Làm sao để cải thiện phát âm Tiếng Anh và kỹ năng thuyết trình?

  1. Kỹ năng mềm

Kĩ năng thuyết trình là ác mộng kinh điển của bộ phận học sinh sinh viên, và thuyết trình bằng tiếng Anh thì hỡi ơi, còn kinh hãi hơn cả thế. Nhưng dân gian ta có "chạy trời không khỏi nắng", chi bằng quay lại chấp nhận và từng bước cải thiện kĩ năng của chính mình.

Muốn luyện "công phu" phải có "bí kíp", hóng các cao nhân chia sẻ một chút về kinh nghiệm thuyết trình của mình, nhất là bằng tiếng Anh nhé.

-------

Câu trả lời của Tyla Hoffman trên

quora.com
, do bạn Đức Vũ dịch trên
Group Quora Việt Nam
:

Lúc đầu tôi đã nghĩ nó thật là vô nghĩa.

Tôi đã học tại nhà trong suốt cuộc đời tôi. Những thứ mà tôi biết đều do người mẹ tuyệt vời của tôi dạy bảo cho tôi, những cái còn lại thì là do tôi tự học. Rất nhiều lần tôi đã cảm thấy nản chí bởi vì mẹ tôi dạy tôi những thứ cực kỳ là vô ích. Một trong những thứ đó là học cách cải thiện khả năng thuyết trình.

Khi lớn lên, tôi cần học nói bởi vì tôi không thể nói được âm "R", và mẹ tôi đã làm gì? "Nhấn mạnh âm R trong một từ bất cứ khi nào tôi nói sai nó". Đến mức nó gây phiền toái tôi đã đặt rất nhiều nỗ lực để nói đúng nó khi ở bên mẹ, và giờ tôi đã không cần những bài học nói nữa rồi.

Khi mà bà ấy quyết định kỹ năng thuyết trình là một việc tốt nên học, tôi biết là tôi phải chịu số phận học nó rồi. 

Đầu tiên, tôi sẽ đọc những trang giấy thật to trước gia đình tôi mỗi đêm để cho quen với việc thuyết trình trước những người khác. Và mẹ tôi nhấn mạnh rất nhiều về ngôn ngữ cơ thể. Bất cứ khi nào chúng tôi đến nhà thờ tôi không thể không nhìn thấy sự chuyển động của mục sư với những cánh tay của ông ấy khi nói bởi vì nó sẽ thu hút khán giả. 

Dù sao thì, điều hiệu quả nhất mà mẹ tôi khiến tôi làm đó là lắng nghe những mục sư nổi tiếng nói và sau đó cố gắng bắt chước họ một cách chính xác. Bạn có thể làm việc này với bất kỳ diễn giả chuyên nghiệp nào bạn thấy trên TV. Ở đây có một vài điều có thể giúp bạn:

1/ Ngôn ngữ cơ thể

Khi thuyết trình trước một khán giả, việc di chuyển cánh tay của bạn sẽ thu hút vị khán giả đó. Làm những động tác có liên quan, và cố gắng kết hợp chúng một chút. Hãy xem video của những người nói trước một lượng lớn khán giả trên Youtube và hãy cố gắng hết mình để bắt chước họ.

2/ Âm điệu

Nói bằng giọng điệu lờ đờ và đều đều là rất chán. Bạn sẽ nhận được những cái ngáp ngủ, tin tôi đi. Hãy giống như sự chuyện động của tay, giọng nói của bạn có thể thu hút được khán giả. Nếu bạn không có vẻ hứng thú với chủ đề mà bạn đang thuyết trình thì những người đang nghe bạn cũng vậy.

