Làm sao để đặt vấn đề thu hút trước khi vào nội dung chính?

  1. Kỹ năng mềm

Để bắt đầu một buổi thuyết trình hay chia sẻ nội dung gì đó, chúng ta cần phải đặt vấn đề để dẫn dắt và mở đầu cho nội dung chính.Đưa ra các con số liên quan, kể một câu chuyện liên quan,...
Ngoài một vài cách như trên thì còn những cách nào để học cách mở đầu ấn tượng và thu hút không? Và phải làm sao để học cách dẫn dắt tốt?
Từ khóa: 

kỹ năng mềm

,

học thuyết trình

,

thuyết trình

,

kỹ năng mềm

Những buổi thuyết trình luôn đóng vai trò quan trọng trong công việc của bạn. Thái độ phản ứng của người nghe ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn cũng như đám đông xung quanh. Vì thế, đầu xuôi đuôi lọt, dù bạn chọn bất kì đề tài nào, hãy khơi niềm hứng thú ngay từ đầu với người nghe để bạn tự tin tỏa sáng thể hiện nội dung bài thuyết tình.

1. Mở đầu bài thuyết trình bằng một trò chơi

Một cách khác để bạn mở đầu bài thuyết trình ấn tượng đó là tổ chức một trò chơi nho nhỏ như giải ô chữ để tìm ra tên chủ đề mà bạn sẽ trình bày. Trò chơi này sẽ không mất nhiều thời gian nhưng có tác dụng trong việc thu hút sự chú ý của khán giả, giúp họ nhớ và quan tâm đến bài thuyết trình của bạn, đồng thời, cách này còn tạo không khí sôi nổi, tránh nhàm chán cho buổi thuyết trình.

2. Lời chào mở đầu bài thuyết trình

Người nghe sẽ luôn mang trong mình tâm lý của một “đứa trẻ” bởi tính tò mò của bài thuyết trình. Việc bạn mở đầu bài thuyết trình bằng một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy cũng như trí tưởng tượng của họ. Thực tế các nhà thuyết trình chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong các bài thuyết trình của họ.

Những câu hỏi đặt ra không nhất thiết phải là những câu hỏi khó, đánh đố mà nên đơn giản, có độ hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt.

Đặt ra một câu hỏi gợi suy nghĩ. Đây là cách hữu hiệu để lập tức “chộp lấy” ngay sự chăm chú theo dõi của khán giả và đưa họ vào nội dung đề tài bạn sẽ trình bày. Chẳng hạn, “Những ai trong các bạn quyết định thà nuốt sâu róm còn hơn là đứng trước đám đông mà diễn thuyết?” “Nếu được làm lại việc này lần nữa, các bạn sẽ thay đổi điều gì?” Khán giả sẽ bắt đầu suy nghĩ để đưa ra câu trả lời của mình.

Tuy nhiên, sau khi đặt câu hỏi, bạn hãy nhớ ngưng lại một chút để khán giả có thì giờ nắm bắt và suy nghĩ. Nếu vừa hỏi xong, bạn đã lập tức đưa ra câu trả lời ngay trong lúc khán giả chưa kịp suy nghĩ, thì họ sẽ lập tức kết luận rằng thực ra bạn chỉ hỏi cho vui chứ chẳng thèm quan tâm gì đến những điều họ nghĩ, và họ sẽ làm ngơ luôn những gì bạn sẽ nói.

3. Mở đầu với một phát biểu gây kinh ngạc

Bạn có thể “dụ” khán giả mình bằng cách nói vài lời nào đó gây kinh ngạc và hấp dẫn. Hãy thử nói điều gì đó khiến họ bật cười. Theo cách này, có diễn giả nọ đã có lời mở đầu như sau: “Tôi rất thường tự hỏi người ta nhét thứ gì vào cái bánh hot dog. Giờ thì tôi đã biết và cũng ước gì tôi đừng biết thì hơn.”

