Lạm phát là gì?

  1. Kiến thức chung

Ai cũng hiểu "lạm phát" được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm trước đó. Tuy nhiên ý mình muốn hỏi là lượng tiền mặt trong 1 quốc gia luôn phải tương đương với 1 giá trị nào đó (nó là cái gì???) thì mới có chuyện không phải cứ hết tiền in ra là được đúng không, vì có in ra bao nhiêu đi chăng nữa thì tiền trong quốc gia cũng chỉ ngang với cái giá trị đó mà thôi?

Từ khóa: 

lạm phát

,

giá trị

,

quốc gia

,

kiến thức chung

Đây là 1 câu hỏi khó, phải vận dụng nhiều kiến thức thì mới có thể hiểu được, mình sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này để bạn hiểu.

  • LẠM PHÁT LÀ GÌ

Đầu tiên nếu nói lạm phát chỉ đơn thuần là sự tăng giá của hàng hoá thì rất mơ hồ và không thực sự phản ánh được rõ bản chất của nó.


Thuật ngữ "lạm phát" ban đầu được chỉ các gia tăng trong số lượng tiền trong lưu thông, và một số nhà kinh tế vẫn sử dụng từ này theo cách này. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế hiện nay sử dụng thuật ngữ "lạm phát" để chỉ một sự gia tăng trong mức giá. Sự gia tăng cung tiền có thể được gọi là lạm phát tiền tệ, để phân biệt với sự tăng giá cả, mà cũng có thể được gọi cho rõ ràng là 'lạm phát giá cả'. Các nhà kinh tế nói chung đều đồng ý rằng về lâu dài, lạm phát là do tăng cung tiền.   


Có 2 loại lạm phát đó là lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ. 


Lạm phát giá cả thì như bạn hiểu đó là giá của sản phẩm tăng lên -> năm nay mua 1 kg thịt lợn với giá 100.000 VNĐ -> năm sau mua một kg thịt với giá 104.00 thì mức lạm phát là 4% trên 1 năm, giá cả hàng hoá tăng lên và đó là lạm phát giá cả. Nguyên nhân của sự lạm phát này có nhiều nhưng chủ yếu là do sự khan hiếm của hàng hoá -> khiến giá tăng cao chứ không liên quan đến tiền mặt trong quốc gia đó nhiều hay ít. Khi hàng hoá khan hiếm đi thì giá tăng cao là điều hiển nhiên. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như bị đầu cơ, làm giá, gom hàng, hoặc hàng hoá dùng để trao đổi mặt hàng đó đang có nhiều-> cụ thể ở đây là tiền tệ.

Thứ 2 đó là lạm phát tiền tệ, được hiểu là sự mất giá của đồng tiền. Hàng hoá vẫn như vậy như đồng tiền trở nên mất giá, vậy nguyên nhân là do đâu. À đúng rồi đấy, tiền tệ cũng chỉ là 1 loại hàng hoá mà thôi, tuy nhiên nó là hàng hoá đặc biệt có khả năng chuyển đổi và làm trung gian giữa các loại hàng hoá với nhau. Lạm phát tiền tệ xảy ra khi loại hàng hoá này được tăng lên quá nhiều, dẫn đến việc giá trị của nó so với các loại hàng hoá khác bị giảm đi. Đó là lạm phát tiền tệ.


Tiếp theo, bạn hãy xem video này để hiểu sự khác biệt giữa tiền và tiền tệ



Tóm gọn lại thì chỉ có vàng mới được coi là tiền còn những thứ khác thì chỉ được gọi là tiền tệ. Tiền có những đặc điểm đó là có giới hạn nhất định -> không phải vô hạn. Có giá trị lưu trữ và không bị giảm giá trị theo thời gian.



Còn tiền tệ, tiền pháp định-> chính là đồng 100.000k trong ví của bạn ->  là một loại giấy, hoặc kim loại được nhà nước hoặc chính phủ bảo trợ để đại diện cho vàng hay tiền thực sự, số tiền tệ hay tiền pháp định được in ra sẽ luôn cân đối với trữ lượng vàng trên thế giới. 

Mục đích tạo thuận lợi cho việc trao đổi, định giá hàng hoá, lưu trữ giá trị. Nó là tiền tệ chứ không phải là tiền, nó chỉ là một loại hàng hoá đặc biệt, dùng để trung gian trong quá trình trao đổi giữa các loại hàng hoá với nhau mà thôi. CHỈ CÓ VÀNG MỚI LÀ TIỀN THỰC SỰ MÀ THÔI, tất cả các đồng tiền trên thế giới đều chỉ là đơn vị tiền tệ.



Ví dụ bây giờ chúng sẽ nói: Tôi có 100.000 đơn vị tiền tệ. Thay đơn vị tiền tệ của các nước vào thì sẽ thành:

  • Tôi có 100.000 VNĐ: Đơn vị tiền tệ của VN là VND
  • Tôi có 100.000 USD: Đơn vị tiền tệ của Mỹ là USD
  • Tôi có 100.000 GPB: Đơn vị  tiền tệ của Anh là GPB
     

Tương tự chúng ta sẽ có các loại tiền tệ tương ứng. 


  • TẠI SAO LẠI CÓ LẠM PHÁT

Lạm phát thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế, mà cụ thể là sự gia tăng sức mua. Lạm phát chỉ nên nằm ở mức nhỏ hơn 5%, lớn 5% là điều không tốt.


Nền kinh tế là quy luật cung và cầu, cứ dựa trên hai yếu tố này có thể hiểu rõ được  rất nhiều vấn đề và nguyên nhân của lạm phát thì cũng như vậy.

Đầu tiên là khi nền kinh tế tăng trưởng -> tạo ra nhiều việc làm -> năng suất lao động tăng -> tiền lương tăng -> mức thu nhập tăng.