3/ Giao tiếp bằng mắt

Điều này là CỰC KỲ quan trọng. Giao tiếp với từng người nghe bằng ánh mắt khiến bạn có vẻ như đang nói chuyện với họ một cách trực tiếp vậy. Nếu bạn thuyết trình với rất nhiều khán giả, hãy chắc chắn rằng bạn giao tiếp bằng mắt một cách rộng, đừng chỉ nhìn về phái trái không thôi. Nếu bạn thuyết trình tới một nhóm nhỏ khán giả, thì liên lạc bằng mắt một lúc cũng có thể giúp thu hút người nghe

4/ Biểu hiện trên khuôn mặt

Cũng giống như âm điệu, những biểu hiện trên khuôn mặt của bạn không nên gây chán hay mất hứng thú. Nếu bạn đang nói về một sự kiện thú vị nào đó đang xảy ra, hãy mỉm cười và cố gắng diễn tả nó thật nhất có thể. Nếu bạn đang nói về điều gì đó buồn thì khuôn mặt của bạn cũng nên biểu hiện một cách đau đớn. Bất kể là bạn nói về gì đi chăng nữa thì nó cũng nên được phản chiếu trên những biểu hiện của bạn.

5/ Thói quen

Quan sát mọi người thuyết trình, tôi thường phát hiện ra rằng mỗi một người có một thói quen nhỏ riêng khi họ lo sợ hay lo lắng. Một số người mà tôi biết cứ lắc lư từ bên này qua bên kia khi họ thuyết trình và chẳng bao giờ giao tiếp bằng ánh mắt, hoặc nếu họ có làm thì họ chỉ nhìn duy nhát vào một người mà thôi. Những người khác thì cứ nghịch tóc của họ hoặc rung rung chân. Một số thói quen phổ biến mà tôi thấy mọi người hay làm khi thuyết trình là: đưa tay của họ lên tóc, rung chân, chạm vào góc áo sơ mi hay một miếng trang sức, lắc lư, thở rất sâu như thể họ không thể có đủ không khí, hay là họ cứ nhảy lên nhảy xuống,...Đi qua lại thì có thể chấp nhận được < miễn là bạn không bao giờ làm vậy> nhưng nếu không thì đừng di chuyển quá nhiều hoặc nghịch cái gì đó, bởi vì nó có thể làm sao lãng. Đứng thawgf nhưng trong một tư thế thoải mái, vai ưỡn ra sau. Điều này sẽ khiến bạn có vẻ tự tin hơn đấy.

6/ Sai lầm

Đã quá nhiều lần tôi thấy ai đó nói vấp một từ, quên phát âm một từ, bỏ qua một câu,.. và xin lỗi rất nhiều lần. Đừng xin lỗi. Hầu hết thì mọi người sẽ chẳng nhận ra rằng bạn vừa mắc lỗi. Nếu bạn nói sai một từ, hãy cứ tiếp tục nói/ viết. Nếu bạn chẳng may bỏ quên một câu, chả sao cả hãy nói lại, đừng xin lỗi, đừng quan trọng hóa vấn đề hay dừng lại. Nhấn mạnh lỗi của bạn sẽ chỉ khiến khán giả của bạn càng thêm nhận ra rằng bạn vừa mắc lỗi mà thôi.

7/ Thực hành

Nếu tiếng Anh không phải ngôn ngữ bản địa của bạn, hoặc bạn cảm thấy không thoải mái với trình độ phát âm của bạn, điều tốt nhất bạn nên làm là THỰC HÀNH. Nếu bạn phải thuyết trình một cái gì đó trước ai đó hoặc một nhóm người nào đó, thì việc ghi nhớ cái bạn có thể trước hoặc ít nhất là nói to nó lên nhiều lần là rất hữu ích, bởi vì bạn sẽ trở nên quen thuộc với những gì bạn sẽ cố gắng nói. Hãy cứ tiếp tục thực hành. Nếu bạn không thể nói được âm "R", hãy bắt chước đi bắt chước lại cái người có thể nói được âm R đó và mỗi khi bạn nói một từ với âm "R", hãy tập trung hoàn toàn vào âm đó.

Tôi đoán chắc là tôi thiếu cái gì đó, nhưng tôi hy vọng bấy nhiêu đây có thể giúp bạn. Nó đã giúp tôi và tôi rất tự tin với kỹ năng thuyết trình của tôi, vậy hy vọng ai đó sẽ thấy hữu ích theo một cách nào đó. 

