Làm sao để khéo léo hơn trong ứng xử?
Mình có một vấn đề thường hay mắc phải là cứ vội vội vàng vàng, rất dễ mất bình tĩnh khi giao tiếp. Vậy nên đôi khi những lời mình nói ra mình không thể kiểm soát được ;(((
kỹ năng mềm
Trong môi trường công việc, xã giao,... sự khéo léo, tinh tế khi giao tiếp với người khác, dù đó là cấp trên, cấp dưới hay đồng nghiệp luôn cần thiết. Bởi cách giao tiếp chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho chính bạn, giúp bạn giảm thiểu rắc rối, xây dựng được sự tin cậy của những người xung quanh.
Dù bạn làm việc trong môi trường như thế nào, thời điểm nào thì 6 bí quyết sau đây cũng thích hợp để bạn học hỏi và áp dụng.
1. Chỉ nói những điều chắc chắn và cần thiết (nói tắt: "suy nghĩ kĩ trước khi mở miệng phát ngôn"):
Chỉ những điều mình chắc chắn hiểu, biết rõ ràng, cụ thể và cần thiết cho công việc thì nên nói, còn không thì nên “im lặng là vàng”. Tuyệt đối tránh trở thành những người buôn chuyện, nghe, biết mơ hồ nhưng lại phát biểu như đó là sự thật. Không nên có cách nói kiểu lấp lửng “Hình như là”, “Tôi đoán là”, “Chắc là…” và rồi thêm ý kiến chủ quan không có cơ sở của mình vào đó. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của người khác khi một sự việc được bóp méo sai lệch vấn đề dù vô tình hay cố ý.
Chưa kể, nói chuyện với người “hay dự đoán” sẽ gây ra cho đồng nghiệp cảm giác thiếu độ tin cậy và làm cho ý kiến của bạn không có giá trị. Do đó, người thông minh chỉ phát biểu những điều chắc chắn, có cơ sở rõ ràng và tin cậy, Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng trang website việc làm
Người ta thường nói câu:"Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" là câu châm ngôn bất diệt không bao giờ sai dù bất kì thời kì nào, nếu bạn phát ngôn mà thiếu sự suy nghĩ như lúc bản tính bạn đang quá cáu gắt thì chính bản thân bạn sẽ tự hại bạn:"miệng nhanh hơn não", nếu trong môi trường việc làm mà bạn giao tiếp không chuẩn mực sẽ rất dễ bị sếp trên ghét thậm chí có quyền sa thải bạn với thái độ "chả xem ai ra gì". Nên miệng nhiều khi khôn khéo cũng khiến cho bạn "MỘT BƯỚC LÊN TIÊN", nhớ kĩ nhé.
2. Tôn trọng quan điểm của người khác:
Trong khi tranh luận, ai cũng muốn thể hiện quan điểm của mình và được mọi người ghi nhận. Tuy nhiên, đừng quên lắng nghe và coi trọng ý kiến của người khác. Đây cũng chính là cách giao tiếp khéo léo mà bạn nên nhớ để ứng xử.
Nếu có quan điểm trái ngược, tốt nhất là phân tích cụ thể dựa trên các luận điểm khách quan để thuyết phục đối phương. Không tranh cãi gay gắt hơn thua làm cho tình hình tệ đi, ảnh hưởng đến người khác và cả chính bạn.
3. Hiểu về tâm lí trong giao tiếp:
Những người có khả năng thấu hiểu, nhạy cảm, nắm bắt được tâm lí của người khác và ứng xử khéo léo tùy theo tình hình thì sẽ dễ đạt được mục đích. Hiểu tâm lí người khác chính là chìa khóa thành công vì nhận được sự hài lòng của mọi người.
Nắm bắt tâm lí người khác giúp bạn điều chỉnh kịp thời được lời nói và hành vi phù hợp, tạo ra cảm xúc tốt trong giao tiếp của bạn và đối tác.
4. Dùng ngôn từ tích cực:
Thêm một cách giao tiếp khéo léo mà bạn không thể bỏ qua là sử dụng ngôn ngữ tích cực. Những ngôn từ tiêu cực thể hiện sự bất mãn, thất vọng hay cách nói năng thô lỗ sẽ tác động đến trạng thái tâm lí không chỉ cho chính bạn mà còn ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh. Khi bạn dùng từ ngữ thể hiện sự than vãn, phàn nàn, chỉ trích và lên án người khác thì những năng lượng xấu cũng đồng thời phát ra từ bạn và không ai muốn làm việc cùng với những người như vậy. Họ sẽ cảm thấy khó chịu, không hứng thú và không còn coi trọng bạn.