Hãy tìm đọc và nghiên cứu những tác phẩm văn chương cổ điển để tìm ý tưởng gây ngạc nhiên, bởi vì những nhà văn danh tiếng thường rất giỏi về chuyện câu kéo sức tập trung của người đọc ngay lập tức. Chẳng hạn, bạn hãy xem lời mở đầu tác phẩm 1984 của nhà văn George Orwell: “Đó là một sớm tháng Tư lạnh lẽo, và những chiếc đồng hồ treo tường đang điểm tiếng thứ mười ba.”

Tôi có cô bạn rất vui tính, làm giảng viên đại học. Lần nọ, cô ấy mở đầu bài giảng đầu học kỳ thế này: “Tôi tên là… Các bạn hãy nhìn vào người đang ngồi bên phải mình. Rồi bây giờ hãy nhìn vào người đang ngồi bên trái mình. Một trong số những người này sẽ rớt trong kỳ thi sắp tới.” Phần mở đầu với những lời lẽ gây sốc như thế chắc chắn sẽ làm cho cả giảng đường phải chăm chú nghe những gì cô giáo ấy giảng.

4. Những con số thống kê

“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu ngạn ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể.

Ví dụ khi thuyết trình về địa lý dân số Việt Nam, hãy mở đầu bằng những con số biết nói như: Việt Nam đã chạm mốc 90 triệu người ra sao? Tỉ lệ tăng dân số trung bình trong 10 năm qua là bao nhiêu?

Người nghe đôi lúc không nắm được số liệu cụ thể, họ chỉ nghe, vì thế sự trích dẫn nhưng con số ấn tượng thu hút sẽ khiến họ ồ à rất nhanh. Bên cạnh đó, nó giúp bạn tăng lòng tin bên cạnh những lời nói.

5. Mở đầu với một trích dẫn

Tại sao nên mở đầu với một trích dẫn? Bởi vì một câu trích dẫn cô đọng và thích hợp sẽ làm thu hút ngay sự quan tâm của khán giả và tiếp thêm lửa cho bài nói của bạn. Để mở đầu một bài thuyết trình về đề tài Thay đổi để thành công hơn, tôi thường trích dẫn một câu nhận định nổi tiếng của Albert Einstein như sau: “Điên, đó là mong muốn một kết quả tốt hơn từ cách làm như cũ.”

Mượn lời lẽ khôn ngoan của nhà vật lý đại tài, tôi đã lập tức thu hút được khán giả. Và họ nhập cuộc ngay từ đầu. Họ bắt đầu hiểu được một chân lý rất đỗi bình thường của cuộc sống: làm sao có thể khấm khá hơn được nếu vẫn sống cuộc đời như cũ.

Hay mở đầu với một phát biểu gây kinh ngạc. Bạn có thể “dụ” khán giả mình bằng cách nói vài lời nào đó gây kinh ngạc và hấp dẫn. Hãy thử nói điều gì đó khiến họ bật cười. Theo cách này, có diễn giả nọ đã có lời mở đầu như sau: “Tôi rất thường tự hỏi người ta nhét thứ gì vào cái bánh hot dog. Giờ thì tôi đã biết và cũng ước gì tôi đừng biết thì hơn.”

Hãy tìm đọc và nghiên cứu những tác phẩm văn chương cổ điển để tìm ý tưởng gây ngạc nhiên, bởi vì những nhà văn danh tiếng thường rất giỏi về chuyện câu kéo sức tập trung của người đọc ngay lập tức. Chẳng hạn, bạn hãy xem lời mở đầu tác phẩm 1984 của nhà văn George Orwell: “Đó là một sớm tháng Tư lạnh lẽo, và những chiếc đồng hồ treo tường đang điểm tiếng thứ mười ba.”

Tôi có cô bạn rất vui tính, làm giảng viên đại học. Lần nọ, cô ấy mở đầu bài giảng đầu học kỳ thế này: “Tôi tên là… Các bạn hãy nhìn vào người đang ngồi bên phải mình. Rồi bây giờ hãy nhìn vào người đang ngồi bên trái mình. Một trong số những người này sẽ rớt trong kỳ thi sắp tới.” Phần mở đầu với những lời lẽ gây sốc như thế chắc chắn sẽ làm cho cả giảng đường phải chăm chú nghe những gì cô giáo ấy giảng.

