Làm sao để cải thiện kĩ năng giao tiếp xã hội đây ạ?

  1. Kỹ năng mềm

Mình là người giao tiếp kém, nhưng mình rất muốn trở nên hòa nhập vào các cuộc nói chuyện với mọi người. Nhưng mình chỉ biết nghe thôi, mình mở miệng nói là ai cũng im lặng vì các câu chuyện của mình rất vô vị. Nhiều lúc mình rất buồn vì cái sự nhạt nhẽo và tự ti của mình.

Từ khóa: 

kỹ năng giao tiếp

,

kỹ năng mềm

https://cdn.noron.vn/2022/08/10/10433264477854665-1660101257.jpgThường bạn sẽ thấy các bài chia sẻ về 4 kỹ năng trong giao tiếp, nhưng với những người bị điểm liệt như bạn, mình chia sẻ góc nhìn khác trực tiếp hơn, đó là nội dung giao tiếp.

Mình thấy trong giao tiếp có 3 loại nội dung chính:

  • Phần 1: Câu chuyện đưa đẩy, chuyện phiếm, kết nối, chém gió trời biển.
  • Phần 2: Dụng ý, mục tiêu chính, phần này cần lý lẽ, logic, quan điểm.
  • Phần 3: Cảm xúc giao tiếp. Dùng để chốt vấn đề, hỗ trợ ra quyết định, thúc đẩy hành động.

Phần 1 có rất nhiều người có năng khiếu, chém gió trời biển rất hay, tươi cười, kết nối rất tốt. Để làm tốt phần này nên đọc nhiều tin tức nhảm, theo trend. Tham gia nhiều cuộc nói chuyện, chém gió vô bổ. Việc này rất mất thời gian. Cao thủ thường dùng phần này để xóa tan khoảng cách, thăm dò, thu thập thông tin của nhau, giỏi ứng biến, đưa đẩy, kiểm soát nhịp điệu trong cuộc nói chuyện. Tăng cường vị thế của bên mình, hạ thấp vị thế của đối thủ trong đàm phán. Năng lực chém gió sẽ được tăng lên qua thực chiến. Nếu thấy một người chỉ giỏi chém gió ở phần này mà không có năng lực ở phần sau thì đừng ngại, đó chỉ là phường mua vui không ra vấn đề. 

Phần 2 mới là phần quan trọng nhất. Để làm tốt phần này cần có sự chuẩn bị về mặt thông tin, tư duy, suy nghĩ, dàn trận trước. Về lâu dài thì nên đọc sách, nói chuyện với người hiểu biết để tăng cường năng lực nhìn nhận, lý luận vấn đề. Cần có thực lực nhất định, thành tựu nhất định, vị thế nhất định. Trong cuộc họp, giám đốc mở miệng, tất cả sẽ im lặng và lắng nghe, đó là vì vị thế của ông ấy, không phải vì ông ấy nói hay, nói dở, mà vì những điều ông ấy nói là quan trọng. Nếu bạn là người quan trọng, khi bạn cất tiếng nói, những người khác sẽ lắng nghe. Tăng cường lắng nghe (phần này chắc bạn đã giỏi sẵn). Những người đọc nhiều, học nhiều sẽ hình thành nên tư tưởng, triết lý, câu chuyện hấp dẫn để chia sẻ khi cần.

Phần 3, đây là phần khó nhất, là phần tiệm cận tới nghệ thuật giao tiếp. Lưu ý tới ăn mặc, cử chỉ, quan sát ánh mắt, biểu cảm, cảm xúc của đối phương. Kiểm soát nhịp điệu, trạng thái tâm lý của các bên trong cuộc nói chuyện. Nếu được hãy đưa cảm xúc vào để đạt được mục tiêu cần thiết: khen ngợi, đe dọa, câu dẫn, trân trọng, vui vẻ, tích cực...

Ai rồi cũng có thể giao tiếp tốt cả, nhưng lúc mới sinh ra, bất cứ nhà hùng biện nào cũng đều chưa biết nói cả, vì thế bạn hãy cứ mạnh dạn để bắt đầu, để thử, để luyện tập. Đừng chạy theo phong cách của người khác, cứ làm như những gì bạn thấy thoải mái, phù hợp nhất. Chỉ cần hãy ném mình vào thật nhiều những cuộc giao tiếp, từ dở sẽ dần dần giỏi. Nếu vẫn còn ẩn nấp trong nhà, trong văn phòng thì mãi mãi sẽ chẳng thế giao tiếp giỏi được. Đơn giản vậy thôi, chúc bạn sớm thành công, trở thành người diễn thuyết vĩ đại.

Trả lời

https://cdn.noron.vn/2022/08/10/10433264477854665-1660101257.jpgThường bạn sẽ thấy các bài chia sẻ về 4 kỹ năng trong giao tiếp, nhưng với những người bị điểm liệt như bạn, mình chia sẻ góc nhìn khác trực tiếp hơn, đó là nội dung giao tiếp.

