Làm sao để đánh bóng hồ sơ xin học bổng?

  1. Kỹ năng mềm

SoP, LoR, CV, application form, IELTS certificate, bằng + bảng điểm đại học liệu đã đủ cho 1 hồ sơ du học?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Để có một hồ sơ tốt, bạn cần có thực lực và thành tựu.

Mình có ấn tượng rằng những bạn trẻ cảm thấy bản thân không có gì nổi bật mới dùng những từ ngữ như "đánh bóng" hay "xin". Nếu bạn đủ tốt, bạn chỉ cần cho người ta biết bạn tốt thế nào, không cần nói quá. Vì phía cấp học bổng cũng có nhu cầu tìm người, nên bạn hãy hiểu là hai bên trao cơ hội cho nhau, chứ bạn không xin xỏ gì cả. Bạn có thể cảm thấy may mắn nếu được chọn, đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng bạn chưa đủ tốt và phải đánh bóng bản thân để trông có vẻ tốt hơn thực tế và được chọn, bạn sẽ làm hại cả bạn và phía cấp học bổng. Nếu là mình đặt câu hỏi thì sẽ đơn giản thôi, "Làm thế nào để chuẩn bị một bộ hồ sơ tốt để apply/ứng tuyển học bổng?"

Một bộ hồ sơ tốt là một bộ hồ sơ giúp bạn thể hiện bản thân rõ ràng và trung thực, giúp người xét tuyển hiểu sơ qua bạn là người như thế nào, năng lực của bạn ở mức độ nào, và quan trọng nhất là bạn có phải là một ứng viên phù hợp hay không.

Sự phù hợp là rất quan trọng. Nếu bạn du học ở một nơi không phù hợp với bạn, trong khi bạn có thể tới một nơi phù hợp hơn, đó là bạn đã tự hủy hoại tương lai của mình, và gây thiệt hại cho trường/lab đã nhận bạn, vì đã làm họ mất cơ hội nhận một ứng viên phù hợp hơn. Khi ấy, nhẹ thì bạn và trường học làm mất thời gian của nhau, nặng thì bi kịch xảy ra. Mình biết một vài trường hợp dừng học giữa chừng, chuyển lab, và vài trường hợp chết trước khi tốt nghiệp, có thể là do tự sát hoặc không. Nếu bạn quen với ai đó đang làm PhD, bạn sẽ thấy làm việc ở nơi không phù hợp với bản thân là một điều khủng khiếp đến thế nào.

Nơi phù hợp nhất với bạn, thường không phải là nơi có ranking cao nhất, bởi vì sự phù hợp được quyết định bởi nhiều yếu tố, chứ không phải là thứ hạng. Tư tưởng đánh bóng hồ sơ thì lại thường có khi người ta muốn apply vào những nơi danh giá và có thứ hạng cao.

Quá trình chuẩn bị hồ sơ nên là quá trình mà người ứng tuyển nhìn nhận rõ ràng về bản thân, hiểu về thế mạnh, xu hướng, năng lực, v.v. của bản thân và xác nhận nơi phù hợp để học lên, chứ không phải là quá trình đánh bóng hồ sơ. Nên có một bộ hồ sơ tốt, và hồ sơ tốt không cần phải bóng bẩy.

