Làm sao để cân bằng tài chính với sinh viên tự lập? Những cách để kiếm tiền?
Sinh viên với câu muôn thử là đầu tháng giàu cuối tháng nghèo. Làm sao để có thể quản lý tài chính tốt nhất! Là sinh viên có những cách kiếm tiền như đi gia sư, đi làm thêm làm sao để có thể cân bằng việc kiếm tiền để sống và việc học?
phong cách sống
Thật trùng hợp, mình đang ngồi thiết kế một buổi Workshop về quản lý tài chính cá nhân cho các bạn sinh viên. Cái này chắc là vũ trụ gửi tin mình phải sẵn sàng chương trình này thật sớm mới được.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Thị Thu Hương
Thật trùng hợp, mình đang ngồi thiết kế một buổi Workshop về quản lý tài chính cá nhân cho các bạn sinh viên. Cái này chắc là vũ trụ gửi tin mình phải sẵn sàng chương trình này thật sớm mới được.
Lan Phương
trên Noron có bài này nói về mẹo quản lý tài chính của sinh viên này bạn ơi, phần cmt có nhiều cách thú vị lắm:
Mẹo quản lý tài chính cá nhân?
www.noron.vn
Ngô Nhung
1. Lên group học tập để mua lại giáo trình, tài liệu
Đây là một tips siêu bổ ích và cần thiết. Nếu cấp 3 chúng ta vẫn học SGK thì lên ĐH chúng ta sẽ phải làm quen với thuật ngữ: Giáo trình. Giáo trình ở Đại học bạn sẽ chỉ dùng trong thời gian khá ngắn. Trong khi đó giá mỗi cuốn giáo trình lại khá đắt. Sẽ là không cần thiết khi bạn mua mới đầy đủ giáo trình các môn. Hiện nay, thư viện các trường đều có cho mượn giáo trình. Bạn có thể tận dụng giáo trình và tài liệu ở đây để tiết kiệm chi phí. Bạn có thể hỏi anh chị, bạn bè để mua. Và đây là cách rất hữu ích để tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, cũng vì thời gian sử dụng ngắn nên các sinh viên sau khi học xong thường bán lại cho sinh viên khóa dưới. Bạn hãy tham gia các hội nhóm sinh viên để mua lại các giáo trình và tài liệu của môn học đó.
2. Giữ tiền cẩn thận
Có nhiều bạn mất tiền vì những lí do rất...chuối như để quên ở quán cà phê, rơi tiền ở bến xe buýt...Mới nghĩ thôi cũng thấy xót đúng không? Nên là cái gì cần thận được thì hãy cẩn thận đến cùng. Bạn có thể mua loại túi xách, cặp chống trộm để bảo vệ đồ đạc của mình tốt hơn.
3. Cân nhắc giá cả các shop trước khi mua
Luôn luôn mua sắm thông minh. Nhất là hiện nay mua sắm trên các trang thương mại điện tử rất phát triển. Bạn có thể so sánh giá của mặt hàng đó trên các cửa hàng khác nhau. Khi đó chọn ra mức giá hợp lý nhất để mua. Như vậy là đã có thể tiết kiệm tiền cho sinh viên rồi.
4. Tận dụng sức mạnh của thẻ sinh viên
Ngoài ý nghĩa hành chính, thẻ sinh viên còn có nhiều quyền năng hơn bạn tưởng! Hãy cố gắng tận dụng nó để nắm bắt những ưu đãi hấp dẫn.
Ví dụ, bạn sẽ được giảm giá, thậm chí miễn phí khi tham quan bảo tàng, khu du lịch, di tích lịch sử,…Sinh viên thường đi xem phim rất nhiều. Thật may là các rạp chiếu phim cũng thường giảm giá cho sinh viên. Ngoài ra, khi sử dụng các phương tiện công cộng, giá vé dành cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người bình thường.
Khi biết sử dụng các ưu đã này, bạn đã chi tiêu thông minh và tiết kiệm chi phí rất nhiều đó.
5. Hạn chế dùng thẻ khi chi tiêu để chi tiêu thông minh hơn
Việc dùng thẻ thanh toán khá tiện lợi nhưng nó cũng dẫn đến tình trạng “vung tay quá trán”. Để tiết kiệm chi phí, hãy ưu tiên dùng tiền mặt hơn, đặc biệt khi mua những món nhỏ. Khi đó sinh viên sẽ kiểm soát tốt hơn số tiền đã tiêu, tiền còn lại của mình. Bằng việc nhìn rõ số tiền còn lại trong ví sẽ giúp sinh viên cân nhắc hơn khi chi tiêu những lần sau.
6. Không nên đi ăn ngoài nhiều
Không thể phủ nhận nhu cầu tụ tập nhóm của sinh viên. Tuy nhiên hãy biết kiểm soát. Vì số tiền bạn phải bỏ ra cho mỗi bữa ăn bên ngoài là không hề nhỏ. Thậm chí gấp 3-4 lần một bữa ăn ở nhà. Hãy tiết kiệm chi phí từ những bữa ăn để cân bằng chi tiêu thông minh hơn hàng tháng nhé.
7. Chỉ mua những thứ mình cần
Những nhu cầu cơ bản của con người thường chỉ xoay quanh nơi ở, thức ăn, điện, nước, quần áo, sự an toàn, mối quan hệ với mọi người và sự tự do. Việc chi tiền để thỏa mãn những nhu cầu này sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, đầy đủ hơn.
Trái lại, bạn sẽ chỉ tốn tiền vô ích khi chi tiêu vào những mong muốn nhất thời của mình như mua quần áo đẹp, trang sức. Những trang sức hay mỹ phẩm này thường không thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của bạn nên sẽ ít khi được dùng và sẽ khiến nhà của bạn thêm chật chội. Vì vậy, mỗi khi mua một thứ gì đó, hãy tự hỏi món hàng này có thực sự cần thiết hay không và đáp ứng được nhu cầu nào của bạn.
8. Biết note quản lí tài chính
Đây được coi là phương pháp chi tiêu thông minh cực kỳ hiệu quả. Hãy cố gắng ghi lại những khoản chi và thu dù là nhỏ nhất. Nó sẽ giúp bạn biết được mình đã chi tiêu những gì? Đâu là khoản khiến bạn tốn nhiều tiền nhất? Từ đó có giải pháp điều chỉnh sao cho phù hợp.
Nếu bạn lo mình sẽ ghi thiếu vào sổ các khoản chi tiêu thì giải pháp là hãy sử dụng ứng dụng ghi chép chi tiêu. Chắc chắn điện thoại là thứ bạn sẽ luôn mang theo bên mình. Vậy còn gì tiện lợi hơn khi sử dụng nó để ghi chép chi tiêu. Một điểm khác biệt của sử dụng ứng dụng ghi chép chi tiêu so với ghi chép thủ công. Ứng dụng sẽ cho bạn nhìn báo cáo chi tiêu và giúp bạn thiết lập hạn mức chi tiêu.