Làm sao để có những người bạn thực sự chứ không phải xã giao?
Cuộc sống của e rất nhàm chán, quanh đi quẩn lại: đi học - về nhà, đi làm thêm - về nhà. E không có 1 chủ đề nào để nói hay để chia sẻ.
E cảm thấy rất khó khăn trong việc kết bạn.
tâm sự cuộc sống
Mình nghĩ kết bạn cũng giống như hành trình học tập hay hình thành phát triển sở thích. Bạn nên có những trải nghiệm với con người nhất định, đúng hơn là cho phép bản thân mình có cơ hội gặp gỡ nhiều hơn (trong khả năng của bạn) để biết được xung quanh bạn tồn tại những cá nhân giống và khác bạn như thế nào. Tương tự như khi một đứa trẻ hình thành sở thích của nó, nó cũng cần trải nghiệm nhiều hoạt động để biết được trong vô vàn các hoạt động thì (những) cái nào phù hợp với chúng nhất.
Tuy nhiên, việc gặp gỡ nhiều hơn đơn thuần chỉ giúp bạn có xác suất gặp được những con người phù hợp với mình lớn hơn (bên cạnh việc rèn luyện các kĩ năng xã hội). Vậy yếu tố cốt lõi của một tình bạn là gì? Mình nghĩ nó là sự thấu hiểu. Hiểu ta và hiểu người. Tất cả các mối quan hệ tình bạn hay tình yêu tìm đến nhau cốt yếu cũng để mong cầu bản thân mình được thấu hiểu và quan tâm, dù ở trên những mức độ khác nhau. Thế nên, để có được những mối quan hệ bạn bè gắn kết, bạn cần:
(1) Hiểu tôi là ai? Tôi là người như thế nào? Có những mối quan tâm là gì? Điều tôi tìm kiếm trong một tình bạn là gì? Tôi có phải là một người bạn tốt không? Tôi có những phẩm chất đáng khen hay đáng trách? v.v. Việc hiểu bản thân mình hơn sẽ giúp bạn tự chủ và chủ động được trong việc tạo lập, phát triển, và duy trì các mối quan hệ gần gũi và sâu sắc với bạn. Ví dụ: A là một người hướng nội. Tuy nhiên, vì A luôn bị ám ảnh bởi việc "phải có bạn mới thành công", nên A cố ép mình kết thân với bất cứ ai dù họ không hiểu A hay không có điểm chung nào với A. A bị bạn bè lôi kéo vào những bữa tiệc náo nhiệt, bị bạn bè hỏi những câu trông rất thoải mái và bình thường nhưng thực tế lại khiếm nhã đối với A. Ở đây, A chưa học cách hiểu và tôn trọng bản thân mình, nên dù có cố gắng báo nhiêu, những mối quan hệ gượng ép đấy cuối cùng vẫn khiến A cảm thấy mệt mỏi và lạc lõng.
(2) Hiểu người là ai? Để có được một mối quan hệ được gây dựng dựa trên sự thấu hiểu và tôn trọng, bạn cần học cách thấu hiểu người khác. Họ thật sự là ai? Họ có những điểm chung nào với tôi? Họ có sở thích sở ghét như thế nào? Họ khác biệt với tôi như thế nào? v.v. Bởi một mối quan hệ gắn kết nằm ở cả 2 bên đều cảm thấy được hiểu, được lắng nghe, được thông cảm, được giúp đỡ, nên nếu bạn muốn người bạn của mình đối xử một cách chân thành với bạn, bạn cũng cần đối xử với họ như thế.
Ông Rùa
Mình nghĩ kết bạn cũng giống như hành trình học tập hay hình thành phát triển sở thích. Bạn nên có những trải nghiệm với con người nhất định, đúng hơn là cho phép bản thân mình có cơ hội gặp gỡ nhiều hơn (trong khả năng của bạn) để biết được xung quanh bạn tồn tại những cá nhân giống và khác bạn như thế nào. Tương tự như khi một đứa trẻ hình thành sở thích của nó, nó cũng cần trải nghiệm nhiều hoạt động để biết được trong vô vàn các hoạt động thì (những) cái nào phù hợp với chúng nhất.
