Làm sao để có thể đọc sách bằng tiếng Anh tốt?

  1. Sách

  2. Ngoại ngữ

Mình học tiếng Anh không phải quá tệ, nói chung ở mức hơn Khá, nhưng khi đọc sách tiếng Anh mình lại thấy chẳng dễ chút nào :((

Từ khóa: 

sách

,

ngoại ngữ

Cảm ơn anh

Nguyenphuhoang Nam
đã tin tưởng nhá!

Chào bạn @Cuộc Sống Muôn Màu, mình có dạy ngôn ngữ nên cũng thường xuyên gặp những câu hỏi chung chung thế này từ học sinh. Câu trả lời ngắn là: cứ kiên trì đọc nữa, đọc nhiều vào. (Đọc đến cuối nếu muốn "tip" =)))))

Theo mình thì đọc và nghe (input) rất quan trọng và giúp viết và nói (output). Khi học sinh than rằng nói dở thì mình thường khuyên nghe nhiều thêm, viết dở thì đọc nhiều thêm. Còn đọc dở thì không có đường tắt nào ngoài đọc nhiều thêm.

Nhưng mà mình không biết trình độ cụ thể của bạn ra sao, mục đích khi đọc của bạn là gì, hay khi bạn nói không dễ là như thế nào, nên mình khó có thể nói cụ thể. Tuy nhiên một yếu tố chính là lượng từ vựng của bạn chưa đủ nhiều.

Bạn có thể đọc từ những văn bản dễ đọc hơn (mà bạn có thể biết khoảng 70% từ vựng). Khi đọc hiểu được khoảng ~70% từ vựng thì bạn cũng nắm được sơ sơ nội dung, điều này lại giúp bạn đoán được ~30% còn lại mà bạn chưa biết. Điều này không nhất thiết phải xảy ra một cách ý thức, não bạn sẽ tự trong tiềm thức giúp bạn đoán mấy từ vựng đó dựa trên văn cảnh. (NB: Con số % trên hoàn toàn do mình ước lượng dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong việc học và dạy chứ không dựa trên bằng chứng cụ thể nào). Khoảng thời gian đầu nếu khó khăn bạn có thể tra từ điển 1 số từ quan trọng đối với nội dung. Bạn có thể tập dùng từ điển Anh-Anh luôn. Nhưng khi việc đọc này xảy ra rất nhiều rồi, não bạn trở nên rất giỏi "đoán" nghĩa của những từ bạn không biết (nhờ vô số những kết nối nơron). Dần dần khi đọc lên những văn bản khó hơn, bạn chẳng cần từ điển nữa mà vẫn hiểu những từ mới chưa gặp.

Còn một lời khuyên này tạm coi là "mánh". Bạn nên học gốc từ và các tiếp đầu ngữ. Điều này giúp bạn học được rất nhiều từ một lúc. Và khi gặp từ mới liên quan trong lúc đọc cũng dễ hiểu, dễ nhớ, mà không cần tra từ hay ghi chép!

Mình rất hay khuyên học sinh khi tra từ, tra luôn từ nguyên bằng từ khóa "etymology". Ví dụ bạn học gốc của chữ "happy" thì bạn biết "hap" có nghĩa là "luck/fortune". Sau đó khi bạn gặp "mishap", với kiến thức về tiếp đầu ngữ "mis-", và biết chữ "hap", cộng với ngữ cảnh; bạn tự biết được "mishap" là "misfortune / bad luck".

Một ví dụ nữa rồi mình đi ngủ. Mình gặp chữ "circumambulation" (đi xung quanh) lần đầu khi hồi trước mình đọc về stupa, và mình hiểu luôn vì mình hiểu "circum" (xung quanh) và "ambulation" (đi). Một số từ khác liên quan "ambulation" là "amble", "preamble", "ambulance", "ambulatory", "somnambulist", vân vân. À ví dụ "somnambulist" là người mộng du. Gặp gốc "somn-" (mơ) và "ambulo" (đi bộ) là hiểu.

Thế nhé! Chứ mình kể ví dụ thì sáng mai cũng không hết đâu. Có gì bạn cứ hỏi thêm chi tiết, mình sẽ sẵn lòng chia sẻ thêm. Chúc vui!

