Làm sao để giảm cân mà không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Chào mọi người!
Cháu gái em năm nay 17 tuổi, cao 1.63m, nặng 70kg. Hiện cháu đang học lớp 11. Cháu luôn có thành tích học tập tốt (học giỏi nhất lớp). Bây giờ gia đình chị em muốn giảm cân cho cháu nhưng không biết bằng cách nào cho hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe?
Nếu áp dụng chế độ ăn kiêng quá khắt khe thì có ảnh hưởng tới trí thông minh của cháu không bởi vì sang năm cháu học lớp 12 và chuẩn bị thi đại học. Xin cảm ơn mọi người.
sức khoẻ
Hi em!
Về vấn đề của cháu em, em có thể dùng chỉ số BMI để đánh giá tình trạng béo phì của cháu. Chỉ số BMI = cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Đối với người Châu Á bình thường từ 18,5-22,9. Vậy BMI của cháu gái là 26,34 tức béo phì độ 1.
Đúng như em nói, nhiều người vì sợ béo phì, ăn kiêng không đúng cách, không dám ăn gì…sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Cháu gái em cần có chế độ ăn có sự cân bằng giữa lượng chất dinh dưỡng đưa vào và nhu cầu của cơ thể. Vẫn phải ăn đầy đủ các nhóm chất: chất bột đường, chất béo, chất đạm, rau quả và luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Giảm nǎng lượng của khẩu phần ǎn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ǎn trước đó cho đến khi đạt nǎng lượng tương ứng đến mức BMI.
Nên ăn bữa sáng là bữa ăn chính, giảm ăn trưa và ăn tối, không nên bỏ bữa. Trước mỗi bữa ăn uống một cốc nước, ăn một chén canh rau, hoặc ăn một đĩa rau luộc hay trái cây… để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác. Nên uống nhiều nước sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường, sữa đậu nành không đường, sữa bột tách bơ không đường, hạn chế rượu, bia, nước ngọt…
Thực đơn của chủ yếu là thức ăn luộc, hấp, tránh thức ăn xào rán, thịt gà thì nên bỏ da. Tránh các chất béo no như mỡ heo, óc, tim, gan, các món chiên rán sẽ dễ bị béo phì. Do vậy nên chọn các chất béo không no, là các loại dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu mè, dầu hướng dương…
Đặc biệt nên giảm lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn. Nên ăn các loại còn nguyên hạt: ngô, bắp, khoai, các loại đã chế biến như: bún, bánh phở, miến, bánh đa.
Đảm bảo ăn đầy đủ chất đạm từ thịt nạc heo, gà, cá, tôm, cua, đậu hũ, lòng trắng trứng…
Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn quả chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt, nên ăn cả quả để cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân và chống táo bón. Nên ăn các loại rau xanh như: rau cần, bắp cải, bí xanh, su hào, rau muống, rau đay, rau dền, quả ít ngọt: dưa hấu, thanh long, cam quýt, mận, lê, táo, nho ta, dưa chuột…
Nên tránh các loại carbohydrates có chứa trong các món bánh ngọt, kẹo; hạn chế ăn trái cây ngọt như chuối, mít, xoài, vải, nhãn…
Ngoài ra cần tập thể dục, đi bộ mỗi ngày khoảng 30-45 phút.
Chúc cháu gái của em sớm có thân hình như ý và sức khỏe để học tốt!
Lê Huy Thuận
Hi em!
Về vấn đề của cháu em, em có thể dùng chỉ số BMI để đánh giá tình trạng béo phì của cháu. Chỉ số BMI = cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Đối với người Châu Á bình thường từ 18,5-22,9. Vậy BMI của cháu gái là 26,34 tức béo phì độ 1.
Đúng như em nói, nhiều người vì sợ béo phì, ăn kiêng không đúng cách, không dám ăn gì…sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Cháu gái em cần có chế độ ăn có sự cân bằng giữa lượng chất dinh dưỡng đưa vào và nhu cầu của cơ thể. Vẫn phải ăn đầy đủ các nhóm chất: chất bột đường, chất béo, chất đạm, rau quả và luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Giảm nǎng lượng của khẩu phần ǎn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ǎn trước đó cho đến khi đạt nǎng lượng tương ứng đến mức BMI.
Nên ăn bữa sáng là bữa ăn chính, giảm ăn trưa và ăn tối, không nên bỏ bữa. Trước mỗi bữa ăn uống một cốc nước, ăn một chén canh rau, hoặc ăn một đĩa rau luộc hay trái cây… để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác. Nên uống nhiều nước sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường, sữa đậu nành không đường, sữa bột tách bơ không đường, hạn chế rượu, bia, nước ngọt…
Thực đơn của chủ yếu là thức ăn luộc, hấp, tránh thức ăn xào rán, thịt gà thì nên bỏ da. Tránh các chất béo no như mỡ heo, óc, tim, gan, các món chiên rán sẽ dễ bị béo phì. Do vậy nên chọn các chất béo không no, là các loại dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu mè, dầu hướng dương…
Đặc biệt nên giảm lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn. Nên ăn các loại còn nguyên hạt: ngô, bắp, khoai, các loại đã chế biến như: bún, bánh phở, miến, bánh đa.
Đảm bảo ăn đầy đủ chất đạm từ thịt nạc heo, gà, cá, tôm, cua, đậu hũ, lòng trắng trứng…
Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn quả chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt, nên ăn cả quả để cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân và chống táo bón. Nên ăn các loại rau xanh như: rau cần, bắp cải, bí xanh, su hào, rau muống, rau đay, rau dền, quả ít ngọt: dưa hấu, thanh long, cam quýt, mận, lê, táo, nho ta, dưa chuột…
Nên tránh các loại carbohydrates có chứa trong các món bánh ngọt, kẹo; hạn chế ăn trái cây ngọt như chuối, mít, xoài, vải, nhãn…
Ngoài ra cần tập thể dục, đi bộ mỗi ngày khoảng 30-45 phút.
Chúc cháu gái của em sớm có thân hình như ý và sức khỏe để học tốt!