Làm sao để có thể chăm chỉ?
chăm chỉ
,kỹ năng mềm
1. Tự thuyết phục bản thân rằng mình muốn làm việc
Một trong những cách dễ nhất là tự thuyết phục bản thân: "Công việc này thật ra rất dễ dàng." Hãy cố gắng dẹp bỏ ý nghĩ rằng để đạt được kết quả thì bạn phải trải qua bao nhiêu khó khăn. Tập suy nghĩ về cảm giác dễ chịu và sung sướng sau khi hoàn thành công việc sẽ tạo thêm động lực cho bạn.
Biến khó thành dễ - đây rõ ràng là một thử thách cho đầu óc của bạn, nhưng nếu bạn làm được thì công việc sẽ không bao giờ còn là trở ngại nữa.
2. Kiểm soát mọi thứ
Sự thực là ai cũng dễ bị choáng ngợp bởi một núi công việc và trách nhiệm. Vậy nên hãy cố gắng tự giúp bản thân mình bằng cách tự nhủ trong đầu rằng ít nhất thì bạn cũng nắm toàn quyền kiểm soát hoàn cảnh và hành động của mình.
Khi mọi việc còn nằm trong tầm tay bạn, thì bạn vẫn còn đầy đủ sức mạnh để giải quyết tất cả.
3. Kết thân với những người chăm chỉ
Không có ai là nên lủi thủi một mình. Nếu bạn muốn theo đuổi nghiêm túc mục tiêu của bạn, thì hãy giao du với những người cũng đang làm việc cực kỳ chăm chỉ và bận rộn.
Đó có thể là những người đồng nghiệp tốt tạo cảm hứng cho bạn trong công việc; hoặc một nhóm bạn thân gồm những người nhiều động lực và có chí tiến thủ - dù là ai thì bạn cũng sẽ được thúc đẩy với tinh thần thoải mái hơn.
4. Chia nhỏ công việc
Phân chia một nhiệm vụ khó khăn thành nhiều phần nhỏ sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra các trở ngại hơn và sẵn sàng xử lý chúng. Từng bước một giải quyết công việc và tận hưởng thành quả ngay trong quá trình làm việc sẽ giúp bạn có thêm động lực, cũng như giữ cho tinh thần lúc nào cũng lạc quan.
5. Giữ tập trung
Sẽ rất khó tạo động lực cho bản thân khi bạn không thể tập trung hoàn toàn vào công việc bạn đang làm.
Hãy thử giới hạn sự tiếp xúc của bản thân với các nhân tố gây nhiễu như tin nhắn, emails rác hay các cuộc hẹn hò chơi bời.
Điều quan trọng là phải để cho người thân của bạn biết rằng bạn đang cần tập trung, và không rảnh rỗi để đi trả lời tất cả mọi người. Họ sẽ thôi làm phiền bạn và bạn cũng không gây rắc rối với bất kỳ mối quan hệ nào cả.
6. Ghi nhớ "LÝ DO" của bản thân
Không điều gì tạo được động lực nhiều hơn là tự nhắc nhở bản thân VÌ SAO mình đã bắt đầu công việc này. Dù là bạn đang hoàn thiện một đồ án hay dọn một món ăn lên bàn, điều quan trọng nhất là luôn luôn giữ tâm niệm về điều đã tạo nên cảm hứng cho bản thân.
Chính lý do và cảm hứng ngay từ ban đầu sẽ hình thành nên tầm nhìn và vị trí của sự nghiệp bạn theo đổi ở hiện tại và trong tương lai.
7. Lạc quan
Nếu như thất bại là một phần tất yếu trong quá trình phát triển, thì hãy chấp nhận nó như là bài học và đòn bẩy cho thành công cuối cùng về sau.
Hãy cứ làm mọi việc mà bạn phải làm, bất chấp những gì kẻ khác nói. Quan trọng hơn là hãy tập trung vào công việc của mình, đừng vì thấy kẻ khác thành công quá sớm mà thất vọng về bản thân. Tự tin vào những điểm mạnh của bạn, và hãy theo đuổi đến cùng.
