Làm rõ giá trị con người trong tác phẩm hóa thân của Fanz Kafka?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Fanz Kafka là một nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Ông được giới phê bình cho rằng có tầm ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Các tác phẩm của ông luôn đi sâu vào khai thác thân phận con người mà bất kì ai khi đọc những tác phẩm ấy đều phải day dứt suy nghĩ về thân phận cũng như giá trị con người thực sự nằm ở đâu? Một trong các tác phẩm đó phải kể đến truyện ngắn “Hóa Thân”. Hóa Thân là truyện ngắn kể về anh chàng Gregor Samsa – một nhân viên giao hàng hết lòng về công việc, là chỗ dựa, niềm tự hào cho cả nhà. Thế nhưng vào một buổi sáng khi tỉnh giấc anh phát hiện mình không thể cử động như thường dù anh vẫn ý thức được tất cả mọi chuyện xảy ra kể cả việc muộn tàu và ông quản lí sẽ đến nhà anh để kiểm chứng vì sao anh muộn tàu… Thế nhưng khi mọi người phát hiện ra anh đã bị hóa thành một con bọ thì thái độ của mọi người dần dần thay đổi, kéo theo đó là cách mọi người ứng xử và thích nghi với việc anh không thể kiếm tiền nuôi gia đình. Ban đầu anh còn được cô em gái là Grete hàng ngày cho ăn và để ý quan tâm đến, dần rồi ấp lực công việc, sự mệt mỏi cũng làm cô bỏ bê anh trai. Đặc biệt là bố anh thì luôn khó chịu kể từ khi anh mang một thân hình con bọ khổng lồ, đỉnh điểm là việc ông ném hết số táo trên bàn về hướng anh và thật không may khi một quả đã trúng vào lưng anh và cắm sâu xuống, khiến anh đau đớn. Cuối cùng Gregor Samsa chết, cái chết không mang lại sự xót thương mà ngược lại mang lại cảm giác nhẹ nhõm cho cả nhà. Thế nhưng trong tác phẩm của mình Fanz Kafka không khắc họa việc nhân vật của mình buồn tủi cô đơn trước cái rộng lớn mênh mông của thiên nhiên mà ngược lại là cảm giác cô đơn trong chính căn nhà của mình. Không một ai tới gần anh, ngay cả cô em gái hàng ngày cho anh ăn cũng không giám đứng gần anh mà chỉ đứng từ xa và khi anh nấp vào một chỗ thì mẹ anh mới giám vào. Và chỉ cần thấy anh là mẹ anh đã ngất đi rồi. Không một ai trong gia đình hiểu rằng dù mang trên mình thân xác khác nhưng anh vẫn có suy nghĩ vẫn có ý thức và hiểu mọi người đang nói gì, trong đó có cả những điều không tốt về mình anh cũng nghe và hiểu hết. Một điều đặc biệt trong tác phẩm “Hóa Thân” của Fanz Kafka đó là việc sự hóa thân liệu có phải một mình nhân vật Gregro hay còn bao gồm các nhân vật khác trong nhà như bố mẹ và em gái. Nếu như Gregro bị hóa thân thành con bọ, dáng vẻ bên ngoài thì mọi người trong nhà lại đang hóa thân để hoàn thiện mình từ bên trong. Người bố từ một người suốt ngày chỉ nằm và không kiếm ra tiền “ Bố anh, người thường mệt mỏi nằm bẹp trên giường bất cứ khi nào Gregor thu xếp đi xa theo yêu cầu công việc, người thường khoác áo ngủ nằm dài trên tràng kỉ không thể đứng dậy nổi mà chỉ giơ tay chào anh những tối anh trở về nhà… Nhưng “ Giờ đây, ông đứng kia đường bệ trong bộ đồng phục xanh bảnh bao, khuy ngấn của ông phồng ra trên chiếc cổ áo vét hồ cứng, đôi mắt đen dưới cặp chân mày rậm phóng ra những tia nhìn tinh nhanh, sắc sảo, mái tóc bạc một thời rối bời giờ được trải phẳng, bóng mượt hai bên đường ngôi rẽ kĩ lưỡng…”. Còn người mẹ đã làm công việc may thêu cho một hãng sản xuất đồ lót phụ nữ còn em gái thì đã làm nhân viên bán hàng và học thêm tiếng Pháp và môn tốc kí mỗi tối để có cơ hội tiến thân. Phải chăng mọi người cũng đang hóa thân để sống tốt hơn khi Gregro không còn mang lại giá trị về tiền bạc