Ngược lại, dùng ngôn ngữ tích cực sẽ truyền đi một nguồn năng lượng tốt đến người khác, tạo cho bản thân thói quen suy nghĩ và hành động tích cực, tạo được không khí thân thiện, được mọi người sẵn sàng vui vẻ kết nối với bạn.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên nói “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng lúc. Vì những từ ngữ này sẽ thể hiện được thành ý của bạn, cũng như tác động tốt đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh.
5. Luôn khiêm nhường (khiêm tốn):
Khiêm nhường là một phẩm chất cực kì tốt từ xưa đến này, bất kì thời nào cũng được mọi người yêu mến. Nó cũng chính là một trong những cách giao tiếp khéo léo nhất để tạo được cảm tình và sự đánh giá cao của đối phương về bạn.
Khiêm nhường không phải là thiếu tự tin về bản thân, tự hạ mình xuống thấp mà đây chính là “biết người biết ta”, làm cho đối phương thấy họ được tôn trọng và cũng sẽ nhìn nhận như vậy về bạn.
Khiêm nhường là nói lời khen ngợi người khác một cách chân thành và khéo léo. Thường xuyên đưa ra nhận định theo hướng khích lệ. người khác và ghi nhận khi họ đạt được thành tích hoặc làm tốt điều gì trong công việc. Một người khiêm nhường sẽ tự tin và hiểu rõ chính mình nhưng không cho mình là giỏi nhất.
6. Biết giữ bí mật:
Giữ bí mật cũng là cách giao tiếp khôn ngoan, làm cho người khác tin cậy bạn hơn.
Người kín đáo, giữ được bí mật của chính mình và của người khác sẽ hay được chia sẻ hơn, vì họ biết chắc rằng bạn sẽ không tiết lộ vấn đề đã nghe cho người khác. Người giữ được bí mật còn tránh được một số rắc rối từ “vạ miệng” gây ra, tập trung toàn tâm cho công việc.
Làm việc trong môi trường nào, thời điểm nào bạn cũng cần học hỏi và rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Tìm hiểu và thực hành tốt các cách giao tiếp khéo léo trên đây không chỉ giúp xây dựng được uy tín cá nhân mà còn thúc đẩy các mối quan hệ tốt trong công việc. Giao tiếp khéo léo cần đi kèm với sự tinh tế, rõ ràng và xuất phát từ lòng chân thành và cách hành động “nói đi đôi với làm”. Có như vậy bạn mới được mọi người đánh giá cao và thích làm việc cùng.
Poli Sali
Trong môi trường công việc, xã giao,... sự khéo léo, tinh tế khi giao tiếp với người khác, dù đó là cấp trên, cấp dưới hay đồng nghiệp luôn cần thiết. Bởi cách giao tiếp chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho chính bạn, giúp bạn giảm thiểu rắc rối, xây dựng được sự tin cậy của những người xung quanh.
Dù bạn làm việc trong môi trường như thế nào, thời điểm nào thì 6 bí quyết sau đây cũng thích hợp để bạn học hỏi và áp dụng.
1. Chỉ nói những điều chắc chắn và cần thiết (nói tắt: "suy nghĩ kĩ trước khi mở miệng phát ngôn"):
Chỉ những điều mình chắc chắn hiểu, biết rõ ràng, cụ thể và cần thiết cho công việc thì nên nói, còn không thì nên “im lặng là vàng”. Tuyệt đối tránh trở thành những người buôn chuyện, nghe, biết mơ hồ nhưng lại phát biểu như đó là sự thật. Không nên có cách nói kiểu lấp lửng “Hình như là”, “Tôi đoán là”, “Chắc là…” và rồi thêm ý kiến chủ quan không có cơ sở của mình vào đó. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của người khác khi một sự việc được bóp méo sai lệch vấn đề dù vô tình hay cố ý.
Chưa kể, nói chuyện với người “hay dự đoán” sẽ gây ra cho đồng nghiệp cảm giác thiếu độ tin cậy và làm cho ý kiến của bạn không có giá trị. Do đó, người thông minh chỉ phát biểu những điều chắc chắn, có cơ sở rõ ràng và tin cậy, Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng trang website việc làm
Người ta thường nói câu:"Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" là câu châm ngôn bất diệt không bao giờ sai dù bất kì thời kì nào, nếu bạn phát ngôn mà thiếu sự suy nghĩ như lúc bản tính bạn đang quá cáu gắt thì chính bản thân bạn sẽ tự hại bạn:"miệng nhanh hơn não", nếu trong môi trường việc làm mà bạn giao tiếp không chuẩn mực sẽ rất dễ bị sếp trên ghét thậm chí có quyền sa thải bạn với thái độ "chả xem ai ra gì". Nên miệng nhiều khi khôn khéo cũng khiến cho bạn "MỘT BƯỚC LÊN TIÊN", nhớ kĩ nhé.