6. Mở đầu với một mẩu chuyện

Có một biểu hiện tâm lý mà bạn cần biết, dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe thỏa mãn mong muốn của họ.

Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước. Tuy nhiên, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh xa cách thức này.

Những câu chuyện luôn là cách mở đầu hiệu quả để thu hút khán giả, vì ai cũng thích nghe kể chuyện. Đây là một thí dụ: “Năm tôi lên ba, cha tôi qua đời đột ngột. Khi ấy mẹ tôi đã có đường riêng để đi, và chúng tôi phải sống với Bà ngoại. Ngoại tôi rất khắt khe, luôn treo một chiếc thắt lưng da rất dày đằng sau cái tủ lạnh để giữ mọi thứ trong nhà được trật tự, yên ổn. Bà không bao giờ ngại dùng đến nó. Người đàn bà thép này đã dạy tôi ba bài học vô giá tôi sẽ chia sẻ ngay với các bạn hôm nay.”

Các mẩu chuyện vắn gọn, súc tích, thích hợp sẽ làm khán giả tò mò và trọn vẹn theo dõi ngay từ đầu; chúng cũng giúp tạo một sắc thái riêng cho bài thuyết trình của bạn. Tuy nhiên, phải nhớ là đừng kể các câu chuyện quá dài dòng, khiến người nghe mệt mỏi.

7. Bắt đầu bằng sự chân thành

Trong nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt. Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.

8. Cuốn hút người nghe qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp

Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.

Hãy bắt đầu bằng tông giọng phù hợp nội dung, cảm xúc. Đừng quên sự chân thành nhiệt tình trong lời nói. Bên cạnh đó, tác phong, trang phục quan trọng không kém. Nếu bạn bắt đầu bằng diện mạo xuề xòa rất nhanh chóng nhận điểm trừ từ người nghe. Bắt đầu bài thuyết trình nguwoif ta chấm bằng mắt trước khi chấm bằng tai nhé.

Bên cạnh đó hãy mở đầu bài thuyết trình bằng video. Hình ảnh và video sẽ rất dễ tác động đến khán giả. Nếu có điều kiện, bạn nên làm một video mở đầu minh họa cho chủ đề bạn sắp nói, đó có thể là những tình huống mà diễn viên là chính các bạn. Sau đó, bạn có thể đặt câu hỏi để hướng người nghe vào chủ đề bạn trình bày.

Trả lời

Những buổi thuyết trình luôn đóng vai trò quan trọng trong công việc của bạn. Thái độ phản ứng của người nghe ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn cũng như đám đông xung quanh. Vì thế, đầu xuôi đuôi lọt, dù bạn chọn bất kì đề tài nào, hãy khơi niềm hứng thú ngay từ đầu với người nghe để bạn tự tin tỏa sáng thể hiện nội dung bài thuyết tình.

1. Mở đầu bài thuyết trình bằng một trò chơi

Một cách khác để bạn mở đầu bài thuyết trình ấn tượng đó là tổ chức một trò chơi nho nhỏ như giải ô chữ để tìm ra tên chủ đề mà bạn sẽ trình bày. Trò chơi này sẽ không mất nhiều thời gian nhưng có tác dụng trong việc thu hút sự chú ý của khán giả, giúp họ nhớ và quan tâm đến bài thuyết trình của bạn, đồng thời, cách này còn tạo không khí sôi nổi, tránh nhàm chán cho buổi thuyết trình.

2. Lời chào mở đầu bài thuyết trình

Người nghe sẽ luôn mang trong mình tâm lý của một “đứa trẻ” bởi tính tò mò của bài thuyết trình. Việc bạn mở đầu bài thuyết trình bằng một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy cũng như trí tưởng tượng của họ. Thực tế các nhà thuyết trình chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong các bài thuyết trình của họ.

Những câu hỏi đặt ra không nhất thiết phải là những câu hỏi khó, đánh đố mà nên đơn giản, có độ hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt.