cho họ. Nếu như trong “Chí Phèo” của Nam Cao anh Chí chỉ mất đi nhân tính, tính cách bị tha hóa nhưng vẫn mang hình dạng một con người, thế nhưng vẫn bị xa lánh. Còn ở “Hóa Thân” của Fanz Kafka Gregro vẫn giữ được nhân cách chỉ bị biến hình thành bọ nhưng cũng bị xa lánh bởi chính những người thân trong một gia đình. Không biết ai trong hai nhân vật này chịu đau đớn nhiều hơn? Chẳng biết giá trị thực sự của con người có nằm ở thể xác thật không? Và liệu nó nằm ở thân xác thì phần nhân tính của con người sẽ là gì đối với giá trị con người. Và vị trí của đồng tiền người ấy làm ra sẽ có tác dụng gì đối với vị trí của người đó trong lòng mọi người? Cái chết của Gregro được tác giả nói đến là làm cho cả nhà nhẹ nhõm như chút được gánh nặng nhưng với cá nhân tôi thì cho rằng chính Gregro đã được nhẹ nhõm, đã được giải thoát và không phải gánh trên vai trách nhiệm về một người hoàn hảo cũng như cố gắng để trở thành người có giá trị. Nếu gia đình anh nhẹ nhõm một thì có lẽ chính anh đã nhẹ nhõm mười khi không còn phải khó xử khi là người mang lại gánh nặng cho gia đình. Qua “Hóa Thân” Fanz Kafka đã cho chúng ta thấy được một nhận thức mới về giá trị con người, về tình thân giữa những người trong cùng một gia đình. Về sự thay đổi trong nhận thức của từng người. Đặt con người trong trường hợp không tưởng để từ đó biết được giá trị con người thật sự nằm ở đâu? Thân xác? Tiền? Hay từ cái nhìn của mọi người xung quanh. Có lẽ tác giả muốn để mỗi một người đọc có ý kiến riêng, cái nhìn riêng, cảm nhận riêng và suy nghĩ về cuộc đời con người theo một cách riêng biệt. Giá trị con người vào văn của Kafka đã có một cái nhìn mới mẻ khiến người đọc không khỏi day dứt và suy nghĩ về những gì đã đọc. Vì thế mà các tác phẩm của Kafka đã sống mãi với bạn đọc mọi thế hệ.
Trả lời
Fanz Kafka là một nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Ông được giới phê bình cho rằng có tầm ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Các tác phẩm của ông luôn đi sâu vào khai thác thân phận con người mà bất kì ai khi đọc những tác phẩm ấy đều phải day dứt suy nghĩ về thân phận cũng như giá trị con người thực sự nằm ở đâu? Một trong các tác phẩm đó phải kể đến truyện ngắn “Hóa Thân”. Hóa Thân là truyện ngắn kể về anh chàng Gregor Samsa – một nhân viên giao hàng hết lòng về công việc, là chỗ dựa, niềm tự hào cho cả nhà. Thế nhưng vào một buổi sáng khi tỉnh giấc anh phát hiện mình không thể cử động như thường dù anh vẫn ý thức được tất cả mọi chuyện xảy ra kể cả việc muộn tàu và ông quản lí sẽ đến nhà anh để kiểm chứng vì sao anh muộn tàu… Thế nhưng khi mọi người phát hiện ra anh đã bị hóa thành một con bọ thì thái độ của mọi người dần dần thay đổi, kéo theo đó là cách mọi người ứng xử và thích nghi với việc anh không thể kiếm tiền nuôi gia đình. Ban đầu anh còn được cô em gái là Grete hàng ngày cho ăn và để ý quan tâm đến, dần rồi ấp lực công việc, sự mệt mỏi cũng làm cô bỏ bê anh trai. Đặc biệt là bố anh thì luôn khó chịu kể từ khi anh mang một thân hình con bọ khổng lồ, đỉnh điểm là việc ông ném hết số táo trên bàn về hướng anh và thật không may khi một quả đã trúng vào lưng anh và cắm sâu xuống, khiến anh đau đớn. Cuối cùng Gregor Samsa chết, cái chết không mang lại sự xót thương mà ngược lại mang lại cảm giác nhẹ nhõm cho cả nhà. Thế nhưng trong tác phẩm của mình Fanz Kafka không khắc họa việc nhân vật của mình buồn tủi cô đơn trước cái rộng lớn mênh mông của thiên nhiên mà ngược lại là cảm giác