Làm sao để bắt chyện với người lạ?
Mọi người khi gặp một người chưa quen biết mọi người có bị ngại nói chuyện không? Mình là một đứa khá là nhát nên mỗi khi gặp người lạ là mình lại câm như hến vậy. Ai có cách nào để giải quyết vấn đề này không giúp mình với
kỹ năng mềm
Phương pháp1
Phương pháp1
1
Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người đó xem họ có thân thiện và cởi mở không. Trước khi tiến đến gần một người lạ để nói chuyện, bạn hãy chờ xem họ có mỉm cười hoặc giao tiếp ánh mắt với mọi người không. Nếu họ đã nói chuyện với ai đó, hãy để ý xem họ có ra điệu bộ bằng tay hoặc lắng nghe người kia không. Nếu trông họ có vẻ thoải mái trong giao tiếp, có lẽ họ là người dễ nói chuyện và sẽ không phiền khi bạn muốn bắt chuyện với họ.
Phương pháp2
Phương pháp2
1
Ngay cả một biểu cảm thân thiện cũng có thể giúp bạn cảm thấy muốn giao tiếp. Người ta sẽ dễ bắt chuyện với bạn hơn nếu họ cảm thấy bạn đáng tin. Hãy liếc nhanh về phía họ và cố gắng bắt ánh mắt của họ, dù chỉ một giây. Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi sợ, nhưng hãy cố gắng nở nụ cười ấm áp và chờ xem người kia phản ứng ra sao.Nếu họ mỉm cười lại, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy họ sẵn sàng dừng lại và trò chuyện vài câu với bạn.
Phương pháp3
Phương pháp3
1
Điều chỉnh dáng điệu sao cho có vẻ dễ gần. Đừng khoanh tay để có vẻ cởi mở và dễ nói chuyện. Xoay người về phía người đó và hơi nghiêng tới trước để thể hiện rằng bạn muốn trò chuyện với họ. Nếu cần, bạn có thể tưởng tượng đối phương là một người bạn đáng mến để dễ thư giãn hơn nữa khi ở bên cạnh họ.
Phương pháp4
Phương pháp4
1
Người ta có thể không thoải mái nếu bạn tiến đến quá gần. Mỗi người đều có một ranh giới cá nhân riêng, do đó bạn nhớ đừng bước qua ranh giới của họ. Để ý ngôn ngữ cơ thể của người đó xem họ có quay đi hoặc thường nhìn đi chỗ khác không, vì đó có thể là dấu hiệu cho biết họ đang căng thẳng. Nếu người ta có vẻ không thoải mái, bạn nên lùi lại và tôn trọng phản ứng của họ.
Phương pháp5
Phương pháp5
1
Một câu chào đơn giản có thể khởi đầu cho cả cuộc trò chuyện. Khi bạn đi qua một nhóm người, hãy thử nói một câu nào đó ngắn gọn với tất cả những người bạn gặp. Ban đầu có lẽ hơi sợ một chút, nhưng bạn có thể thử chào “Xin chào”, hoặc “Rất vui khi gặp bạn” để tạo không khí thân thiện và cho biết là bạn sẵn sàng trò chuyện với họ. Ngay cả khi bạn không có nhiều thời gian cho một cuộc trò chuyện dài, chào hỏi cũng vẫn là một hành động đáng mến và khiến bạn có vẻ thân thiện hơn.
Phương pháp6
Phương pháp6
1
Bắt chuyện bằng lời giới thiệu bản thân ngắn gọn và thân thiện. Vì hai bên chưa quen biết nhau, bạn không cần phải kể hết lý lịch của mình. Bạn chỉ cần chỉ cung cấp những thông tin cá nhân mà bạn thấy thoải mái, cho dù chỉ là tên gọi. Nếu là trong môi trường làm việc, bạn có thể nêu chức danh nghề nghiệp nếu có liên quan đến cuộc trò chuyện.
Phương pháp7
Phương pháp7
1
Gọi tên của người đang nói chuyện để tạo sự kết nối thân mật hơn. Người ta thường thích nghe âm thanh tên gọi của mình, do đó bạn nên hỏi tên của người đó ngay. Khi đến lúc thích hợp, hãy gọi tên của họ vài lần khi hai người trò chuyện. Đối phương sẽ cảm nhận được mối gắn kết thân tình với bạn và cũng sẽ thân thiện hơn.