Có thể sau đây sẽ có ai đó chỉ cho bạn những thủ thuật khiến cho hồ sơ trở nên ấn tượng, nhưng mình nghĩ chúng đều phù phiếm và ít giá trị. Thay vì dành thời gian và sức lực cho việc làm hồ sơ của bạn từ mức 60 lên mức ấn tượng hơn là 70, hãy tập trung vào việc nâng cao thực lực và đạt được những thành tích khiến cho hồ sơ của bạn lên mức 90-100. Nếu bạn apply sau đại học mà đã có vài bài báo Q1, hay bạn apply một vị trí postdoc khi đã có một hai bài Nature, và bạn chứng tỏ được là bạn hiểu công việc ở lab mới, thì ngược lại người ta sẽ cố gắng để có được bạn, đôi khi người ta có thể thay đổi cả quy định. Cũng có khi, bạn có thực lực nhưng vì một lý do nào đó lại không có nhiều thứ để kể ra, khi ấy thì người tiến cử có vai trò quan trọng. Mình nhắc lại, người tiến cử chứ không phải là thư tiến cử. Bạn tự viết thư tiến cử quá tồi thì bạn sẽ biến thành một trò cười, còn nếu giáo sư của bạn là một người có uy tín thì một bức thư bình thường thôi là đủ giá trị, không cần một mỹ từ nào cả. Có rất nhiều giáo sư nổi tiếng thực sự không tự tay viết thư, nhưng thư của họ có giá trị vì họ đồng ý tiến cử. Khi bạn xin học bổng từ giáo sư, nếu người tiến cử bạn có mối quan hệ với giáo sư sẽ cấp học bổng, thì LoR là phần quan trọng nhất trong hồ sơ. Nếu bạn phải cạnh tranh trực tiếp với một ứng viên có LoR như thế, thì không cần biết hồ sơ của bạn sáng như thế nào, bạn không có cơ hội thắng được họ. Nếu xét học bổng là một hội đồng, thì uy tín của người tiến cử trên thế giới và quan hệ của người tiến cử với hội đồng xét duyệt là quan trọng.

Khi bạn hỏi rằng những thứ bạn liệt kê ra "liệu đã đủ?", bạn trông đợi một câu trả lời như thế nào? Đủ để thành một hồ sơ hay không chỉ cần xem yêu cầu hồ sơ thì sẽ biết, còn đủ để được cấp học bổng hay không thì phải xem ứng viên có chứng minh được thực lực (qua thành tích bản thân và người tiến cử) hay không. Những thứ ngoài miêu tả trong yêu cầu, dù đưa vào cũng chỉ có tác dụng trang trí mà thôi. Vì thế, nếu bạn còn trẻ và có nhiều thời gian chuẩn bị, hãy tận dụng để nâng cao khả năng, tạo dựng quan hệ và đạt những thành tựu mà bạn có thể đạt được. Nếu bạn không còn thời gian, hãy làm bộ hồ sơ thể hiện con người bạn một cách đúng đắn nhất, chứ đừng cố đánh bóng nó.

Trả lời

Để có một hồ sơ tốt, bạn cần có thực lực và thành tựu.

Mình có ấn tượng rằng những bạn trẻ cảm thấy bản thân không có gì nổi bật mới dùng những từ ngữ như "đánh bóng" hay "xin". Nếu bạn đủ tốt, bạn chỉ cần cho người ta biết bạn tốt thế nào, không cần nói quá. Vì phía cấp học bổng cũng có nhu cầu tìm người, nên bạn hãy hiểu là hai bên trao cơ hội cho nhau, chứ bạn không xin xỏ gì cả. Bạn có thể cảm thấy may mắn nếu được chọn, đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng bạn chưa đủ tốt và phải đánh bóng bản thân để trông có vẻ tốt hơn thực tế và được chọn, bạn sẽ làm hại cả bạn và phía cấp học bổng. Nếu là mình đặt câu hỏi thì sẽ đơn giản thôi, "Làm thế nào để chuẩn bị một bộ hồ sơ tốt để apply/ứng tuyển học bổng?"

Một bộ hồ sơ tốt là một bộ hồ sơ giúp bạn thể hiện bản thân rõ ràng và trung thực, giúp người xét tuyển hiểu sơ qua bạn là người như thế nào, năng lực của bạn ở mức độ nào, và quan trọng nhất là bạn có phải là một ứng viên phù hợp hay không.

Sự phù hợp là rất quan trọng. Nếu bạn du học ở một nơi không phù hợp với bạn, trong khi bạn có thể tới một nơi phù hợp hơn, đó là bạn đã tự hủy hoại tương lai của mình, và gây thiệt hại cho trường/lab đã nhận bạn, vì đã làm họ mất cơ hội nhận một ứng viên phù hợp hơn. Khi ấy, nhẹ thì bạn và trường học làm mất thời gian của nhau, nặng thì bi kịch xảy ra. Mình biết một vài trường hợp dừng học giữa chừng, chuyển lab, và vài trường hợp chết trước khi tốt nghiệp, có thể là do tự sát hoặc không. Nếu bạn quen với ai đó đang làm PhD, bạn sẽ thấy làm việc ở nơi không phù hợp với bản thân là một điều khủng khiếp đến thế nào.

