Làm sao để bản thân không trì hoãn?

  1. Kỹ năng mềm

"Làm sao vượt qua được chính mình anh nhỉ? Em luôn tự tin vào bản thân, đôi lúc hơi thái quá, nhưng lúc nào em cũng vượt qua được những khó khăn trong công việc, hay trong cuộc sống, đôi lúc nước tới cổ mới nhảy, nhưng vẫn nhảy qua mà k có hệ lụy gì lớn, nên dần dà em ỷ lại thái quá, lúc nào cũng nuông chiều bản thân đợi đến lúc k thể kéo dài đc nữa em mới làm, đôi lúc nó trở nên rối rắm, làm việc gì cũng phải cố, cố riết lại làm qua loa đến có vấn đề ở đâu xử lý đến đó, nhiều khi tạo mệt mỏi cho bản thân những việc k đáng."

Chào em, vấn đề của em cũng là vấn đề của 99% nhân loại, anh nghĩ vậy. Và nó gọi là sự trì hoãn (procrastination).

Anh có một quan điểm và cách giải quyết vấn đề đơn giản thôi. Muốn hết lười biếng thì sao, muốn không trì hoãn thì sao? Bắt tay làm việc ngay thôi chứ sao.

Chuyên gia thì người ta phân tích kỹ hơn, em có thể tìm đọc quyển "Eat that frog" của Brian Tracy (có tiếng Việt), và xem qua clip này nhé:

Bất kể cơ chế hay lí thuyết là gì, thì trị bệnh lười cũng chỉ có làm mà thôi.

Từ khóa: 

trì hoãn

,

lười biếng

,

thành công

,

phong cách sống

,

kỹ năng mềm

Câu hỏi được gộp với Làm sao để chữa được bệnh hay trì hoãn?

cũng không hẳn là xấu đâu bạn, mình cũng thế mà. Nó chỉ xấu khi bạn chọn công việc theo quy trình và thói quen của bạn làm mọi thứ bị trì trệ thôi. Như mình khi cảm thấy không thể sửa được vì nó không tốt cho con người mình thì mình chọn là thay đổi công việc và cách nhận việc. Mình chuyển sang làm điều phối các dự án, vì mình có thể nhận nhiều dự án cùng lúc và sắp xếp nó vào lịch trình làm việc rất sát nhau. Xếp trọn nó vào thời gian 1 ngày làm việc để ngoài 8 tiếng công việc mình có thể giải trí, hưởng thụ cuộc sống thì nó khá tuyệt. Lúc làm thì đầy máu lửa, lúc nghỉ ngơi thì có sẵn vùng an toàn, khoảng thời gian an toàn và không lo nghĩ về công việc, tiến độ hay kết quả deadline. Một công việc hạnh phúc là hợp với bản thân, sở thích và năng lực của mình, thời gian phù hợp và mức thu nhập xứng đáng bạn nhé. Nếu bạn kiến tạo được công việc như vậy, thì cách bạn làm đâu quan trọng nữa, kết quả mới là quan trọng nhất nè

https://cdn.noron.vn/2022/02/26/9179251371396323-1645876661_1024.png
Trả lời

cũng không hẳn là xấu đâu bạn, mình cũng thế mà. Nó chỉ xấu khi bạn chọn công việc theo quy trình và thói quen của bạn làm mọi thứ bị trì trệ thôi. Như mình khi cảm thấy không thể sửa được vì nó không tốt cho con người mình thì mình chọn là thay đổi công việc và cách nhận việc. Mình chuyển sang làm điều phối các dự án, vì mình có thể nhận nhiều dự án cùng lúc và sắp xếp nó vào lịch trình làm việc rất sát nhau. Xếp trọn nó vào thời gian 1 ngày làm việc để ngoài 8 tiếng công việc mình có thể giải trí, hưởng thụ cuộc sống thì nó khá tuyệt. Lúc làm thì đầy máu lửa, lúc nghỉ ngơi thì có sẵn vùng an toàn, khoảng thời gian an toàn và không lo nghĩ về công việc, tiến độ hay kết quả deadline. Một công việc hạnh phúc là hợp với bản thân, sở thích và năng lực của mình, thời gian phù hợp và mức thu nhập xứng đáng bạn nhé. Nếu bạn kiến tạo được công việc như vậy, thì cách bạn làm đâu quan trọng nữa, kết quả mới là quan trọng nhất nè