P/s: Còn bạn thì sao, bạn có kinh nghiệm gì về vấn đề này không ạ. Xin cảm ơn nhiều....

------

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Mỗi skill mình học được là quá trình Luyện tập - Sửa liên tục. Cách hiệu quả nhất với mình là

  • Luyện tập: Đây là điểm quan trọng nhất. Luyện tập liên tục. Luyện tập 2-3 lần cho một bài thuyết trình theo mình thực sự vẫn chưa đủ. Bạn cần tập đến khi nào bạn gần như thuộc bài thuyết trình đó như hơi thở vậy, hình dung được bố cục, cách phát triển ý ra sao, đoạn mở đầu cần lưu ý những gì
  • Sửa: Tự ghi âm/quay lại và tự sửa cũng là một cách. Tuy nhiên nếu bạn có một người bạn thân/mentor nào mà bạn có thể thực sự thấy thoải mái khi phát âm tiếng anh/thuyết trình trước người đó thì có thể nhờ họ giúp đỡ chỉ ra lỗi sai giúp bạn.
Trả lời

Mỗi skill mình học được là quá trình Luyện tập - Sửa liên tục. Cách hiệu quả nhất với mình là

  • Luyện tập: Đây là điểm quan trọng nhất. Luyện tập liên tục. Luyện tập 2-3 lần cho một bài thuyết trình theo mình thực sự vẫn chưa đủ. Bạn cần tập đến khi nào bạn gần như thuộc bài thuyết trình đó như hơi thở vậy, hình dung được bố cục, cách phát triển ý ra sao, đoạn mở đầu cần lưu ý những gì
  • Sửa: Tự ghi âm/quay lại và tự sửa cũng là một cách. Tuy nhiên nếu bạn có một người bạn thân/mentor nào mà bạn có thể thực sự thấy thoải mái khi phát âm tiếng anh/thuyết trình trước người đó thì có thể nhờ họ giúp đỡ chỉ ra lỗi sai giúp bạn.

Cmt của bạn Trần Tiến trên Group Quora Việt Nam:

Bí quyết là hãy thử và sai, bạn sẽ làm được tốt hơn. Bắt đầu bằng việc quay clip bạn thuyết trình (khó lắm đấy đừng đùa), xem nó cho đến khi này thấy "ôi mình đỉnh vãi", còn ngại thì nên tiếp tục. Tiếp đến là với nhóm nhỏ như gia đình, bạn thân hoặc club đã gắn bó lâu. Cái này khó vì ít khi có dịp. Sau đó là lớp học, trường học và hơn thế nữa.

Không đi thì chả bao giờ đến cả. Ngồi mà tưởng tượng thì cũng khá vui đấy. Uh, và chỉ vui thôi. Trưởng thành cần cả xấu hổ, chán nản, thất vọng và buồn bã nữa các cậu.

Cmt của bạn Minh Duy Trần Hoàng trên Group Quora Việt Nam:

Bài viết rất hay ạ. Ngoài ra, theo mình, còn một số điều cần chú ý:

- Khả năng thích ứng: sai sót, hay bất kì tình huống bất ngờ nào cũng có thể xảy đến, cái này thì tùy vào kinh nghiệm, tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự cải thiện bằng cách học tập, hoặc tự giả định các trường hợp đó để có cách giải quýêt hợp lí

- Sự linh hoạt: khi thuyết trình, nên tránh việc lặp đi lặp lại một kiểu câu " hình trên ta thấy", "slide trên là"... thay vào đó, hãy tìm cho mình những cách dẫn dắt, tóm tắt, kết nối các ý lại với nhau, cũng như mở rộng, phát triển chúng, thay vì chỉ đọc khơi khơi những gì có trên màn chiếu.

- Chuẩn bị: cái này thì như bao hàm hai ý trên rồi, chuẩn bị cách giải quýêt một số sai sót có thể xảy ra, câu từ hợp lí, cách dẫn dắt ra sao, như thế nào, và cả tập dợt trước. 

Còn cái quan trọng nhất là sự tự tin và giữ bình tình, có lẽ là tự mình mới biết giúp mình như nào nhỉ?