Làm sao để chấp nhận cái chết của bản thân và người thân?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Tâm lý học

Làm sao để chấp nhận cái chết hả mọi người . Em thấy cái chết khó chấp nhận quá , nếu chết là hết thì em sẽ mất hết ý thức , không còn nhìn thấy những người mình thương yêu nhất . Em hiểu chết là điều mà ai rồi cũng sẽ phải trải qua nhưng em thấy buồn và không thể chấp nhận nó . Mọi người giúp em với ạ

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

,

tâm lý học

Chấp nhận cái chết của bản thân và người thân, cái này thì thực tế không ai ngăn cản cũng như không ai biết trước được cái chết đến lúc nào, trừ những người chủ động tìm tới cái chết.
.
Mỗi nền văn hóa có cái nhìn với cái chết khác nhau, chủ yếu thì đón đám tang một cách buồn bã, khóc lóc; nơi thì lại nhìn cái chết với cái nhìn vui vẻ như Ghana với Coffin Dance có 6 anh da đen nhảy khiêng hòm nổi tiếng, hay ngay ở Miền Tây nhiều khi đám tang cũng tổ chức nhạc vui linh đình để người ra đi được vui vẻ.
.
Nói chung cái chết bạn đối mặt nó như thế nào là nằm ở thế giới quan của bạn. Bạn nên mở rộng thế giới quan ra bằng đọc sách, tìm hiểu về tôn giáo, tìm hiểu về đạo, nghe podcast... để thấu hiểu hơn ý nghĩa của cuộc sống và cái chết.
.
Nếu bạn tìm hiểu kha khá, bạn có thể thấy người nhật họ sống chỉ để nuôi dưỡng sự chết, sống làm sao để cho cái chết được đẹp và là mục tiêu của một số người Nhật. Trích Rừng Na-Uy: "sự chết không là đối nghịch của sự sống, mà là một phần của sự sống". Sống, tức là nuôi dưỡng Chết." Hay bạn cũng có thể đọc Khi hơi thở hóa thinh không để hiểu được cái chết như thế nào đối với góc nhìn của một bác sĩ phẫu thuật cũng dính ung thư đối mặt với tử thần.
.
Và vì bạn sẽ không kiểm soát được cái chết, theo chủ nghĩa khắc kỉ, chúng ta không nên quá bận tâm và buồn vì những thứ chúng ta không thể kiểm soát được. Nên hay cho nó thuận tự nhiên, và sống cho đáng sống để không lãng phí nó. Đó là tất cả những gì bạn có thể làm.
/
Chết chưa ai dám chắc nó là hết đâu, giữa cái vũ trụ bao la xoay vòng này vốn bạn làm gì cũng chẳng quan trọng lắm. Chúng ta rồi cũng hóa cát bụi nên hãy sống cho đáng sống.

Trả lời

Chấp nhận cái chết của bản thân và người thân, cái này thì thực tế không ai ngăn cản cũng như không ai biết trước được cái chết đến lúc nào, trừ những người chủ động tìm tới cái chết.
.
Mỗi nền văn hóa có cái nhìn với cái chết khác nhau, chủ yếu thì đón đám tang một cách buồn bã, khóc lóc; nơi thì lại nhìn cái chết với cái nhìn vui vẻ như Ghana với Coffin Dance có 6 anh da đen nhảy khiêng hòm nổi tiếng, hay ngay ở Miền Tây nhiều khi đám tang cũng tổ chức nhạc vui linh đình để người ra đi được vui vẻ.
.
Nói chung cái chết bạn đối mặt nó như thế nào là nằm ở thế giới quan của bạn. Bạn nên mở rộng thế giới quan ra bằng đọc sách, tìm hiểu về tôn giáo, tìm hiểu về đạo, nghe podcast... để thấu hiểu hơn ý nghĩa của cuộc sống và cái chết.
.
Nếu bạn tìm hiểu kha khá, bạn có thể thấy người nhật họ sống chỉ để nuôi dưỡng sự chết, sống làm sao để cho cái chết được đẹp và là mục tiêu của một số người Nhật. Trích Rừng Na-Uy: "sự chết không là đối nghịch của sự sống, mà là một phần của sự sống". Sống, tức là nuôi dưỡng Chết." Hay bạn cũng có thể đọc Khi hơi thở hóa thinh không để hiểu được cái chết như thế nào đối với góc nhìn của một bác sĩ phẫu thuật cũng dính ung thư đối mặt với tử thần.
.
Và vì bạn sẽ không kiểm soát được cái chết, theo chủ nghĩa khắc kỉ, chúng ta không nên quá bận tâm và buồn vì những thứ chúng ta không thể kiểm soát được. Nên hay cho nó thuận tự nhiên, và sống cho đáng sống để không lãng phí nó. Đó là tất cả những gì bạn có thể làm.
/
Chết chưa ai dám chắc nó là hết đâu, giữa cái vũ trụ bao la xoay vòng này vốn bạn làm gì cũng chẳng quan trọng lắm. Chúng ta rồi cũng hóa cát bụi nên hãy sống cho đáng sống.