Tuy nhiên, việc gặp gỡ nhiều hơn đơn thuần chỉ giúp bạn có xác suất gặp được những con người phù hợp với mình lớn hơn (bên cạnh việc rèn luyện các kĩ năng xã hội). Vậy yếu tố cốt lõi của một tình bạn là gì? Mình nghĩ nó là sự thấu hiểu. Hiểu ta và hiểu người. Tất cả các mối quan hệ tình bạn hay tình yêu tìm đến nhau cốt yếu cũng để mong cầu bản thân mình được thấu hiểu và quan tâm, dù ở trên những mức độ khác nhau. Thế nên, để có được những mối quan hệ bạn bè gắn kết, bạn cần:
(1) Hiểu tôi là ai? Tôi là người như thế nào? Có những mối quan tâm là gì? Điều tôi tìm kiếm trong một tình bạn là gì? Tôi có phải là một người bạn tốt không? Tôi có những phẩm chất đáng khen hay đáng trách? v.v. Việc hiểu bản thân mình hơn sẽ giúp bạn tự chủ và chủ động được trong việc tạo lập, phát triển, và duy trì các mối quan hệ gần gũi và sâu sắc với bạn. Ví dụ: A là một người hướng nội. Tuy nhiên, vì A luôn bị ám ảnh bởi việc "phải có bạn mới thành công", nên A cố ép mình kết thân với bất cứ ai dù họ không hiểu A hay không có điểm chung nào với A. A bị bạn bè lôi kéo vào những bữa tiệc náo nhiệt, bị bạn bè hỏi những câu trông rất thoải mái và bình thường nhưng thực tế lại khiếm nhã đối với A. Ở đây, A chưa học cách hiểu và tôn trọng bản thân mình, nên dù có cố gắng báo nhiêu, những mối quan hệ gượng ép đấy cuối cùng vẫn khiến A cảm thấy mệt mỏi và lạc lõng.
(2) Hiểu người là ai? Để có được một mối quan hệ được gây dựng dựa trên sự thấu hiểu và tôn trọng, bạn cần học cách thấu hiểu người khác. Họ thật sự là ai? Họ có những điểm chung nào với tôi? Họ có sở thích sở ghét như thế nào? Họ khác biệt với tôi như thế nào? v.v. Bởi một mối quan hệ gắn kết nằm ở cả 2 bên đều cảm thấy được hiểu, được lắng nghe, được thông cảm, được giúp đỡ, nên nếu bạn muốn người bạn của mình đối xử một cách chân thành với bạn, bạn cũng cần đối xử với họ như thế.
Tuyết Mai
Để có những người bạn thực sự thì trước tiên em phải tiếp xúc với nhiều người và đi qua bước xã giao rồi từ từ mới có thể tìm ra những người hợp để mình cùng đồng hành lâu dài. Cứ cư xử đúng mực, tử tế không cần cố gắng để làm thân cũng đừng cố gắng để tránh, rồi bắt đầu trò chuyện từ điều bình thường nhất dần dần sẽ thấy được ai là người có thể làm bạn lâu dài.
Nếu em còn là sinh viên thì ngoài việc học với đi làm thêm có thể tham gia hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, thực tập,....ở đó sẽ là môi trường để em có những người bạn để cùng chia sẻ, cùng học hỏi phát triển.
Solitary
Thực ra cuộc sống như là một cái duyên vậy, đủ duyên thì mọi thứ mới tới, nhiều khi mình mở lòng, mình khao khát có bạn nhưng chưa đủ duyên thì người đó lại chưa phải là bạn mình.
Nên theo mình bạn cứ bình tĩnh đón nhận, nếu thấy có cơ hội làm bạn được với ai cứ thử xem. Nhiều khi chỉ là cái gật đầu, mỉm cười với người xa lạ lại chính là gieo duyên cho chính bạn.
Còn lại thì không có bạn thì ta có chính mình, sống và làm bạn với chính mình một cách hài hoà cũng rất là ok bạn ạ.