Làm sao để có thể giới thiệu bản thân gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tốt nhất dù mình chưa có kinh nghiệm gì với công việc đang ứng tuyển?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

phỏng vấn

,

kỹ năng mềm

,

hướng nghiệp

Câu hỏi được gộp với Bí quyết xin việc khi chưa có kinh nghiệm?

Ai cũng sẽ đều là người mới ra trường đi xin việc, kể cả họ có siêu tới mấy thì khi còn trẻ họ cũng đều là tờ giấy trắng như mình, do đó mình nghĩ quan trọng là thái độ.

Lúc đến gặp họ thì có chào hỏi không, có lịch thiệp không, các cử chỉ như đưa hai tay, nói chuyện có đủ chủ-vị, có lắng nghe người khác nói, trả lời chân thành và bày tỏ sự quan tâm thực sự.

Nói thật với bạn tuyển dụng về còn dạy chán mới làm được bạn ơi, kể cả có kinh nghiệm nhưng mà xin sang 2 công ty khác nhau là cũng phải học rồi, nên nếu bạn thể hiện được bạn ham học, khả năng tự học tốt thì đấy là điểm cộng của bạn đó.

Khả năng tự học thể hiện qua cái gì? Qua cách bạn học ở Đại học, ok bảng điểm không cao nhưng các khoá học bên ngoài có tham gia không, có viết nghiên cứu khoa học không, có tham gia hoạt động tạo ra giá trị không?

Bản thân bạn chỉ cần xác định được thế mạnh của bạn, bạn làm gì cho doanh nghiệp tốt hơn là đã nắm đến 80% thành công khi đi phỏng vấn rồi.

Trả lời

Ai cũng sẽ đều là người mới ra trường đi xin việc, kể cả họ có siêu tới mấy thì khi còn trẻ họ cũng đều là tờ giấy trắng như mình, do đó mình nghĩ quan trọng là thái độ.

Lúc đến gặp họ thì có chào hỏi không, có lịch thiệp không, các cử chỉ như đưa hai tay, nói chuyện có đủ chủ-vị, có lắng nghe người khác nói, trả lời chân thành và bày tỏ sự quan tâm thực sự.

Nói thật với bạn tuyển dụng về còn dạy chán mới làm được bạn ơi, kể cả có kinh nghiệm nhưng mà xin sang 2 công ty khác nhau là cũng phải học rồi, nên nếu bạn thể hiện được bạn ham học, khả năng tự học tốt thì đấy là điểm cộng của bạn đó.

Khả năng tự học thể hiện qua cái gì? Qua cách bạn học ở Đại học, ok bảng điểm không cao nhưng các khoá học bên ngoài có tham gia không, có viết nghiên cứu khoa học không, có tham gia hoạt động tạo ra giá trị không?

Bản thân bạn chỉ cần xác định được thế mạnh của bạn, bạn làm gì cho doanh nghiệp tốt hơn là đã nắm đến 80% thành công khi đi phỏng vấn rồi.

Đúng là nhiều bạn khi đi xin việc lần đầu tiên, bản thân chưa có kinh nghiệm gì thì đều cảm thấy lo lắng và e dè. Thế nhưng ai chẳng phải trải qua “lần đầu”, có lần đầu đó thì mới có kinh nghiệm được chứ. Thời gian tìm việc khi không hề có kinh nghiệm quả là rất dễ khiến bạn nản lòng, nhưng nếu bạn chịu cố gắng, có tham vọng và tự tin với bản thân, bạn hoàn toàn có thể thành công, và lưu ý một số điều:

- Thể hiện hết những kỹ năng mình đã có: Lập một danh sách các kỹ năng cần có để đáp ứng vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển: thành thạo tin học văn phòng, kỹ năng chuyên môn, có khả năng giao tiếp, khả năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề tốt,.... Hãy xem bạn có thể đem đến cho nhà tuyển dụng những gì.

- Làm nổi bật bản thân: Điều gì sẽ khiến bạn trở nên nổi bật so với những ứng cử viên còn lại? Hãy luôn nhớ đến việc thể hiện những phẩm chất bạn có như sự thân thiện, tính chuyên nghiệp, sự trung thành và kỷ luật trong bất cứ dự án hoặc công việc nào. Có được thái độ và tính cách tốt sẽ giúp bạn tiến xa trong công việc vì chúng không phải là thứ người khác có thể thật sự dạy cho bạn.

- Không ngừng học hỏi: Bạn sẽ cần học hỏi nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả đối với bất kỳ công việc mà bạn tham gia, ví dụ, ngay khi bạn thích thú và muốn khám phá thêm về luật pháp, đó có thể là thời điểm tốt để bạn nộp đơn vào trường luật. Nhưng ngay cả khi bạn không tham gia một chương trình học chính thức, hãy luôn học hỏi để bản thân theo kịp với thời đại và mở rộng kiến thức đang có – bằng những tín chỉ hoặc khóa học ngắn hạn, ghi danh vào các lớp học nâng cao, phát triển nghề nghiệp hoặc các khóa đào tạo đặc biệt, hay chỉ đơn giản là đọc thêm nhiều sách trong lĩnh vực đó.

- Bắt đầu với tinh thần tình nguyện hoặc các vị trí thực tập sinh: Nếu bạn chưa thể tìm được công việc, hãy thử những vị trí tình nguyện không lương hoặc thực tập sinh. Những vị trí tình nguyện viên thường dễ tìm hơn cả một công việc thực tập. Hãy tình nguyện tham gia các công việc có liên quan đến lĩnh vực bạn muốn bắt đầu nhiều nhất có thể, hoặc thử apply vào vị trí thực tập sinh ở một công ty nào đó bạn cảm thấy hứng thú. Bạn sẽ không chỉ nhận được những kinh nghiệm vô giá mà còn xây dựng được mạng lưới quan hệ giao tiếp rộng rãi và biết đâu nhờ đó bạn sẽ tìm được một công việc tốt.

Chúc bạn sớm tìm được một công việc tốt!

Thể hiện những gì bạn đã tìm hiểu về công việc này, sự yêu thích với công việc, những dự định trong tương lai mang tính định hướng để phát triển công việc. Dùng thái độ ham học hỏi, cầu tiến và thể hiện quyết tâm của bản thân.

Chào bạn, mình nghĩ khi đi xin việc thì mọi cử chỉ, lời nói của bạn đều được nhà tuyển dụng đánh giá kĩ. Nếu đã bước được đến vòng phỏng vấn trực tiếp, họ sẽ không quá quan tâm đến bằng cấp chúng ta đưa ra, thậm chí kể cả kinh nghiệm chúng ta sẵn có. Điều họ thực sự muốn biết liệu ứng viên có phù hợp với vị trí doanh nghiệp đang cần và có tiềm năng để đào tạo hay không.

Do đó, chuẩn bị kỹ càng, tử tế, chân thành, lịch sự sẽ góp phần giúp chúng ta tạo ra ấn tượng tích cực.

Chúc bạn suôn sẻ trong công việc.