Làm sao để có thể giáo dục một đứa trẻ trở nên tự tin?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

giáo dục

,

tự tin

,

trẻ em

,

phong cách sống

Giáo dục một đứa trẻ, đặc biệt là một đứa trẻ tự tin, không dễ. Kiến tạo lòng tự tin cho một con người là điều khó khăn nhất, bởi sự tự tin khó xây đắp nhưng lại mỏng manh vô cùng, một câu nói, một ánh mắt thôi là đủ để góp phần phá vỡ tự tin trong lòng một đứa trẻ.

Tự tin rốt cuộc là gì? Là sự tin tưởng vào bản thân xuất phát từ việc hiểu được chính mình và biết rằng mình có khả năng hành động, khả năng quyết định.

Một đứa trẻ tự tin là một đứa trẻ không cần phải ẩn mình sau sự tự tôn giả tạo để che giấu đi sự mỏng manh thật sâu trong tâm hồn mình, cái này gọi là phức cảm tự tôn. Hoặc không phải lúc nào cũng chỉ nhìn thấy những điểm không tốt của mình, cái này gọi là phức cảm tự ti. Người thiếu tự tin thường dễ rơi vào một trong hai loại phức cảm này.

Để xây dựng tự tin thực sự ở đứa trẻ, gia đình chính là tiền đề quan trọng nhất, đặc biệt là cha mẹ và những người thân xung quanh. Các cụ xưa có câu "Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình", để giúp đứa trẻ tự tin, cha mẹ cũng phải học cách buông bỏ kỳ vọng của mình. Cha mẹ cần học cách yêu thương bằng sự tôn trọng, bằng tự do, bằng hướng dẫn chứ không phải bằng áp đặt. Nhiều bậc phụ huynh coi con cái là cuộc đời nối dài của mình, để rồi bắt chúng phải hoàn thiện ước mơ dang dở của chính mình, điều này giết chết cái "tôi" và sự độc lập của mỗi đứa trẻ. Nhiều người lại quá bảo bọc và chăm lo đến nỗi cắt đi đặc quyền được trưởng thành, phạm sai lầm và sửa sai của con....Tất cả những thứ này đều là những hành vi hủy hoại một đứa trẻ tự tin.

Như người Mỹ gần đây truyền nhau một câu nói nổi tiếng "Cần một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ" để nói đến tầm quan trọng của xã hội và các thiết chế trong đó với trẻ. Trước hết là trường học, trường học là nơi ít sự sáng tạo và dễ dàng nuôi dưỡng các định kiến nhất. Nó là hình tượng xã hội đầu tiên đứa trẻ tiếp xúc. Để đứa trẻ tự tin, trong môi trường giáo dục của mình nó phải được nhận sự tôn trọng tối đa và được nuôi dưỡng không vụ lợi các tiềm năng của nó. Tức là, trường học lý tưởng sẽ là nơi đứa trẻ được tự do tiếp cận những thứ nó yêu thích và được trao mọi cơ hội để phát triển mà không chịu bất cứ áp lực nào về việc phải chứng tỏ bản thân.

Để kiến tạo trường học lý tưởng như trên, ta cần một thiết chế pháp luật ủng hộ cho việc này, các chính sách mở rộng hết sức cho giáo dục và đào tạo trẻ. Các thiết chế xã hội quan trọng khác như y tế, dịch vụ công cộng...phải lấy con trẻ làm trung tâm.

Đến cùng thì, để có một đứa trẻ tự tin, cái ta cần là một gia đình tự tin và biết xây dựng sự tự tin và một xã hội biết hỗ trợ cho gia đình trong việc đó.

Trả lời

Giáo dục một đứa trẻ, đặc biệt là một đứa trẻ tự tin, không dễ. Kiến tạo lòng tự tin cho một con người là điều khó khăn nhất, bởi sự tự tin khó xây đắp nhưng lại mỏng manh vô cùng, một câu nói, một ánh mắt thôi là đủ để góp phần phá vỡ tự tin trong lòng một đứa trẻ.

Tự tin rốt cuộc là gì? Là sự tin tưởng vào bản thân xuất phát từ việc hiểu được chính mình và biết rằng mình có khả năng hành động, khả năng quyết định.

Một đứa trẻ tự tin là một đứa trẻ không cần phải ẩn mình sau sự tự tôn giả tạo để che giấu đi sự mỏng manh thật sâu trong tâm hồn mình, cái này gọi là phức cảm tự tôn. Hoặc không phải lúc nào cũng chỉ nhìn thấy những điểm không tốt của mình, cái này gọi là phức cảm tự ti. Người thiếu tự tin thường dễ rơi vào một trong hai loại phức cảm này.

Để xây dựng tự tin thực sự ở đứa trẻ, gia đình chính là tiền đề quan trọng nhất, đặc biệt là cha mẹ và những người thân xung quanh. Các cụ xưa có câu "Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình", để giúp đứa trẻ tự tin, cha mẹ cũng phải học cách buông bỏ kỳ vọng của mình. Cha mẹ cần học cách yêu thương bằng sự tôn trọng, bằng tự do, bằng hướng dẫn chứ không phải bằng áp đặt. Nhiều bậc phụ huynh coi con cái là cuộc đời nối dài của mình, để rồi bắt chúng phải hoàn thiện ước mơ dang dở của chính mình, điều này giết chết cái "tôi" và sự độc lập của mỗi đứa trẻ. Nhiều người lại quá bảo bọc và chăm lo đến nỗi cắt đi đặc quyền được trưởng thành, phạm sai lầm và sửa sai của con....Tất cả những thứ này đều là những hành vi hủy hoại một đứa trẻ tự tin.

