Làm sao các tàu thăm dò có thể di chuyển trong không gian?

  1. Khoa học

Trong môi trường chân không như ngoài Vũ trụ các tàu làm sao để có thể tiến lên phía trước nhỉ

Từ khóa: 

hàng không vũ trụ

,

tàu thăm dò

,

khoa học

Trong môi trường chân không, sẽ không có lực cản của không khí, nên nếu 1 vật di chuyển nó sẽ tiếp tục di chuyển mà không dừng lại (do tác động của trọng lực từ Trái Đất, Mặt Trời,... nên vật sẽ khó di chuyển thẳng).

Vậy quan trọng nhất là phải cung cấp cho vật 1 vận tốc ban đầu để sau đó nó có thể giữ nguyên vận tốc và tiếp tục chuyển động. Việc cung cấp vận tốc này hầu như đến từ các động cơ phản lực, với nguyên lý tuân theo định luật 3 Newton:

Khi một vật tác dụng lực lên vật thể thứ hai, vật thứ hai sẽ tác dụng một lực cùng độ lớn và ngược chiều về phía vật thứ nhất.

Động cơ phản lực sẽ đẩy ra 1 luồng vật chất thường ở dạng khí/plasma (để tối ưu hóa vận tốc), từ đó động cơ sẽ nhận đc 1 phản lực từ luồng vật chất đó và nó giúp động cơ (và gắn với nó là tàu thăm dò) tiến lên.

Ngoài ra, các tàu thăm dò còn tận dụng trọng lực của các thiên thể để tăng tốc gọi là súng cao su trọng lực (slingshot gravity). Khi vật thể đến gần 1 thiên thể, nó sẽ chịu lực hấp dẫn của thiên thể đó và tốc độ sẽ tăng lên, khi rời ra xa ngược lại vận tốc sẽ giảm, 2 lượng tăng - giảm vận tốc này sẽ tương đương nhau. Nhưng vì thiên thể di chuyển và tự quay, nên bằng cách đưa tàu thăm dò theo hướng di chuyển của hành tinh và tàu sẽ đc lợi vận tốc ở phần này. Do đó, khi thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên thể đó tàu sẽ đc tăng thêm vận tốc.

Trả lời

Trong môi trường chân không, sẽ không có lực cản của không khí, nên nếu 1 vật di chuyển nó sẽ tiếp tục di chuyển mà không dừng lại (do tác động của trọng lực từ Trái Đất, Mặt Trời,... nên vật sẽ khó di chuyển thẳng).

Vậy quan trọng nhất là phải cung cấp cho vật 1 vận tốc ban đầu để sau đó nó có thể giữ nguyên vận tốc và tiếp tục chuyển động. Việc cung cấp vận tốc này hầu như đến từ các động cơ phản lực, với nguyên lý tuân theo định luật 3 Newton:

Khi một vật tác dụng lực lên vật thể thứ hai, vật thứ hai sẽ tác dụng một lực cùng độ lớn và ngược chiều về phía vật thứ nhất.

Động cơ phản lực sẽ đẩy ra 1 luồng vật chất thường ở dạng khí/plasma (để tối ưu hóa vận tốc), từ đó động cơ sẽ nhận đc 1 phản lực từ luồng vật chất đó và nó giúp động cơ (và gắn với nó là tàu thăm dò) tiến lên.

Ngoài ra, các tàu thăm dò còn tận dụng trọng lực của các thiên thể để tăng tốc gọi là súng cao su trọng lực (slingshot gravity). Khi vật thể đến gần 1 thiên thể, nó sẽ chịu lực hấp dẫn của thiên thể đó và tốc độ sẽ tăng lên, khi rời ra xa ngược lại vận tốc sẽ giảm, 2 lượng tăng - giảm vận tốc này sẽ tương đương nhau. Nhưng vì thiên thể di chuyển và tự quay, nên bằng cách đưa tàu thăm dò theo hướng di chuyển của hành tinh và tàu sẽ đc lợi vận tốc ở phần này. Do đó, khi thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên thể đó tàu sẽ đc tăng thêm vận tốc.