Nơi phù hợp nhất với bạn, thường không phải là nơi có ranking cao nhất, bởi vì sự phù hợp được quyết định bởi nhiều yếu tố, chứ không phải là thứ hạng. Tư tưởng đánh bóng hồ sơ thì lại thường có khi người ta muốn apply vào những nơi danh giá và có thứ hạng cao.

Quá trình chuẩn bị hồ sơ nên là quá trình mà người ứng tuyển nhìn nhận rõ ràng về bản thân, hiểu về thế mạnh, xu hướng, năng lực, v.v. của bản thân và xác nhận nơi phù hợp để học lên, chứ không phải là quá trình đánh bóng hồ sơ. Nên có một bộ hồ sơ tốt, và hồ sơ tốt không cần phải bóng bẩy.

Có thể sau đây sẽ có ai đó chỉ cho bạn những thủ thuật khiến cho hồ sơ trở nên ấn tượng, nhưng mình nghĩ chúng đều phù phiếm và ít giá trị. Thay vì dành thời gian và sức lực cho việc làm hồ sơ của bạn từ mức 60 lên mức ấn tượng hơn là 70, hãy tập trung vào việc nâng cao thực lực và đạt được những thành tích khiến cho hồ sơ của bạn lên mức 90-100. Nếu bạn apply sau đại học mà đã có vài bài báo Q1, hay bạn apply một vị trí postdoc khi đã có một hai bài Nature, và bạn chứng tỏ được là bạn hiểu công việc ở lab mới, thì ngược lại người ta sẽ cố gắng để có được bạn, đôi khi người ta có thể thay đổi cả quy định. Cũng có khi, bạn có thực lực nhưng vì một lý do nào đó lại không có nhiều thứ để kể ra, khi ấy thì người tiến cử có vai trò quan trọng. Mình nhắc lại, người tiến cử chứ không phải là thư tiến cử. Bạn tự viết thư tiến cử quá tồi thì bạn sẽ biến thành một trò cười, còn nếu giáo sư của bạn là một người có uy tín thì một bức thư bình thường thôi là đủ giá trị, không cần một mỹ từ nào cả. Có rất nhiều giáo sư nổi tiếng thực sự không tự tay viết thư, nhưng thư của họ có giá trị vì họ đồng ý tiến cử. Khi bạn xin học bổng từ giáo sư, nếu người tiến cử bạn có mối quan hệ với giáo sư sẽ cấp học bổng, thì LoR là phần quan trọng nhất trong hồ sơ. Nếu bạn phải cạnh tranh trực tiếp với một ứng viên có LoR như thế, thì không cần biết hồ sơ của bạn sáng như thế nào, bạn không có cơ hội thắng được họ. Nếu xét học bổng là một hội đồng, thì uy tín của người tiến cử trên thế giới và quan hệ của người tiến cử với hội đồng xét duyệt là quan trọng.

Khi bạn hỏi rằng những thứ bạn liệt kê ra "liệu đã đủ?", bạn trông đợi một câu trả lời như thế nào? Đủ để thành một hồ sơ hay không chỉ cần xem yêu cầu hồ sơ thì sẽ biết, còn đủ để được cấp học bổng hay không thì phải xem ứng viên có chứng minh được thực lực (qua thành tích bản thân và người tiến cử) hay không. Những thứ ngoài miêu tả trong yêu cầu, dù đưa vào cũng chỉ có tác dụng trang trí mà thôi. Vì thế, nếu bạn còn trẻ và có nhiều thời gian chuẩn bị, hãy tận dụng để nâng cao khả năng, tạo dựng quan hệ và đạt những thành tựu mà bạn có thể đạt được. Nếu bạn không còn thời gian, hãy làm bộ hồ sơ thể hiện con người bạn một cách đúng đắn nhất, chứ đừng cố đánh bóng nó.