https://cdn.noron.vn/2022/02/26/9179251371396323-1645876661_1024.png

Trước đây mình cũng là người hay trì hoãn, làm việc "lươn khươn", không dứt điểm, hay bỏ dở...và hệ quả là chẳng việc gì ra việc gì, cái gì cũng không nên. Mình bắt đầu thấy cần phải thay đổi. Mình tìm hiểu lý do tại sao mình hay trì hoãn (do phải làm việc không thích, ngại việc, chưa bị đúc thúc bởi deadline cận kề, do thói quen "nước đến chân với nhảy, tìm cớ để trì hoãn như đổ lỗi cho hoàn cảnh, công việc, không gian không có hứng để làm...), dần dần mình nhận thấy thực ra mọi lý do đều do mình. Khi nhận ra điều này mình bắt đầu thay đổi chính mình: sắp xếp công việc, thời gian hợp lý, tư duy việc nào ra việc đấy, xong là xong, dứt điểm, không dây dưa , thay đổi thói quen, trách nhiệm với công việc...nhưng điều quan trọng nhất bạn phải tìm được hứng thú, đam mê cho việc đó, xác định động cơ đúng thì mọi việc sẽ được tiến hành nhanh chóng thôi.

Cách mình tạo động lực cho bản thân mỗi ngày, mọi người có thể đọc thêm tại đây:

Tất cả mọi tật xấu của chúng ta tồn tại vì chúng ta chưa có động lực để thay đổi.
Ví dụ một cậu học sinh suốt ngày đi học muộn nhưng nếu một lần bị phạt nặng và hạ hạnh kiểm thì động lực đó sẽ khiến cậu thay đổi ngay lập tức, hoặc nếu động lực đó vẫn chưa đủ "mạnh" thì cứ về nhà ăn vài roi của bố mẹ là sợ ngay...

Với chúng ta khi đã đến tuổi đi làm, thì không còn bị chi phối bởi áp lực từ nhà trường hay gia đình nữa, mà chỉ còn áp lực ở "CHÍNH BẢN THÂN" mà thôi, nghĩa là nếu bạn coi việc lướt face buổi sáng là thói quen xấu nhưng vẫn ko thay đổi thì là do chính bạn chưa đủ quyết tâm.

Mình có thể chỉ cho bạn một số cách :
 
- Hãy ép mình vào một vài mục tiêu để phát triển bản thân, như một tuần phải đọc xong vài quyển sách, hoặc học thêm ngoại ngữ...khi đó bạn sẽ bớt thời gian rảnh cho những việc vô bổ.

- Thay vì đọc báo về tin tức giải trí , hãy đọc tin tức về tri thức , kinh doanh  ....

- Và quan trọng nhất vẫn là ở sự tự giác của bạn.

Nếu bạn không thay đổi, thì những người chăm chỉ hơn, họ sẽ càng ngày càng bỏ xa bạn về tri thức.Mà tri thức tỉ lệ thuận với thu nhập.
Đừng nghĩ những người giàu hơn ta vì họ may mắn, khi ta chưa biết họ đã phải cố gắng như thế nào.

Mình mời bạn lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia Thu Dung nhé (phút 39:39), hi vọng bạn sẽ nhận được lời giải đáp hữu ích:

Về việc tránh sự trì hoãn, mình thấy bạn nên tham khảo khóa học trên Coursera "Learning How To Learn" (Học Về Cách Học) của giáo sư Barbara Oakley và giáo sư Terrence Sejnowski. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu thêm về não bộ, phương pháp tư duy, ghi nhớ, học tập, tại sao chúng ta trì hoãn và làm thế nào để tránh trì hoãn. Khóa học có phụ đề tiếng Việt nhưng mình khuyên bạn nên học bằng tiếng Anh để hiểu sâu sắc về nội dung và làm bài tập hiệu quả hơn. 
Khóa học Miễn phí (trả phí nếu muốn nhận chứng nhận) và mình không nhận được một đồng nào để pr cho nó, mình chỉ muốn giới thiệu nó cho bạn vì sau thời gian 1 tháng học tập và thực hành, phương pháp học tập, ghi nhớ của mình đã thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực. 
Chúc bạn tìm được cách giải quyết sự trì hoãn và học tập hiệu quả hơn.
Link khóa học:

Learning How to Learn: Powerful mental tools to help you master tough subjects | Coursera-List-Loupe Copy-Loupe Copy-Loupe Copy-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Half Faded Star-User-Career direction-Career Benefit-100% online-Flexible deadlines-Hours to complete-Available languages-User-Career direction-Career Benefit-100% online-Flexible deadlines-Hours to complete-Available languages-Chevron Left-Chevron Right-Hours to complete-Hours to complete-Reading-Video-Reading-Quiz-Hours to complete-Hours to complete-Reading-Video-Reading-Quiz-Hours to complete-Hours to complete-Reading-Video-Reading-Quiz-Hours to complete-Hours to complete-Reading-Video-Reading-Quiz-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Half Faded Star-Chevron Right-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Filled Star-Filled Star

www.coursera.org


Tại sao nhận thức được mà lại không thay đổi được,nguyên nhân sâu xa có thể do bạn chưa thực sự muốn thay đổi mà thôi

Thường thì chúng ta sẽ trì hoãn với những việc mà chúng ta cảm thấy khó bắt đầu hoặc bắt đầu nhưng chưa thấy ngay kết quả nên dễ chán và trì hoãn việc tiếp tục. Kiểu như việc đọc sách 30p mỗi ngày sẽ dễ bị trì hoãn hơn là đọc truyện 30p mỗi ngày nếu độ khó của đọc sách cao hơn đọc truyện.

Trong não bộ có một phần được mang cấu trục hạch hạnh nhân, phần này có cái chức năng phản xạ chống trả, né tránh mỗi khi gặp cái gì khó. Thế nên khi đến giờ tập TD rồi mà thấy ôi dào dăm ba phút chả để làm gì rồi đi làm cái khác luôn thì thôi toang, thay vào đó nên ngồi nhìn nhận lý trí hơn. Chia nhỏ các việc ra làm cho độ khó giảm xuống để dễ thực hiện hơn rồi có cơ chế thưởng phạt bản thân cho rõ ràng. Càng dễ thực hiện và càng dễ thấy kết quả thì càng có động lực mà tiếp tục.

Hic, bệnh này giống mình quá, Mình hay bị bố mẹ chửi là chậm chạp khi bắt đầu làm và làm chuyện gì đó.

Mình nghĩ để chữa được bệnh này thì cái việc mình làm phải rất gấp bách, quan trọng có time deadline cụ thể. Hoặc bạn phải là người tự tạo cho mình thói quen đó. nhanh dần lên và không còn bị trì hoãn nữa!

Chào bạn,

Trì hoãn có lẽ là một trong số những kẻ thù lớn nhất với mỗi chúng ta. Mọi người thường tìm ra nhiều lý do để không bắt đầu công việc hoặc bị xao nhãng bởi những thú vui mà quên đi việc cần làm. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất làm việc của bạn.

Mình cũng là người thường xuyên trì hoãn. Đặc biệt với những công việc quan trọng deadline gấp, thói quen này rất hay "phát huy" tác dụng. Sau đó, mình lại hối hận vì lãng phí thời gian cho những việc không quan trọng thay vào việc tập trung vào những việc cần làm.

Mình đã tìm ra một vài tips nhỏ và áp dụng vào cuộc sống để dần dần loại bỏ thói quen trì hoãn. Bạn có thể tham khảo bài viết này tại đây.

Hoặc đọc thêm những bài viết của mình về những nguyên nhân khiến bản thân thường

không làm những việc cần làm
, hướng dẫn về
làm việc hiệu quả
, cải thiện khả năng
tập trung
khi làm việc và nhiều hơn nữa trên The Introvert Writer nhé!

Hy vọng chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn!

Lên lịch bằng tay dẹp ngay face vs mấy thứ linh tinh. Nếu ông bạn mà quyết tâm đc thì delete sạch game vs chuyển sang dùng đt cục gạch. Thế là hết thứ để quậy lúc đó thì quẩy thôi. Mua thêm cân cf loại robusta ít nhất 70% vs vài cây thuốc lá nếu chưa đủ kích thích. Ngoài ra cố nhét đầy cái tủ lạnh vs mua vài gói kẹo cứng hoặc socola trong trường hợp cầy đêm. Để thư giãn cho bớt căng thẳng thì mình thường ngãi lòng bàn chân hoặc ngâm nước ấm trong mùa lạnh. Hoặc sử dụng thêm bình xịt phòng mùi hoa iris cho phòng nó bớt nồng mùi thuốc lá.