Mình thấy trong giao tiếp có 3 loại nội dung chính:

  • Phần 1: Câu chuyện đưa đẩy, chuyện phiếm, kết nối, chém gió trời biển.
  • Phần 2: Dụng ý, mục tiêu chính, phần này cần lý lẽ, logic, quan điểm.
  • Phần 3: Cảm xúc giao tiếp. Dùng để chốt vấn đề, hỗ trợ ra quyết định, thúc đẩy hành động.

Phần 1 có rất nhiều người có năng khiếu, chém gió trời biển rất hay, tươi cười, kết nối rất tốt. Để làm tốt phần này nên đọc nhiều tin tức nhảm, theo trend. Tham gia nhiều cuộc nói chuyện, chém gió vô bổ. Việc này rất mất thời gian. Cao thủ thường dùng phần này để xóa tan khoảng cách, thăm dò, thu thập thông tin của nhau, giỏi ứng biến, đưa đẩy, kiểm soát nhịp điệu trong cuộc nói chuyện. Tăng cường vị thế của bên mình, hạ thấp vị thế của đối thủ trong đàm phán. Năng lực chém gió sẽ được tăng lên qua thực chiến. Nếu thấy một người chỉ giỏi chém gió ở phần này mà không có năng lực ở phần sau thì đừng ngại, đó chỉ là phường mua vui không ra vấn đề. 

Phần 2 mới là phần quan trọng nhất. Để làm tốt phần này cần có sự chuẩn bị về mặt thông tin, tư duy, suy nghĩ, dàn trận trước. Về lâu dài thì nên đọc sách, nói chuyện với người hiểu biết để tăng cường năng lực nhìn nhận, lý luận vấn đề. Cần có thực lực nhất định, thành tựu nhất định, vị thế nhất định. Trong cuộc họp, giám đốc mở miệng, tất cả sẽ im lặng và lắng nghe, đó là vì vị thế của ông ấy, không phải vì ông ấy nói hay, nói dở, mà vì những điều ông ấy nói là quan trọng. Nếu bạn là người quan trọng, khi bạn cất tiếng nói, những người khác sẽ lắng nghe. Tăng cường lắng nghe (phần này chắc bạn đã giỏi sẵn). Những người đọc nhiều, học nhiều sẽ hình thành nên tư tưởng, triết lý, câu chuyện hấp dẫn để chia sẻ khi cần.

Phần 3, đây là phần khó nhất, là phần tiệm cận tới nghệ thuật giao tiếp. Lưu ý tới ăn mặc, cử chỉ, quan sát ánh mắt, biểu cảm, cảm xúc của đối phương. Kiểm soát nhịp điệu, trạng thái tâm lý của các bên trong cuộc nói chuyện. Nếu được hãy đưa cảm xúc vào để đạt được mục tiêu cần thiết: khen ngợi, đe dọa, câu dẫn, trân trọng, vui vẻ, tích cực...

Ai rồi cũng có thể giao tiếp tốt cả, nhưng lúc mới sinh ra, bất cứ nhà hùng biện nào cũng đều chưa biết nói cả, vì thế bạn hãy cứ mạnh dạn để bắt đầu, để thử, để luyện tập. Đừng chạy theo phong cách của người khác, cứ làm như những gì bạn thấy thoải mái, phù hợp nhất. Chỉ cần hãy ném mình vào thật nhiều những cuộc giao tiếp, từ dở sẽ dần dần giỏi. Nếu vẫn còn ẩn nấp trong nhà, trong văn phòng thì mãi mãi sẽ chẳng thế giao tiếp giỏi được. Đơn giản vậy thôi, chúc bạn sớm thành công, trở thành người diễn thuyết vĩ đại.

Chào bạn, mình nghĩ bạn không nhạt nhẽo đâu, vấn đề nằm ở sự "tự ti" mà bạn có nhắc đến trong câu hỏi. Khi thiếu tự tin, con người ta dễ trở nên thụ động, bất an và ngại kết nối. Tin tốt là chúng ta có thể cải thiện được tình trạng này.

  • Về lý thuyết: Bạn có thể tìm đọc các cuốn sách trong chủ đề Trí thông minh cảm xúc; Trí thông minh tương tác, giao tiếp xã hội; các sách kỹ năng để trở nên thoải mái hơn trong tâm trí (cuốn Quẳng gánh lo đi và vui sống, Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi v.v...)
  • Về thực hành (quan trọng): Hãy chủ động đăng ký tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm cùng chung mục tiêu, sở thích. Bạn cũng có thể đến dự các sự kiện, tọa đàm trong chủ đề bạn cảm thấy hứng thú. Ngoài ra đăng kí làm tình nguyện viên trong các dự án xã hội, phi lợi nhuận cũng là ý hay.

Chúc bạn thành công nhé. Đừng lo lắng quá, bởi con người vốn đã là động vật mang bản năng xã hội nên bạn sẽ làm được nếu kiên trì & quyết tâm.

Quá nhiều khái niệm và quy tắc chỉ làm bạn thêm áp lực trong việc giao tiếp, nếu bạn cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với ai đó, thì hãy cứ bắt đầu từ họ, rồi dần dần lan rộng ra với mọi người. Đầu tiên người ta phải cảm thấy tự nhiên và thoải mái trước người đối diện đã, rồi từ đó mới có sự tự tin và ngôn từ mới lưu loát được.