cô đơn trong chính căn nhà của mình. Không một ai tới gần anh, ngay cả cô em gái hàng ngày cho anh ăn cũng không giám đứng gần anh mà chỉ đứng từ xa và khi anh nấp vào một chỗ thì mẹ anh mới giám vào. Và chỉ cần thấy anh là mẹ anh đã ngất đi rồi. Không một ai trong gia đình hiểu rằng dù mang trên mình thân xác khác nhưng anh vẫn có suy nghĩ vẫn có ý thức và hiểu mọi người đang nói gì, trong đó có cả những điều không tốt về mình anh cũng nghe và hiểu hết. Một điều đặc biệt trong tác phẩm “Hóa Thân” của Fanz Kafka đó là việc sự hóa thân liệu có phải một mình nhân vật Gregro hay còn bao gồm các nhân vật khác trong nhà như bố mẹ và em gái. Nếu như Gregro bị hóa thân thành con bọ, dáng vẻ bên ngoài thì mọi người trong nhà lại đang hóa thân để hoàn thiện mình từ bên trong. Người bố từ một người suốt ngày chỉ nằm và không kiếm ra tiền “ Bố anh, người thường mệt mỏi nằm bẹp trên giường bất cứ khi nào Gregor thu xếp đi xa theo yêu cầu công việc, người thường khoác áo ngủ nằm dài trên tràng kỉ không thể đứng dậy nổi mà chỉ giơ tay chào anh những tối anh trở về nhà… Nhưng “ Giờ đây, ông đứng kia đường bệ trong bộ đồng phục xanh bảnh bao, khuy ngấn của ông phồng ra trên chiếc cổ áo vét hồ cứng, đôi mắt đen dưới cặp chân mày rậm phóng ra những tia nhìn tinh nhanh, sắc sảo, mái tóc bạc một thời rối bời giờ được trải phẳng, bóng mượt hai bên đường ngôi rẽ kĩ lưỡng…”. Còn người mẹ đã làm công việc may thêu cho một hãng sản xuất đồ lót phụ nữ còn em gái thì đã làm nhân viên bán hàng và học thêm tiếng Pháp và môn tốc kí mỗi tối để có cơ hội tiến thân. Phải chăng mọi người cũng đang hóa thân để sống tốt hơn khi Gregro không còn mang lại giá trị về tiền bạc cho họ. Nếu như trong “Chí Phèo” của Nam Cao anh Chí chỉ mất đi nhân tính, tính cách bị tha hóa nhưng vẫn mang hình dạng một con người, thế nhưng vẫn bị xa lánh. Còn ở “Hóa Thân” của Fanz Kafka Gregro vẫn giữ được nhân cách chỉ bị biến hình thành bọ nhưng cũng bị xa lánh bởi chính những người thân trong một gia đình. Không biết ai trong hai nhân vật này chịu đau đớn nhiều hơn? Chẳng biết giá trị thực sự của con người có nằm ở thể xác thật không? Và liệu nó nằm ở thân xác thì phần nhân tính của con người sẽ là gì đối với giá trị con người. Và vị trí của đồng tiền người ấy làm ra sẽ có tác dụng gì đối với vị trí của người đó trong lòng mọi người? Cái chết của Gregro được tác giả nói đến là làm cho cả nhà nhẹ nhõm như chút được gánh nặng nhưng với cá nhân tôi thì cho rằng chính Gregro đã được nhẹ nhõm, đã được giải thoát và không phải gánh trên vai trách nhiệm về một người hoàn hảo cũng như cố gắng để trở thành người có giá trị. Nếu gia đình anh nhẹ nhõm một thì có lẽ chính anh đã nhẹ nhõm mười khi không còn phải khó xử khi là người mang lại gánh nặng cho gia đình. Qua “Hóa Thân” Fanz Kafka đã cho chúng ta thấy được một nhận thức mới về giá trị con người, về tình thân giữa những người trong cùng một gia đình. Về sự thay đổi trong nhận thức của từng người. Đặt con người trong trường hợp không tưởng để từ đó biết được giá trị con người thật sự nằm ở đâu? Thân xác? Tiền? Hay từ cái nhìn của mọi người xung quanh. Có lẽ tác giả muốn để mỗi một người đọc có ý kiến riêng, cái nhìn riêng, cảm nhận riêng và suy nghĩ về cuộc đời con người theo một cách riêng biệt. Giá trị con người vào văn của Kafka đã có một cái nhìn mới mẻ khiến người đọc không khỏi day dứt và suy nghĩ về những gì đã đọc. Vì thế mà các tác phẩm của Kafka đã sống mãi với bạn đọc mọi thế hệ.