Phương pháp8
Phương pháp8
1
Chọn một sự việc hay hay gần đó để bắt chuyện. Nếu bạn không hề quen biết người đó, hãy nhìn xung quanh và nói về điều gì đó mà bạn trông thấy. Có lẽ bạn đã từng bắt đầu những câu chuyện xã giao về thời tiết, nhưng bạn cũng có thể nói về chủ nhân của buổi tiệc, về các món ăn hoặc khách dự tiệc. Khi nói chuyện với một người tình cờ gặp trên phố, bạn có thể đề cập đến một cửa hàng gần đó hoặc tình trạng giao thông trên đường.
Phương pháp9
Phương pháp9
1
Mở đầu vài câu chuyện phiếm về văn hoá đại chúng hoặc các sự kiện thời sự. Các tin tức nóng hoặc một sự việc mà mọi người cùng trải qua thường là điểm khởi đầu tuyệt vời cho cuộc trò chuyện nếu hai bên hoàn toàn chưa quen biết nhau. Nếu bạn có hơi e sợ một chút thì cũng đừng lo; bạn có thể đưa ra các chủ đề dễ nói như một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim mà bạn vừa xem, một cuốn sách bạn mới đọc xong hoặc một meme trên mạng. Khi cảm thấy thoải mái hơn một chút, bạn có thể thăm dò bằng cách nêu ra các đề tài như gia đình, công việc và hẹn hò xem họ có cởi mở hơn nữa không.
Phương pháp10
Phương pháp10
1
Khen ngợi là một cách tự nhiên và đáng yêu để xua đi không khí e dè lúc ban đầu. Hãy đề cập đến điều gì đó đặc biệt mà bạn thích ở người đó để lời khen có vẻ chân thành.Bạn có thể nói về trrang phục hoặc thứ gì đó người kia đang mang trên người hoặc bất cứ thứ gì của họ mà bạn thích. Sau câu làm quen ban đầu, bạn có thể tiếp tục trò chuyện để tìm hiểu thêm về người đó.
Phương pháp11
Phương pháp11
1
Tìm hiểu thêm về người kia để bạn có thể biết thêm về họ. Người ta thường thích nói chuyện về mình, thế nên bạn hãy hỏi về đam mê của họ, về những gì họ muốn làm trong cuộc sống và những trải nghiệm trong đời họ. Cố gắng đặt các câu hỏi mở để đối phương phải trả lời chi tiết hơn và câu chuyện được tiếp diễn.Một số câu hỏi làm quen mà bạn có thể hỏi bao gồm:
Phương pháp12
Phương pháp12
1
Sự cởi mở của bạn cũng sẽ khuyến khích đối phương nói chuyện. Nếu người kia không chia sẻ nhiều khi bắt đầu cuộc trò chuyện, bạn hãy nhân lúc này kể về những câu chuyện trong cuộc sống của bạn hoặc những điều mà bạn quan tâm. Bạn có thể nói đến công việc, sở thích, các dự án đã làm hoặc bạn quen chủ nhà như thế nào. Khi bạn nói nhiều hơn, người kia có thể cũng cảm thấy thoải mái kể về bản thân họ hơn.
Phương pháp13
Phương pháp13
1
Tìm một vài điểm chung để đưa vào cuộc trò chuyện. Nếu người kia hào hứng hẳn lên khi bạn nhắc đến sở thích, đội thể thao hoặc những thứ khác mà bạn yêu thích, hãy khai thác thêm về chủ đề đó. Hãy kể với họ rằng vì sao bạn thích và hỏi xem họ nghĩ thế nào. Đừng phán xét hoặc chỉ trích nếu họ có ý kiến khác với bạn. Hãy nghĩ thoáng và tiếp thu ý kiến của họ.
Phương pháp14
Phương pháp14
1
Chú tâm khi trò chuyện để người kia cảm thấy họ được lắng nghe. Hãy giao tiếp bằng mắt với người kia và gật đầu theo những gì họ nói. Tránh xem điện thoại hoặc bị phân tâm vì những thứ khác để không mất tập trung. Thỉnh thoảng “ừm” hoặc “à” để tỏ ra rằng bạn đang nghe.
Phương pháp15
Phương pháp15
1
Quan sát các dấu hiệu cho thấy đối phương muốn kết thúc cuộc trò chuyện. Một cuộc nói chuyện xã giao thông thường chỉ kéo dài vài phút trước khi có người muốn rời đi. Nếu bạn đã nói chuyện 5-10 phút, người kia có thể muốn ngừng nói chuyện và rời khỏi. Nếu không, bạn hãy để ý xem họ có ngọ ngoạy, kiểm tra điện thoại hoặc nhìn đồng hồ không. Bảo rằng cuộc nói chuyện vừa rồi rất vui, và đã đến giờ bạn phải đi. Nếu bạn thích trò chuyện với người đó, hãy hỏi họ có muốn giữ liên lạc không.