Đặt ra một câu hỏi gợi suy nghĩ. Đây là cách hữu hiệu để lập tức “chộp lấy” ngay sự chăm chú theo dõi của khán giả và đưa họ vào nội dung đề tài bạn sẽ trình bày. Chẳng hạn, “Những ai trong các bạn quyết định thà nuốt sâu róm còn hơn là đứng trước đám đông mà diễn thuyết?” “Nếu được làm lại việc này lần nữa, các bạn sẽ thay đổi điều gì?” Khán giả sẽ bắt đầu suy nghĩ để đưa ra câu trả lời của mình.

Tuy nhiên, sau khi đặt câu hỏi, bạn hãy nhớ ngưng lại một chút để khán giả có thì giờ nắm bắt và suy nghĩ. Nếu vừa hỏi xong, bạn đã lập tức đưa ra câu trả lời ngay trong lúc khán giả chưa kịp suy nghĩ, thì họ sẽ lập tức kết luận rằng thực ra bạn chỉ hỏi cho vui chứ chẳng thèm quan tâm gì đến những điều họ nghĩ, và họ sẽ làm ngơ luôn những gì bạn sẽ nói.

3. Mở đầu với một phát biểu gây kinh ngạc

Bạn có thể “dụ” khán giả mình bằng cách nói vài lời nào đó gây kinh ngạc và hấp dẫn. Hãy thử nói điều gì đó khiến họ bật cười. Theo cách này, có diễn giả nọ đã có lời mở đầu như sau: “Tôi rất thường tự hỏi người ta nhét thứ gì vào cái bánh hot dog. Giờ thì tôi đã biết và cũng ước gì tôi đừng biết thì hơn.”

Hãy tìm đọc và nghiên cứu những tác phẩm văn chương cổ điển để tìm ý tưởng gây ngạc nhiên, bởi vì những nhà văn danh tiếng thường rất giỏi về chuyện câu kéo sức tập trung của người đọc ngay lập tức. Chẳng hạn, bạn hãy xem lời mở đầu tác phẩm 1984 của nhà văn George Orwell: “Đó là một sớm tháng Tư lạnh lẽo, và những chiếc đồng hồ treo tường đang điểm tiếng thứ mười ba.”

Tôi có cô bạn rất vui tính, làm giảng viên đại học. Lần nọ, cô ấy mở đầu bài giảng đầu học kỳ thế này: “Tôi tên là… Các bạn hãy nhìn vào người đang ngồi bên phải mình. Rồi bây giờ hãy nhìn vào người đang ngồi bên trái mình. Một trong số những người này sẽ rớt trong kỳ thi sắp tới.” Phần mở đầu với những lời lẽ gây sốc như thế chắc chắn sẽ làm cho cả giảng đường phải chăm chú nghe những gì cô giáo ấy giảng.

4. Những con số thống kê

“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu ngạn ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể.

Ví dụ khi thuyết trình về địa lý dân số Việt Nam, hãy mở đầu bằng những con số biết nói như: Việt Nam đã chạm mốc 90 triệu người ra sao? Tỉ lệ tăng dân số trung bình trong 10 năm qua là bao nhiêu?

Người nghe đôi lúc không nắm được số liệu cụ thể, họ chỉ nghe, vì thế sự trích dẫn nhưng con số ấn tượng thu hút sẽ khiến họ ồ à rất nhanh. Bên cạnh đó, nó giúp bạn tăng lòng tin bên cạnh những lời nói.

5. Mở đầu với một trích dẫn

Tại sao nên mở đầu với một trích dẫn? Bởi vì một câu trích dẫn cô đọng và thích hợp sẽ làm thu hút ngay sự quan tâm của khán giả và tiếp thêm lửa cho bài nói của bạn. Để mở đầu một bài thuyết trình về đề tài Thay đổi để thành công hơn, tôi thường trích dẫn một câu nhận định nổi tiếng của Albert Einstein như sau: “Điên, đó là mong muốn một kết quả tốt hơn từ cách làm như cũ.”

Mượn lời lẽ khôn ngoan của nhà vật lý đại tài, tôi đã lập tức thu hút được khán giả. Và họ nhập cuộc ngay từ đầu. Họ bắt đầu hiểu được một chân lý rất đỗi bình thường của cuộc sống: làm sao có thể khấm khá hơn được nếu vẫn sống cuộc đời như cũ.