Lan Anh
1. Tự thuyết phục bản thân rằng mình muốn làm việc
Một trong những cách dễ nhất là tự thuyết phục bản thân: "Công việc này thật ra rất dễ dàng." Hãy cố gắng dẹp bỏ ý nghĩ rằng để đạt được kết quả thì bạn phải trải qua bao nhiêu khó khăn. Tập suy nghĩ về cảm giác dễ chịu và sung sướng sau khi hoàn thành công việc sẽ tạo thêm động lực cho bạn.
Biến khó thành dễ - đây rõ ràng là một thử thách cho đầu óc của bạn, nhưng nếu bạn làm được thì công việc sẽ không bao giờ còn là trở ngại nữa.
2. Kiểm soát mọi thứ
Sự thực là ai cũng dễ bị choáng ngợp bởi một núi công việc và trách nhiệm. Vậy nên hãy cố gắng tự giúp bản thân mình bằng cách tự nhủ trong đầu rằng ít nhất thì bạn cũng nắm toàn quyền kiểm soát hoàn cảnh và hành động của mình.
Khi mọi việc còn nằm trong tầm tay bạn, thì bạn vẫn còn đầy đủ sức mạnh để giải quyết tất cả.
3. Kết thân với những người chăm chỉ
Không có ai là nên lủi thủi một mình. Nếu bạn muốn theo đuổi nghiêm túc mục tiêu của bạn, thì hãy giao du với những người cũng đang làm việc cực kỳ chăm chỉ và bận rộn.
Đó có thể là những người đồng nghiệp tốt tạo cảm hứng cho bạn trong công việc; hoặc một nhóm bạn thân gồm những người nhiều động lực và có chí tiến thủ - dù là ai thì bạn cũng sẽ được thúc đẩy với tinh thần thoải mái hơn.
4. Chia nhỏ công việc
Phân chia một nhiệm vụ khó khăn thành nhiều phần nhỏ sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra các trở ngại hơn và sẵn sàng xử lý chúng. Từng bước một giải quyết công việc và tận hưởng thành quả ngay trong quá trình làm việc sẽ giúp bạn có thêm động lực, cũng như giữ cho tinh thần lúc nào cũng lạc quan.
5. Giữ tập trung
Sẽ rất khó tạo động lực cho bản thân khi bạn không thể tập trung hoàn toàn vào công việc bạn đang làm.
Hãy thử giới hạn sự tiếp xúc của bản thân với các nhân tố gây nhiễu như tin nhắn, emails rác hay các cuộc hẹn hò chơi bời.
Điều quan trọng là phải để cho người thân của bạn biết rằng bạn đang cần tập trung, và không rảnh rỗi để đi trả lời tất cả mọi người. Họ sẽ thôi làm phiền bạn và bạn cũng không gây rắc rối với bất kỳ mối quan hệ nào cả.
6. Ghi nhớ "LÝ DO" của bản thân
Không điều gì tạo được động lực nhiều hơn là tự nhắc nhở bản thân VÌ SAO mình đã bắt đầu công việc này. Dù là bạn đang hoàn thiện một đồ án hay dọn một món ăn lên bàn, điều quan trọng nhất là luôn luôn giữ tâm niệm về điều đã tạo nên cảm hứng cho bản thân.
Chính lý do và cảm hứng ngay từ ban đầu sẽ hình thành nên tầm nhìn và vị trí của sự nghiệp bạn theo đổi ở hiện tại và trong tương lai.
7. Lạc quan
Nếu như thất bại là một phần tất yếu trong quá trình phát triển, thì hãy chấp nhận nó như là bài học và đòn bẩy cho thành công cuối cùng về sau.
Hãy cứ làm mọi việc mà bạn phải làm, bất chấp những gì kẻ khác nói. Quan trọng hơn là hãy tập trung vào công việc của mình, đừng vì thấy kẻ khác thành công quá sớm mà thất vọng về bản thân. Tự tin vào những điểm mạnh của bạn, và hãy theo đuổi đến cùng.
H Mac
Lữ Văn Nghĩa
Anh Thơ
1. Hãy nghĩ đến mục đích mà mình muốn đạt được, ước mơ mà mình muốn hướng tới => sẽ cố gắng
2. Đừng bao giờ lười biếng => sẽ rất chăm chỉ
Linh MiChu
Tài Quỳnh