Làm sao để chuyển hóa lòng đố kỵ?
Như tít, khi bạn của tôi thất bại tôi cảm thấy buồn, nhưng khi bạn thành công tôi buồn gấp vạn lần...
Có cách nào sửa đổi ko các bạn? Tôi luôn chán nản vì thái độ này của mình, nhưng tôi chẳng thà tự chết mòn chứ tuyệt ko bao giờ hại ai là điều chắc chắn
tâm lý học
,tâm sự cuộc sống
Để chuyển hóa lòng đố kỵ thì trước tiên, bạn phải hiểu được bản thân, hiểu được giá trị của bản thân nằm ở đâu và học cách trân trọng chính mình
Bạn đố kỵ chứng tỏ là bạn đang so sánh mình với người ta rồi. Mỗi người chúng ta là duy nhất, là đặc biệt nhất. Ai cũng có điểm tốt, điểm xấu, không ai trên đời này là hoàn hảo cả. Người ta giỏi hơn bạn cái này cũng không có nghĩa là bạn kém cỏi, bởi vì bạn có cuộc đời riêng của mình, bạn có đường đua riêng của mình mà.
Hãy đọc và ngẫm nghĩ: "Quan trọng hơn cả là bạn phải biết mình là ai. Hãy ví mình như một loài hoa. Hoa sẽ kết nụ rồi nở ra theo hình dáng tạo hóa ban sẵn.
Tất cả các loài hoa đều khoe sắc một cách tự nhiên theo những gì bản thân có, không hề phải cố gắng theo những tác động từ bên ngoài "
Tất cả các loài hoa đều khoe sắc một cách tự nhiên theo những gì bản thân có, không hề phải cố gắng theo những tác động từ bên ngoài "
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Phương Chi
Để chuyển hóa lòng đố kỵ thì trước tiên, bạn phải hiểu được bản thân, hiểu được giá trị của bản thân nằm ở đâu và học cách trân trọng chính mình
Bạn đố kỵ chứng tỏ là bạn đang so sánh mình với người ta rồi. Mỗi người chúng ta là duy nhất, là đặc biệt nhất. Ai cũng có điểm tốt, điểm xấu, không ai trên đời này là hoàn hảo cả. Người ta giỏi hơn bạn cái này cũng không có nghĩa là bạn kém cỏi, bởi vì bạn có cuộc đời riêng của mình, bạn có đường đua riêng của mình mà.
Tất cả các loài hoa đều khoe sắc một cách tự nhiên theo những gì bản thân có, không hề phải cố gắng theo những tác động từ bên ngoài "
Lê Hương Mai
Lê Chung
1. Sám hối
Nhìn nhận lại những việc mình đã làm sai, những việc mình đã nảy sinh lòng đố kỵ và xin sám hối trước Phật
2. Tu tập các pháp để phát triển chánh niệm :
Có thể ngồi thiền, có thể đi thiền hành, hay có thể trì danh hiệu Phật thông qua lần chuỗi,…
Khi sức tỉnh giác chánh niệm đã có, thì khi đối cảnh như thấy người khác thành công hơn, mà lúc đó quý vị khởi lên tâm đố kỵ, thì sức tỉnh giác chánh niệm sẽ nhận biết được ngay.
3. Tu tập tâm tùy hỷ :
Tùy là thuận theo.
Hỷ là vui mừng.
Nếu là người biết tu, khi sự nhận thức được tâm ganh tị khởi phát, ta buông xả không theo, tác ý tâm hoan hỷ.
Quán thêm ý nghĩ : «Người làm tốt là ta phải vui mừng trước thành công của người, sau này ta cũng vậy, sao ta lại đố kị ».
Với người không tu, cứ chấp giữ chỉ làm người đó bị tổn phước, thậm chí có những hành động không tốt như cạnh tranh hay hãm hại, rồi làm tình hình thêm phức tạp, chỉ gây thêm khổ não. Và tương lai, chỉ mãi làm người thấp hèn, chẳng bao giờ được ai kính trọng hay khen ngợi.
4. Tu tập tâm từ bi :
Hằng ngày ta phải trải lòng thương yêu tất cả chúng sinh.
Như thương yêu con người, những con vật, những chúng sinh trong cõi siêu hình, thương yêu cả môi trường và cây cỏ,…v…v …
Tình thương ấy cũng giống như mình thương chính bản thân mình vậy, hay là thương như chính những người thân yêu của mình vậy.
Và khi tâm từ bi ấy chúng phát triển ở mức cao độ, nghĩa là quý vị sẽ không còn ghen ghét khi thấy người khác đạt được những thành tích cao hơn mình nữa.