếu bạn thích, chúng ta có quyền tự do mà. Nhưng thay vì kiêu ngạo vô lối, hãy làm việc gì đó có ích, và chứng minh là chí ít thì cũng có một vài cơ sở cho sự kiêu ngạo ấy. Bạn có thể dùng tài năng của mình để tạo công ăn việc làm cho tôm cua cá xung quanh, làm cho cái giếng của bạn giàu đẹp hơn, sánh vai cùng những cái giếng khác, chẳng hạn. Nếu không có thành tựu gì, không giúp đỡ được cho ai, mà vẫn có thể tự cao được, thì đó đơn giản là điên rồ.
Dù sao thì, người chột biết mình không phải là vua khi đến xứ sở của những người sáng mắt. Con ếch không còn là con ếch khi nó nhảy được ra khỏi giếng. Bạn có thể đặt được câu hỏi làm thế nào để hết tự cao, thì bệnh của bạn vẫn còn chữa được. Liều thuốc cho ngạo mạn là sự nỗ lực để vươn đến những tầm cao có thể khiến cho ngạo mạn trở thành vô nghĩa. Thế giới của bạn càng lớn, thì bạn càng thấy mình nhỏ lại. Xin hãy nhớ, sông càng sâu càng chảy lặng, lúa khi chín thì cúi đầu.
Chúc bạn may mắn.
Đây là dòng sông gần nơi tôi sống, sông không sâu nhưng rất đẹp :)
Solitary
Tôi nghĩ là đủ va vấp, ngã đủ nhiều, đau đủ lượng thì sẽ tự mình hạ mình xuống, càng hiểu biết ít thì càng tự cao nhưng càng hiểu ngoài kia thật sự có nhiều nhân tài thì cái tôi cũng hạ xuống.
Thêm một cái nữa là có thể đọc, có thể học, có thể xem những tấm gương, những vĩ nhân bên ngoài ra sao, tiếp xúc với một người có nhiều điều nổi trội hơn mình, học hỏi từ họ cũng là một cách để mình soi gương chỉnh mình bạn ạ.
Myhangu
Nếu bạn giỏi thật thì bạn cứ tự cho mình cao cũng không sao. Nhưng hãy thể hiện sự giỏi giang đó ra ngoài với biểu hiện thái độ điềm tĩnh, hòa nhã, nhẹ nhàng. Đừng thể hiện quan điểm một cách gay gắt, cộc lốc...hoặc đi kèm chê người khác kém. Nó thiên về giao tiếp. Nếu bạn giỏi thật thì chắc học giao tiếp và ứng dụng cũng nhanh ^^
Lúc bạn thể hiện bên ngoài như thế, bên trong có kiêu ngạo hay tự cao vỗ ngực cũng không sao, không ai biết và cũng không quan trọng đâu ạ. :D
Chúc bạn giỏi hơn và "cao" hơn ở mọi mặt. ^^