2. Tôn trọng quan điểm của người khác:
Trong khi tranh luận, ai cũng muốn thể hiện quan điểm của mình và được mọi người ghi nhận. Tuy nhiên, đừng quên lắng nghe và coi trọng ý kiến của người khác. Đây cũng chính là cách giao tiếp khéo léo mà bạn nên nhớ để ứng xử.
Nếu có quan điểm trái ngược, tốt nhất là phân tích cụ thể dựa trên các luận điểm khách quan để thuyết phục đối phương. Không tranh cãi gay gắt hơn thua làm cho tình hình tệ đi, ảnh hưởng đến người khác và cả chính bạn.
3. Hiểu về tâm lí trong giao tiếp:
Những người có khả năng thấu hiểu, nhạy cảm, nắm bắt được tâm lí của người khác và ứng xử khéo léo tùy theo tình hình thì sẽ dễ đạt được mục đích. Hiểu tâm lí người khác chính là chìa khóa thành công vì nhận được sự hài lòng của mọi người.
Nắm bắt tâm lí người khác giúp bạn điều chỉnh kịp thời được lời nói và hành vi phù hợp, tạo ra cảm xúc tốt trong giao tiếp của bạn và đối tác.
4. Dùng ngôn từ tích cực:
Thêm một cách giao tiếp khéo léo mà bạn không thể bỏ qua là sử dụng ngôn ngữ tích cực. Những ngôn từ tiêu cực thể hiện sự bất mãn, thất vọng hay cách nói năng thô lỗ sẽ tác động đến trạng thái tâm lí không chỉ cho chính bạn mà còn ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh. Khi bạn dùng từ ngữ thể hiện sự than vãn, phàn nàn, chỉ trích và lên án người khác thì những năng lượng xấu cũng đồng thời phát ra từ bạn và không ai muốn làm việc cùng với những người như vậy. Họ sẽ cảm thấy khó chịu, không hứng thú và không còn coi trọng bạn.
Ngược lại, dùng ngôn ngữ tích cực sẽ truyền đi một nguồn năng lượng tốt đến người khác, tạo cho bản thân thói quen suy nghĩ và hành động tích cực, tạo được không khí thân thiện, được mọi người sẵn sàng vui vẻ kết nối với bạn.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên nói “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng lúc. Vì những từ ngữ này sẽ thể hiện được thành ý của bạn, cũng như tác động tốt đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh.
5. Luôn khiêm nhường (khiêm tốn):
Khiêm nhường là một phẩm chất cực kì tốt từ xưa đến này, bất kì thời nào cũng được mọi người yêu mến. Nó cũng chính là một trong những cách giao tiếp khéo léo nhất để tạo được cảm tình và sự đánh giá cao của đối phương về bạn.
Khiêm nhường không phải là thiếu tự tin về bản thân, tự hạ mình xuống thấp mà đây chính là “biết người biết ta”, làm cho đối phương thấy họ được tôn trọng và cũng sẽ nhìn nhận như vậy về bạn.
Khiêm nhường là nói lời khen ngợi người khác một cách chân thành và khéo léo. Thường xuyên đưa ra nhận định theo hướng khích lệ. người khác và ghi nhận khi họ đạt được thành tích hoặc làm tốt điều gì trong công việc. Một người khiêm nhường sẽ tự tin và hiểu rõ chính mình nhưng không cho mình là giỏi nhất.
6. Biết giữ bí mật:
Giữ bí mật cũng là cách giao tiếp khôn ngoan, làm cho người khác tin cậy bạn hơn.
Người kín đáo, giữ được bí mật của chính mình và của người khác sẽ hay được chia sẻ hơn, vì họ biết chắc rằng bạn sẽ không tiết lộ vấn đề đã nghe cho người khác. Người giữ được bí mật còn tránh được một số rắc rối từ “vạ miệng” gây ra, tập trung toàn tâm cho công việc.
Làm việc trong môi trường nào, thời điểm nào bạn cũng cần học hỏi và rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Tìm hiểu và thực hành tốt các cách giao tiếp khéo léo trên đây không chỉ giúp xây dựng được uy tín cá nhân mà còn thúc đẩy các mối quan hệ tốt trong công việc. Giao tiếp khéo léo cần đi kèm với sự tinh tế, rõ ràng và xuất phát từ lòng chân thành và cách hành động “nói đi đôi với làm”. Có như vậy bạn mới được mọi người đánh giá cao và thích làm việc cùng.