Như người Mỹ gần đây truyền nhau một câu nói nổi tiếng "Cần một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ" để nói đến tầm quan trọng của xã hội và các thiết chế trong đó với trẻ. Trước hết là trường học, trường học là nơi ít sự sáng tạo và dễ dàng nuôi dưỡng các định kiến nhất. Nó là hình tượng xã hội đầu tiên đứa trẻ tiếp xúc. Để đứa trẻ tự tin, trong môi trường giáo dục của mình nó phải được nhận sự tôn trọng tối đa và được nuôi dưỡng không vụ lợi các tiềm năng của nó. Tức là, trường học lý tưởng sẽ là nơi đứa trẻ được tự do tiếp cận những thứ nó yêu thích và được trao mọi cơ hội để phát triển mà không chịu bất cứ áp lực nào về việc phải chứng tỏ bản thân.

Để kiến tạo trường học lý tưởng như trên, ta cần một thiết chế pháp luật ủng hộ cho việc này, các chính sách mở rộng hết sức cho giáo dục và đào tạo trẻ. Các thiết chế xã hội quan trọng khác như y tế, dịch vụ công cộng...phải lấy con trẻ làm trung tâm.

Đến cùng thì, để có một đứa trẻ tự tin, cái ta cần là một gia đình tự tin và biết xây dựng sự tự tin và một xã hội biết hỗ trợ cho gia đình trong việc đó.

Chào bạn, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình, tuy nhiên không phải mọi trẻ em đều có tính khí, môi trường sống như nhau, nên cùng một phương pháp sẽ không chắc chắn đem lại hiệu quả cho mọi trẻ em, bạn nhé.

Bạn học sinh của mình không phải thuộc nhóm nhút nhát bẩm sinh, mà do môi trường tác động (Việc bạn hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ mất tự tin đóng vai trò quyết định trong việc giúp đỡ trẻ. Có trẻ bẩm sinh nhút nhát, có trẻ do môi trường, có trẻ do trải qua biến cố v.v...) mắc ở đâu, mình gỡ ở đó mới hiệu quả.

Vốn học không tốt môn Văn, bạn ấy thường xuyên bị cho điểm kém rồi bị giáo viên đọc bài trước lớp, dần dần bạn ấy trở nên tự ti và ghét môn Văn. Khi ở nhà, người lớn cũng thường xuyên cho rằng bạn ấy kém cỏi, họ hàng thì lại cho rằng tính cách bạn này có vấn đề rồi khuyên cha mẹ đưa bạn ấy đi khám bác sĩ tâm lý. Từ đó, người lớn trong nhà lại càng cảm thấy bất lực (áp lực) hơn với bạn nhỏ, nên thỉnh thoảng đã có hành vi động tay, động chân.

Vậy nên trong qua trình dạy học, mình đã làm việc cùng lúc với cả bạn ấy và phụ huynh.

Về phía phụ huynh, mình có phân tích để họ nhận thức đúng vấn đề, sử dụng con đường giao tiếp bằng lời nói, không sử dụng tay chân. Về phía học sinh, mình liên tục tìm ra các cách kết nối khác nhau để hiểu bạn ấy hơn.

Hiện tại, phụ huynh và bạn ấy đã giao tiếp với nhau tốt hơn. Bạn ấy cũng không còn sợ môn Văn nữa, tự tin hơn và bước đầu đã tự có mong muốn cải thiện bản thân (thay vì mặc kệ mọi thứ xảy ra như trước). Quá trình này cần hơn một năm.

Qua đây mình cũng mong rằng các giáo viên có sự suy xét thận trọng khi cho điểm. Điểm không chỉ là số, mà nó còn tác động đến ý chí, tinh thần của học sinh. Với bạn học sinh nào cố gắng, thì các thầy cô có thể nhắn nhủ sự khích lệ nỗ lực ấy đến học sinh thông qua điểm số phù hợp.

Với các bậc phụ huynh, người lớn nên dành thời gian bên con để hiểu con hơn, đừng nghĩ khi chúng ta sinh ra con cái thì đương nhiên sẽ hiểu hết về con cái - "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", cũng đừng ngại mất thời gian với con. Vì thành quả (hay hậu quả) thì về già chúng ta mới thấm thía. Cũng không nên vội vàng nghĩ con mình có vấn đề, rồi cho đi thăm khám, làm một loạt các bài test đến nỗi trẻ nhỏ tin là chúng có vấn đề thật.

Cuối cùng, để giúp một đứa trẻ tốt hơn, chúng ta không nên quên hai điều: Hiểu đứa trẻ và thuyết phục cha mẹ, thầy cô cùng tham gia vào quá trình giúp đỡ trẻ.

Hãy học cách lắng nghe, luôn lắng nghe và chia sẻ và tôn trọng chúng với cương vị là người cha, người mẹ.

Mình nghĩ là đừng đem trẻ ra để so sánh với những đứa trẻ khác, đây có vẻ là vấn đề mà đại đa số các bậc phụ huynh đều vô tình mắc phải. Đừng nói với chúng: ''Em của con đã biết đếm rồi kia kìa, vậy mà con còn không biết, thật ngốc quá đi mà'', cho dù là trẻ có thật sự kém những đứa trẻ khác đi chăng nữa. Lúc nào cũng mang chúng ra để cân đo đong đếm chính là nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ mất đi tự tin vào bản thân.