Làm sao để góp ý đúng cách?

  1. Kỹ năng mềm

Chắc hẳn teamwork không còn là thứ gì quá xa lạ với mọi người nữa, nhất là sinh viên tụi mình. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách teamwork cho hiệu quả nói chung hay cách góp ý cho teammate của mình nói riêng.

Vấn đề thường gặp nhất khi góp ý trong team là khi mọi người đổ lỗi hay chỉ trích lẫn nhau, kết quả là trong team ai cũng thấy khó chịu và không còn muốn đưa ra những góp ý mang tính xây dựng nữa. Cá nhân mình thấy việc chỉ trích nhau vì những lỗi lầm đã xảy ra rất là vô ích và không đóng góp được gì trong việc xử lí vấn đề cả

Sau rất nhiều trải nghiệm đau thương khi teamwork, mình nhận ra: Khi muốn sửa sai cho người khác, chúng ta phải chú ý tới cách nhìn nhận của họ về vấn đề đó. Vì với góc nhìn của họ, vấn đề đó lại đúng. Hãy cố gắng nhìn vấn đề đó dưới góc nhìn của họ, rồi mới tiết lộ cho họ những khía cạnh mà nó sai. 

Thế nhưng nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở việc chỉ ra lỗi sai thì cũng không đúng. Mỗi khi góp ý cho teammate xong mình thường đề xuất thêm một vài giải pháp để giúp bạn đó giải quyết vấn đề. Như vậy sẽ tốt hơn là chỉ biết nói ra lỗi sai của người ta mà không có biện pháp khắc phục.


Sau đây mình xin tổng hợp lại một vài bí kíp để có thể đưa ra những góp ý mang tính xây dựng nhất, giúp việc teamwork không còn là niềm đau với nhiều người:

Bước 1: Nêu rõ mục đích của bạn là muốn đưa ra một lời góp ý mang tính xây dựng chứ không phải là muốn đổ lỗi cho ai cả

Bước 2: Mô tả cụ thể những gì bạn đã quan sát, ví dụ như chuyện đó xảy ra khi nào, ở đâu hay có ai ở đó. Tránh nói mập mờ về những chuyện đã xảy ra, như vậy sẽ giúp cả team có cái nhìn rõ ràng và khách quan nhất về những vấn đề xảy ra

Bước 3: Giải thích về hậu quả do ai đó gây ra và cảm nhận của bạn về hành vi đó. Bạn có thể đưa ra ví dụ về cách bạn và những người khác bị ảnh hưởng như thế nào. Khi đó, người khác có thể đánh giá khách quan hơn tác động của họ lên cá nhân họ và cả team

Bước 4: Cho người khác cơ hội trả lời.

Giữ im lặng để ngụ ý rằng bạn đang chờ câu trả lời của họ.Nếu người đó do dự trả lời, hãy hỏi một câu hỏi mở để họ có thể thoải mái trả lời hơn.

Bước 5: Đề xuất giải pháp

Đề xuất cho thấy rằng bạn muốn giúp đỡ để cải thiện tình hình. Ngay cả khi mọi thứ đang diến tiến tốt thì một ý tưởng đóng góp cũng có thể giúp cho công việc hiệu quả hơn.

Bước 6: Tóm tắt lại ý kiến của bạn và thể hiện là bạn muốn giúp đỡ

Hãy tóm tắt lại những giải pháp chứ không phải là những điều tiêu cực của người khác. Nếu bạn đã đưa ra phản hồi trung lập, hãy nhấn mạnh vào những điểm chính bạn muốn truyền đạt. Đối với phản hồi giúp khắc phục hậu quả, hãy nhấn mạnh vào những giải pháp khả thi

Bằng cách tóm tắt, bạn có thể tránh hiểu lầm có thể xảy ra và đây cũng là cơ hội để thể hiện rằng bạn thực sự muốn giúp đỡ teammate của mình để xử lí vấn đề

Mọi người đã khi nào trải nghiệm một buổi feedback meeting mà chỉ toàn là chỉ trích lẫn nhau chưa? Và cách mà mọi người xử lí việc đó như thế nào để cả team vẫn có thể làm việc vui vẻ với nhau?


 

Từ khóa: 

feedback

,

phát triển bản thân

,

teamwork

,

góp ý đúng cách

,

kỹ năng mềm

mình cũng đã từng có một trải nghiệm đau thương khi góp ý cho một bạn teammate của mình, lúc đó mình khá gay gắt và chỉ chăm chăm đổ lỗi cho bạn đó mà không giúp bạn đó đưa ra 1 hướng giải quyết gì cả, kết quả là mất đi 1 người bạn mà còn ảnh hưởng đến cả team nữa

Trả lời

mình cũng đã từng có một trải nghiệm đau thương khi góp ý cho một bạn teammate của mình, lúc đó mình khá gay gắt và chỉ chăm chăm đổ lỗi cho bạn đó mà không giúp bạn đó đưa ra 1 hướng giải quyết gì cả, kết quả là mất đi 1 người bạn mà còn ảnh hưởng đến cả team nữa