Hay mở đầu với một phát biểu gây kinh ngạc. Bạn có thể “dụ” khán giả mình bằng cách nói vài lời nào đó gây kinh ngạc và hấp dẫn. Hãy thử nói điều gì đó khiến họ bật cười. Theo cách này, có diễn giả nọ đã có lời mở đầu như sau: “Tôi rất thường tự hỏi người ta nhét thứ gì vào cái bánh hot dog. Giờ thì tôi đã biết và cũng ước gì tôi đừng biết thì hơn.”

Hãy tìm đọc và nghiên cứu những tác phẩm văn chương cổ điển để tìm ý tưởng gây ngạc nhiên, bởi vì những nhà văn danh tiếng thường rất giỏi về chuyện câu kéo sức tập trung của người đọc ngay lập tức. Chẳng hạn, bạn hãy xem lời mở đầu tác phẩm 1984 của nhà văn George Orwell: “Đó là một sớm tháng Tư lạnh lẽo, và những chiếc đồng hồ treo tường đang điểm tiếng thứ mười ba.”

Tôi có cô bạn rất vui tính, làm giảng viên đại học. Lần nọ, cô ấy mở đầu bài giảng đầu học kỳ thế này: “Tôi tên là… Các bạn hãy nhìn vào người đang ngồi bên phải mình. Rồi bây giờ hãy nhìn vào người đang ngồi bên trái mình. Một trong số những người này sẽ rớt trong kỳ thi sắp tới.” Phần mở đầu với những lời lẽ gây sốc như thế chắc chắn sẽ làm cho cả giảng đường phải chăm chú nghe những gì cô giáo ấy giảng.

6. Mở đầu với một mẩu chuyện

Có một biểu hiện tâm lý mà bạn cần biết, dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe thỏa mãn mong muốn của họ.

Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước. Tuy nhiên, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh xa cách thức này.

Những câu chuyện luôn là cách mở đầu hiệu quả để thu hút khán giả, vì ai cũng thích nghe kể chuyện. Đây là một thí dụ: “Năm tôi lên ba, cha tôi qua đời đột ngột. Khi ấy mẹ tôi đã có đường riêng để đi, và chúng tôi phải sống với Bà ngoại. Ngoại tôi rất khắt khe, luôn treo một chiếc thắt lưng da rất dày đằng sau cái tủ lạnh để giữ mọi thứ trong nhà được trật tự, yên ổn. Bà không bao giờ ngại dùng đến nó. Người đàn bà thép này đã dạy tôi ba bài học vô giá tôi sẽ chia sẻ ngay với các bạn hôm nay.”

Các mẩu chuyện vắn gọn, súc tích, thích hợp sẽ làm khán giả tò mò và trọn vẹn theo dõi ngay từ đầu; chúng cũng giúp tạo một sắc thái riêng cho bài thuyết trình của bạn. Tuy nhiên, phải nhớ là đừng kể các câu chuyện quá dài dòng, khiến người nghe mệt mỏi.

7. Bắt đầu bằng sự chân thành

Trong nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt. Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.

8. Cuốn hút người nghe qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp

Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.

Hãy bắt đầu bằng tông giọng phù hợp nội dung, cảm xúc. Đừng quên sự chân thành nhiệt tình trong lời nói. Bên cạnh đó, tác phong, trang phục quan trọng không kém. Nếu bạn bắt đầu bằng diện mạo xuề xòa rất nhanh chóng nhận điểm trừ từ người nghe. Bắt đầu bài thuyết trình nguwoif ta chấm bằng mắt trước khi chấm bằng tai nhé.

Bên cạnh đó hãy mở đầu bài thuyết trình bằng video. Hình ảnh và video sẽ rất dễ tác động đến khán giả. Nếu có điều kiện, bạn nên làm một video mở đầu minh họa cho chủ đề bạn sắp nói, đó có thể là những tình huống mà diễn viên là chính các bạn. Sau đó, bạn có thể đặt câu hỏi để hướng người nghe vào chủ đề bạn trình bày.