Lan Anh
Phương pháp1
1
Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người đó xem họ có thân thiện và cởi mở không. Trước khi tiến đến gần một người lạ để nói chuyện, bạn hãy chờ xem họ có mỉm cười hoặc giao tiếp ánh mắt với mọi người không. Nếu họ đã nói chuyện với ai đó, hãy để ý xem họ có ra điệu bộ bằng tay hoặc lắng nghe người kia không. Nếu trông họ có vẻ thoải mái trong giao tiếp, có lẽ họ là người dễ nói chuyện và sẽ không phiền khi bạn muốn bắt chuyện với họ.
Phương pháp2
1
Ngay cả một biểu cảm thân thiện cũng có thể giúp bạn cảm thấy muốn giao tiếp. Người ta sẽ dễ bắt chuyện với bạn hơn nếu họ cảm thấy bạn đáng tin. Hãy liếc nhanh về phía họ và cố gắng bắt ánh mắt của họ, dù chỉ một giây. Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi sợ, nhưng hãy cố gắng nở nụ cười ấm áp và chờ xem người kia phản ứng ra sao.Nếu họ mỉm cười lại, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy họ sẵn sàng dừng lại và trò chuyện vài câu với bạn.
Phương pháp3
1
Điều chỉnh dáng điệu sao cho có vẻ dễ gần. Đừng khoanh tay để có vẻ cởi mở và dễ nói chuyện. Xoay người về phía người đó và hơi nghiêng tới trước để thể hiện rằng bạn muốn trò chuyện với họ. Nếu cần, bạn có thể tưởng tượng đối phương là một người bạn đáng mến để dễ thư giãn hơn nữa khi ở bên cạnh họ.
Phương pháp4
1
Người ta có thể không thoải mái nếu bạn tiến đến quá gần. Mỗi người đều có một ranh giới cá nhân riêng, do đó bạn nhớ đừng bước qua ranh giới của họ. Để ý ngôn ngữ cơ thể của người đó xem họ có quay đi hoặc thường nhìn đi chỗ khác không, vì đó có thể là dấu hiệu cho biết họ đang căng thẳng. Nếu người ta có vẻ không thoải mái, bạn nên lùi lại và tôn trọng phản ứng của họ.
Phương pháp5
1
Một câu chào đơn giản có thể khởi đầu cho cả cuộc trò chuyện. Khi bạn đi qua một nhóm người, hãy thử nói một câu nào đó ngắn gọn với tất cả những người bạn gặp. Ban đầu có lẽ hơi sợ một chút, nhưng bạn có thể thử chào “Xin chào”, hoặc “Rất vui khi gặp bạn” để tạo không khí thân thiện và cho biết là bạn sẵn sàng trò chuyện với họ. Ngay cả khi bạn không có nhiều thời gian cho một cuộc trò chuyện dài, chào hỏi cũng vẫn là một hành động đáng mến và khiến bạn có vẻ thân thiện hơn.
Phương pháp6
1
Bắt chuyện bằng lời giới thiệu bản thân ngắn gọn và thân thiện. Vì hai bên chưa quen biết nhau, bạn không cần phải kể hết lý lịch của mình. Bạn chỉ cần chỉ cung cấp những thông tin cá nhân mà bạn thấy thoải mái, cho dù chỉ là tên gọi. Nếu là trong môi trường làm việc, bạn có thể nêu chức danh nghề nghiệp nếu có liên quan đến cuộc trò chuyện.
Phương pháp7
1
Gọi tên của người đang nói chuyện để tạo sự kết nối thân mật hơn. Người ta thường thích nghe âm thanh tên gọi của mình, do đó bạn nên hỏi tên của người đó ngay. Khi đến lúc thích hợp, hãy gọi tên của họ vài lần khi hai người trò chuyện. Đối phương sẽ cảm nhận được mối gắn kết thân tình với bạn và cũng sẽ thân thiện hơn.