Trả lời

Cảm ơn anh

Nguyenphuhoang Nam
đã tin tưởng nhá!

Chào bạn @Cuộc Sống Muôn Màu, mình có dạy ngôn ngữ nên cũng thường xuyên gặp những câu hỏi chung chung thế này từ học sinh. Câu trả lời ngắn là: cứ kiên trì đọc nữa, đọc nhiều vào. (Đọc đến cuối nếu muốn "tip" =)))))

Theo mình thì đọc và nghe (input) rất quan trọng và giúp viết và nói (output). Khi học sinh than rằng nói dở thì mình thường khuyên nghe nhiều thêm, viết dở thì đọc nhiều thêm. Còn đọc dở thì không có đường tắt nào ngoài đọc nhiều thêm.

Nhưng mà mình không biết trình độ cụ thể của bạn ra sao, mục đích khi đọc của bạn là gì, hay khi bạn nói không dễ là như thế nào, nên mình khó có thể nói cụ thể. Tuy nhiên một yếu tố chính là lượng từ vựng của bạn chưa đủ nhiều.

Bạn có thể đọc từ những văn bản dễ đọc hơn (mà bạn có thể biết khoảng 70% từ vựng). Khi đọc hiểu được khoảng ~70% từ vựng thì bạn cũng nắm được sơ sơ nội dung, điều này lại giúp bạn đoán được ~30% còn lại mà bạn chưa biết. Điều này không nhất thiết phải xảy ra một cách ý thức, não bạn sẽ tự trong tiềm thức giúp bạn đoán mấy từ vựng đó dựa trên văn cảnh. (NB: Con số % trên hoàn toàn do mình ước lượng dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong việc học và dạy chứ không dựa trên bằng chứng cụ thể nào). Khoảng thời gian đầu nếu khó khăn bạn có thể tra từ điển 1 số từ quan trọng đối với nội dung. Bạn có thể tập dùng từ điển Anh-Anh luôn. Nhưng khi việc đọc này xảy ra rất nhiều rồi, não bạn trở nên rất giỏi "đoán" nghĩa của những từ bạn không biết (nhờ vô số những kết nối nơron). Dần dần khi đọc lên những văn bản khó hơn, bạn chẳng cần từ điển nữa mà vẫn hiểu những từ mới chưa gặp.

Còn một lời khuyên này tạm coi là "mánh". Bạn nên học gốc từ và các tiếp đầu ngữ. Điều này giúp bạn học được rất nhiều từ một lúc. Và khi gặp từ mới liên quan trong lúc đọc cũng dễ hiểu, dễ nhớ, mà không cần tra từ hay ghi chép!

Mình rất hay khuyên học sinh khi tra từ, tra luôn từ nguyên bằng từ khóa "etymology". Ví dụ bạn học gốc của chữ "happy" thì bạn biết "hap" có nghĩa là "luck/fortune". Sau đó khi bạn gặp "mishap", với kiến thức về tiếp đầu ngữ "mis-", và biết chữ "hap", cộng với ngữ cảnh; bạn tự biết được "mishap" là "misfortune / bad luck".

Một ví dụ nữa rồi mình đi ngủ. Mình gặp chữ "circumambulation" (đi xung quanh) lần đầu khi hồi trước mình đọc về stupa, và mình hiểu luôn vì mình hiểu "circum" (xung quanh) và "ambulation" (đi). Một số từ khác liên quan "ambulation" là "amble", "preamble", "ambulance", "ambulatory", "somnambulist", vân vân. À ví dụ "somnambulist" là người mộng du. Gặp gốc "somn-" (mơ) và "ambulo" (đi bộ) là hiểu.

Thế nhé! Chứ mình kể ví dụ thì sáng mai cũng không hết đâu. Có gì bạn cứ hỏi thêm chi tiết, mình sẽ sẵn lòng chia sẻ thêm. Chúc vui!

Mình nghĩ có bạn sứ giả Noron rất rành ở lĩnh vực này có thể giúp bạn đó, mình đã mời bạn Vincentius Annamensis Nguyễn Duy Thiên rồi, hi vọng bạn ấy sớm thấy thông báo và có thể giải tỏa khúc mắc cho bạn nhé.