Làm sao để biết nhiều mà không quên, mình xem 1 kiến thức mà có khi là mai quên luôn?
tâm lý học
,kỹ năng mềm
Mình cũng thường xuyên gặp tình trạng này và cũng từng lên noron tham khảo tại link bên dưới. Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho trí não thì mình còn hay xem vlog của bạn Meichan, chủ video được nhắc tới trong cmt nữa. Bạn này nêu ra khá nhiều phương pháp học hiệu quả mà mình nghĩ ai cũng có thể dễ dàng tham khảo.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Như Quỳnh
Mình cũng thường xuyên gặp tình trạng này và cũng từng lên noron tham khảo tại link bên dưới. Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho trí não thì mình còn hay xem vlog của bạn Meichan, chủ video được nhắc tới trong cmt nữa. Bạn này nêu ra khá nhiều phương pháp học hiệu quả mà mình nghĩ ai cũng có thể dễ dàng tham khảo.
Những phương pháp ghi nhớ hiệu quả?
www.noron.vn
Thu Thuỷ
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, để không quên thì tức là bạn đang muốn rèn luyện khả năng ghi nhớ có phải không? Não bộ con người có trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn, để học tập hiệu quả chúng ta cần kết hợp cả hai loại trí nhớ này (đặc biệt là trí nhớ dài hạn). Sau đây là một vài gợi ý để củng cố trí nhớ, bạn tham khảo nhé:
Bạn có thể tham khảo thêm cuốn sách "Kim chỉ nam của học sinh" và "Tôi tự học" nhé
[Review Sách] Tôi tự học
www.noron.vn
[Review Sách] Kim chỉ nam của học sinh
www.noron.vn
Ngoài ra giữa "biết" và "hiểu" có khoảng cách tương đối lớn, nên khi "biết" thì chưa hẳn là chúng ta đã "hiểu". Để "hiểu" thì cần có sự đầu tư thời gian nghiền ngẫm, thực hành nhé bạn. Bạn biết thì đó vẫn là kiến thức của người khác, còn khi bạn hiểu thì đó là tri thức của bạn.
Chúc bạn học tập hiệu quả
Vuong The Bao
Đậu Đậu
Mình có một số tips sau đây để có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn nè:
1. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần
Tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần được chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Não bộ cũng cần thời gian nghỉ ngơi, nếu phải hoạt động trong thời gian dài thì não có thể bị quá tải. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn
2. Ôn lại bài trong ngày
Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.
3. Ghi chép đầy đủ và cẩn thận
Nếu bạn ghi chép đầy đủ và khoa học thì sẽ không mất quá nhiều thời gian để xem lại, kiến thức sẽ tự động được hệ thống hóa trong bộ não của bạn giúp bạn nhớ lại các kiến thức ngay lập tức
Hy vọng mấy tips này giúp ích được cho bạn nhé
Nguyễn Hữu Hoài
TIẾP THU (ĐỌC/NGHE) => PHẢI HIỂU
Việc này phải lấy sự hiểu làm hàng đầu. Hiểu quan trọng hơn nhớ, đừng cố gắng nhớ hay thuộc một cái gì đó. Hãy tập trung vào "nhận thức", hiểu ra vấn đề. Nếu chưa hiểu hãy tìm thêm các kiến thức bổ sung.
HIỂU tức là tìm ra mối liên hệ giữa cái mình đã biết và cái mình đang tiếp thu. Nói cách khác là quá trình tự thuyết phục chính mình, làm cho bản thân mình công nhận kiến thức đó là đúng đắn.
TRÌNH BÀY LẠI => củng cố sự hiểu, tạo mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới
Khi bạn hiểu rồi thì bạn mới trình bày lại theo hiểu biết của bạn chứ không phải học thuộc cái gì đó. Bạn lập luận từ cái bạn biết dẫn đến cái người ta kết luận. Nhiều khi bạn phải trình bày lại bằng cách viết ra, khi viết ra bạn phải suy nghĩ rất nhiều để sắp xếp câu chữ, vì vậy nó khác xa với những gì bạn đang còn mới công nhận ở trong đầu. Đồng thời việc tự viết ra giúp mình hoàn thiện nốt những gì còn thiếu, những gì còn mơ hồ, những gì chưa thực sự chặt chẽ. Hoặc bạn cũng có thể học cách để giải thích cho người khác (tưởng tượng ra người đó cũng được).
ÁP DỤNG => tạo đa liên kết các kiến thức
Vận dụng sự hiểu biết đó vào các vấn đề khác trong thực tế. Bước "suy tư" này giúp cung cấp thêm các liên kết trong não, giúp cho sự tồn tại của kiến thức bền vững hơn.
Nếu bạn không hiểu thì nhiều khi vừa đọc xong đã quên rồi, chứ đừng nói là đến ngày mai hay xa hơn. Nên sự học phải lấy sự hiểu làm căn bản. Chưa hiểu thì phải mổ xẻ, phân tích ra thành những thành phần nhỏ, cái nào mình chưa biết thì đi tìm. Đây là một quá trình liên tục và phải kiên trì. Bạn không thể hiểu một kiến thức quá cao so với bạn ngay lập tức. Nhưng thông qua việc truy ngược về các kiến thức cơ bản (quá trình đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào kiến thức mà bạn đang học) bạn có thể bổ sung luôn cả các kiến thức khác.
Better
Mình cũng gặp vậy,dễ thấy là đọc nhiều bài viết và câu hỏi trên Noron chẳng hạn.Lúc đọc thấy hay,bổ ích nhưng lần khác gặp lại liên quan đến nó thì chỉ nhớ mỗi từng thấy rồi,chứ k nhớ nội dung ntn.