Làm sao để bớt nhạy cảm và ám ảnh với các vấn đề trong cuộc sống?
Mình là người nhạy cảm và hay suy nghĩ linh tinh rất nhiều thứ. Những gì xảy ra xung quanh có thể dễ dàng khiến mình bị ám ảnh. Lúc đầu mình ko hay để ý nhưng sau này nó lại khiến mình gặp rất nhiều khó khăn và rắc rối. Vì mỗi ngày lại có thêm rất nhiều vấn đề khác nảy sinh và mình hầu như đều bị ám ảnh với nó hằng ngày chứ không chỉ dừng lại ở việc lo lắng hay lo sợ. Mình ko biết nên làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của bản thân và dừng ám ảnh về những vấn đề đó, nó khiến mình quá tải và mệt mỏi rất nhiều, thậm chí khiến mình có nhiều suy nghĩ tiêu cực.
nhạy cảm
,ám ảnh
,tâm lý học
,tâm sự cuộc sống
Qua khảo nghiệm với bản thân và những người nghĩ nhiều nói chung, thì mình thấy vấn đề nằm ở chỗ chúng ta nghĩ quá nhiều và hướng các giác quan vào trong nội tâm, dẫn tới mất kết nối thực tại (hướng nội cao độ), từ đó dễ sinh các biến chứng như trầm cảm, loạn thần, nhạy cảm thái quá. Vậy giải pháp ở đây sẽ là hướng giác quan ra ngoài để cân bằng qua việc chú ý quan sát mọi thứ ở hiện tại đồng thời kết hợp tăng cường vận động thể chất để giải tỏa năng lượng không cho nó quá tập trung vào phần đầu óc nữa.
Cụ thể hơn về thực hành thì lúc nào bạn cảm thấy mình có xu hướng nghĩ nhiều hãy tự đặt các câu hỏi đơn giản và trả lời như mắt mình đang thấy gì bên ngoài, tai đang nghe gì, đầu đang nghĩ linh tinh cái gì...Bạn cứ làm liên tục một lúc sẽ thấy quên đi cơn nghiện nghĩ vừa phát sinh lúc nãy. Còn tập thể chất mình có thể cân nhắc hoạt động làm vườn, đi chân đất phơi nắng nữa thì càng tốt. Nếu không thì mình tập thể dục, chơi thể thao, kiếm cái việc thủ công tay chân gì mà chỉ có làm không có nghĩ để luyện. Nếu chưa sẵn sàng làm một mình thì hãy kiếm hội nhóm bạn nhiệt tình để họ đốc thúc mình hàng ngày.
Sắp tới có lẽ dịch sẽ vẫn không giảm mà có xu hướng tăng nên thời gian mọi người ở một mình càng nhiều lên, đây vừa là thử thách cũng là cơ hội cho những người nghĩ nhiều thoát khổ. Chúc bạn chăm chỉ nhé.
Blue Sapphire
Qua khảo nghiệm với bản thân và những người nghĩ nhiều nói chung, thì mình thấy vấn đề nằm ở chỗ chúng ta nghĩ quá nhiều và hướng các giác quan vào trong nội tâm, dẫn tới mất kết nối thực tại (hướng nội cao độ), từ đó dễ sinh các biến chứng như trầm cảm, loạn thần, nhạy cảm thái quá. Vậy giải pháp ở đây sẽ là hướng giác quan ra ngoài để cân bằng qua việc chú ý quan sát mọi thứ ở hiện tại đồng thời kết hợp tăng cường vận động thể chất để giải tỏa năng lượng không cho nó quá tập trung vào phần đầu óc nữa.
Cụ thể hơn về thực hành thì lúc nào bạn cảm thấy mình có xu hướng nghĩ nhiều hãy tự đặt các câu hỏi đơn giản và trả lời như mắt mình đang thấy gì bên ngoài, tai đang nghe gì, đầu đang nghĩ linh tinh cái gì...Bạn cứ làm liên tục một lúc sẽ thấy quên đi cơn nghiện nghĩ vừa phát sinh lúc nãy. Còn tập thể chất mình có thể cân nhắc hoạt động làm vườn, đi chân đất phơi nắng nữa thì càng tốt. Nếu không thì mình tập thể dục, chơi thể thao, kiếm cái việc thủ công tay chân gì mà chỉ có làm không có nghĩ để luyện. Nếu chưa sẵn sàng làm một mình thì hãy kiếm hội nhóm bạn nhiệt tình để họ đốc thúc mình hàng ngày.
Sắp tới có lẽ dịch sẽ vẫn không giảm mà có xu hướng tăng nên thời gian mọi người ở một mình càng nhiều lên, đây vừa là thử thách cũng là cơ hội cho những người nghĩ nhiều thoát khổ. Chúc bạn chăm chỉ nhé.
Nam Ham Đọc Sách
Nguồn gốc khó khăn thường là nơi chúng ta tìm ra giải pháp. Mình nghĩ rằng bạn cần hiểu bản thân hơn trước khi đối diện với các vấn đề trong cuộc sống (cá nhân mình cho rằng cuộc đời này vốn chẳng có vấn đề gì, chỉ là do cách nhìn của chúng ta có vấn đề thôi).
Bạn thử tham khảo các cuốn sách này nhé, ngoài việc thư giãn ra, biết đâu bạn sẽ tìm thấy câu trả lời phù hợp cho bản thân?:
Hướng Nội
shop.noron.vn
Mỗi ngày trọn một niềm vui
shop.noron.vn
Tâm lý học thành công
shop.noron.vn
Lấp Đầy Trống Rỗng - Chữa Lành Tổn Thương Cảm Xúc Thời Thơ Ấu
shop.noron.vn