Phương pháp8
1
Chọn một sự việc hay hay gần đó để bắt chuyện. Nếu bạn không hề quen biết người đó, hãy nhìn xung quanh và nói về điều gì đó mà bạn trông thấy. Có lẽ bạn đã từng bắt đầu những câu chuyện xã giao về thời tiết, nhưng bạn cũng có thể nói về chủ nhân của buổi tiệc, về các món ăn hoặc khách dự tiệc. Khi nói chuyện với một người tình cờ gặp trên phố, bạn có thể đề cập đến một cửa hàng gần đó hoặc tình trạng giao thông trên đường.
Phương pháp9
1
Mở đầu vài câu chuyện phiếm về văn hoá đại chúng hoặc các sự kiện thời sự. Các tin tức nóng hoặc một sự việc mà mọi người cùng trải qua thường là điểm khởi đầu tuyệt vời cho cuộc trò chuyện nếu hai bên hoàn toàn chưa quen biết nhau. Nếu bạn có hơi e sợ một chút thì cũng đừng lo; bạn có thể đưa ra các chủ đề dễ nói như một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim mà bạn vừa xem, một cuốn sách bạn mới đọc xong hoặc một meme trên mạng. Khi cảm thấy thoải mái hơn một chút, bạn có thể thăm dò bằng cách nêu ra các đề tài như gia đình, công việc và hẹn hò xem họ có cởi mở hơn nữa không.
Phương pháp10
1
Khen ngợi là một cách tự nhiên và đáng yêu để xua đi không khí e dè lúc ban đầu. Hãy đề cập đến điều gì đó đặc biệt mà bạn thích ở người đó để lời khen có vẻ chân thành.Bạn có thể nói về trrang phục hoặc thứ gì đó người kia đang mang trên người hoặc bất cứ thứ gì của họ mà bạn thích. Sau câu làm quen ban đầu, bạn có thể tiếp tục trò chuyện để tìm hiểu thêm về người đó.
Phương pháp11
1
Tìm hiểu thêm về người kia để bạn có thể biết thêm về họ. Người ta thường thích nói chuyện về mình, thế nên bạn hãy hỏi về đam mê của họ, về những gì họ muốn làm trong cuộc sống và những trải nghiệm trong đời họ. Cố gắng đặt các câu hỏi mở để đối phương phải trả lời chi tiết hơn và câu chuyện được tiếp diễn.Một số câu hỏi làm quen mà bạn có thể hỏi bao gồm:
Phương pháp12
1
Sự cởi mở của bạn cũng sẽ khuyến khích đối phương nói chuyện. Nếu người kia không chia sẻ nhiều khi bắt đầu cuộc trò chuyện, bạn hãy nhân lúc này kể về những câu chuyện trong cuộc sống của bạn hoặc những điều mà bạn quan tâm. Bạn có thể nói đến công việc, sở thích, các dự án đã làm hoặc bạn quen chủ nhà như thế nào. Khi bạn nói nhiều hơn, người kia có thể cũng cảm thấy thoải mái kể về bản thân họ hơn.
Phương pháp13
1
Tìm một vài điểm chung để đưa vào cuộc trò chuyện. Nếu người kia hào hứng hẳn lên khi bạn nhắc đến sở thích, đội thể thao hoặc những thứ khác mà bạn yêu thích, hãy khai thác thêm về chủ đề đó. Hãy kể với họ rằng vì sao bạn thích và hỏi xem họ nghĩ thế nào. Đừng phán xét hoặc chỉ trích nếu họ có ý kiến khác với bạn. Hãy nghĩ thoáng và tiếp thu ý kiến của họ.
Phương pháp14
1
Chú tâm khi trò chuyện để người kia cảm thấy họ được lắng nghe. Hãy giao tiếp bằng mắt với người kia và gật đầu theo những gì họ nói. Tránh xem điện thoại hoặc bị phân tâm vì những thứ khác để không mất tập trung. Thỉnh thoảng “ừm” hoặc “à” để tỏ ra rằng bạn đang nghe.
Phương pháp15
1
Quan sát các dấu hiệu cho thấy đối phương muốn kết thúc cuộc trò chuyện. Một cuộc nói chuyện xã giao thông thường chỉ kéo dài vài phút trước khi có người muốn rời đi. Nếu bạn đã nói chuyện 5-10 phút, người kia có thể muốn ngừng nói chuyện và rời khỏi. Nếu không, bạn hãy để ý xem họ có ngọ ngoạy, kiểm tra điện thoại hoặc nhìn đồng hồ không. Bảo rằng cuộc nói chuyện vừa rồi rất vui, và đã đến giờ bạn phải đi. Nếu bạn thích trò chuyện với người đó, hãy hỏi họ có muốn giữ liên lạc không.
Đan