Hãy coi nó như món quà như một trải nghiệm tuyệt vời để khám phá những điều sau khi chết.

Nhiều nền văn minh suy nghĩ về cái chết là sự khởi đầu. Hồi trước mình cũng sợ chết lắm nên tự hỏi vì sao mình sợ chết và cái chết của người thân tới vậy, mình thấy là:

  • Mình sợ sự đau đớn và cảm giác không thể làm gì được để chấm dứt điều đó
  • Mình sợ cảm giác mấy mát vì mình cần chỗ dựa tinh thần, vật chất

Tuy nhiên cái chết là điều bắt buộc phải xảy ra và 2 lý do của sự sợ hãi kia mình thấy là đều có thể đến kể cả khi không có cái chết. Nên mình học cách tìm cách chấp nhận 2 nỗi sợ trên.

Nỗi sợ cái chết của bạn có thể đến từ một nỗi sợ sâu xa hơn, bạn thử xem nguồn gốc của nỗi sợ đó, có thể b sẽ tìm đc cách chấp nhận để tâm bình an hơn nhé:P

Mình thấy, cái chết của mình và ai đều là điều tất yếu. Nên mình không cảm thấy phiền lòng về nó cho lắm. Cứ sống hết mình thôi, bận tâm chi những thứ ko thể kiểm soát
Mình thấy chết không đáng sợ bằng việc mà sống lúc nào cũng sợ hãi

Dear,

Mình thấy chấp nhận cái chết và "không chấp nhận" là hai phong cách sống khác nhau, nhưng mà không thấy cái nào hơn cái nào. ý tưởng "không chấp nhận cái chết" theo mình còn có chút ý thơ hào hùng trong đó. 

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại .
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Xuân Diệu vì nghĩ đến cái chết sắp tới nên muốn sống hết mình là vậy. Hãy nghĩ trong khi những người yolo đang nghĩ vơ vẩn ăn gì chơi gì hôm nay thì bạn suy tư về chuyện sống chết, không phải là nó thâm trầm ý nghĩa hay ho hơn sao.
Sinh tử là chuyện quan trọng nhất của đời người, mà đa số không thấy rõ nó, hoặc không hiểu bản chất của nó, hoặc biết nhưng không rung cảm quan tâm mà lơ đi. Bạn có một nỗi đau khổ cao quý bậc nhất của nhân loại mà sao lại muốn bỏ đi như thế.
Mình không biết cách đúng đắn để giải quyết buồn phiền của bạn. Nhưng từ xưa tới nay có nhiều vĩ nhân cũng đã suy ngẫm và giới thiệu con đường của họ lại cho đời sau. Bạn có thể tham khảo:
- hạnh phúc sau khi chết: bạn tin là nếu bạn sống tốt, sau khi chết bạn sẽ có một vé lên thiên đàng sống hạnh phúc, lúc này cái chết là điều đáng mong đợi 
- khắc-kỷ đạo đức: bạn tin là đạo đức quan trọng hơn hết thảy, và cố gắng hành động một cách đức hạnh, lúc này sự chết không còn là lo lắng lớn nhất của bạn nữa.
- giới-định-tuệ: hành động chuẩn mực, tu hành tâm linh, mở ra trí tuệ khám phá bản chất vô ngã của chúng sinh, không có "ta" thì không có "ta" chết hay sống, từ đó siêu thoát sinh tử
- khoa học chinh phục tự nhiên: loài người đã chinh phục được sông núi, bay lên vũ trụ. Y học đã tăng tuổi thọ trung bình của con người lên gấp đôi trong trăm năm gần đây. Cái chết cũng là một hiện tượng tự nhiên mà chúng ta có thể chinh phục. Có nhiều startup ở Âu Mỹ và Trung Quốc đang nghiên cứu chủ đề này, bạn có thể tham gia theo ba cách: trở nên giàu có và đầu tư cho một dự án chinh phục cái chết, học hành giỏi giang và trở thành nhân viên nghiên cứu ( chủ yếu trong các lĩnh vực y học, công nghệ sinh học, khoa học máy tính), hoặc đăng ký tình nguyện tham gia các thử nghiệm của họ.
Hi vọng là những thông tin trên có ích cho bạn.