Vấn đề làm làm thế nào để có mức thu nhập cho người lao động tăng lên? Nếu như lãi suất vẫn giữ ở mức ổn định so với các năm thì 1 doanh nghiệp muốn tăng lương cho nhân viên phải có lợi nhuận hoặc doanh thu cao hơn. Để làm được điều này thì doanh nghiệp do là bán được nhiều sản phẩm hơn, giảm được chi phí sản suất, và quan trọng là tăng được giá thành sản phẩm -> Những sản phẩm điện thoại cao cấp gần đây ngày càng trở nên đắt đỏ.


Doanh nghiệp quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng là những doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu -> không có nguyên vật liệu thì sẽ chẳng làm được gì cả.


Chúng ta đều biết hàng hoá hay tài nguyên trên Trái đất là hữu hạn, như đất đai chẳng hạn, vậy nên nếu một doanh nghiệp muốn tăng được lương cho nhân viên thì buộc phải mở rộng kinh doanh, làm ra nhiều hàng hoá hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên do tài nguyên là có hạn, năm nay khai thác hay làm ra được 1 tỷ tấn, năm sau chỉ làm ra được 800 triệu tấn thì dĩ nhiên là những công ty đó buộc phải tăng giá thành sản phẩm thì mới có thể tăng lương cho nhân viên được. Nguyên vật liệu tăng giá -> xăng dầu tăng, điện tăng -> kéo theo cách doanh nghiệp khác không thể ứng phó trong 1 sớm 1 chiều, nên cũng buộc phải tăng giá sản phẩm theo. Và khi hàng hoá trở nên khan hiếm thì => lạm phát hàng hoá xuất hiện.


Tiếp theo, đó là câu chuyện nhân viên được tăng lương. Khi có nhiều tiền thì tất nhiên nhu cầu mua sắm tăng lên -> sức mua tăng. Lúc này nguồn cung cũng buộc phải tăng theo để áp ứng được như cầu đó và số lượng hàng hoá thì ngày càng khan hiếm -> nhưng lượng tiền tệ lưu thông lại tăng lên -> lạm phát tiền tệ xuất hiện.


Ví dụ thực tế: 

  • Năm 2015 bạn có mức thu nhập là 10 triệu đơn vị tiền tệ trên một tháng. 
  • Năm 2016 bạn có mức thu nhập là 15 triệu đơn vị tiền tệ trên một tháng
  • Do ai cũng bị hiệu ứng Diderot tác động nên bạn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, mua sắm những món đồ đắt tiền hơn.
  • Có nhiều người như vậy và người bán họ nhận thấy điều này -> lòng tham vô đáy -> họ muốn kiếm nhiều tiền hơn -> họ giảm chi phí làm ra sản phẩm đồng thời tăng giá sản phẩm nên một chút -> họ bán ra sản phẩm ít hơn nhưng giá thành cao hơn và do lượng tiền tệ tăng sau mỗi năm nên giá trị của đơn vị tiền tệ cũng vì thế mà giảm theo. 


Chúng ta có thể nhận thấy cái vòng luẩn quẩn trong quá trình này, nguyên nhân của yếu dẫn đến điều này là do sự khan hiếm của hàng hoá, nếu có thể giải quyết được bài toán này thì chúng ta có thể hy vọng là lạm phát sẽ được loại bỏ, tuy nhiên điều này là rất khó xảy ra hay gần như là không thể. 


  • ĐIỀU CHỈNH LẠM PHÁT NHƯ THẾ NÀO


Lạm phát tất nhiên là có thể điều chỉnh, thông qua một vài hình thức như gia tăng lượng hàng hoá, làm giảm độ khan hiếm của hàng hoá. Còn đối với tiền tệ thì việc điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất gữi tiết kiệm ở các ngân hàng là con bài chủ chốt. 


Giả sử ngân hàng Vietcombank tăng lãi suất tiền gửi tới từ 7% lên 8% trên 1 năm thì điều gì sẽ xảy ra? Các ngân hàng là loại doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, họ tăng lãi suất tiền gửi thì lẽ dĩ nhiên là họ cũng phải tăng lãi suất cho vay. 

Khi tăng lãi suất tiền gửi thì lượng tiền lưu thông cũng sẽ được tăng lên -> hàng hoá tiền tệ tăng lên -> lạm phát tiền tệ xảy ra.

Tăng lãi suất cho vay -> các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để kinh doanh buộc phải tăng giá thành sản phẩm để bù vào mức lãi suất vừa tăng, và kéo theo dù hàng hoá không khan hiếm nhưng vẫn xảy ra lạm phát. 


Ngược lại, khi giảm lãi suất ngân hàng -> tiền mặt lưu thông trên thị trường giảm đi-> nhu cầu mua sắm hàng hoá giảm đi -> hàng hoá sẽ không còn trở nên khan hiếm -> lạm phát được duy trì.

Nếu ai học về kinh tế thì cũng đều hiểu rằng vai trò của các ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với mỗi nền kinh tế. Cục dự trữ liên bang Mỹ là cơ quan có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn, mỗi lần họ mà doạ tăng lãi suất 1 chút xíu thôi là nền kinh tế chao đảo luôn.


Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác để hiểu rõ hơn về điều này, link đây nhé:


Trả lời

Đây là 1 câu hỏi khó, phải vận dụng nhiều kiến thức thì mới có thể hiểu được, mình sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này để bạn hiểu.

  • LẠM PHÁT LÀ GÌ

Đầu tiên nếu nói lạm phát chỉ đơn thuần là sự tăng giá của hàng hoá thì rất mơ hồ và không thực sự phản ánh được rõ bản chất của nó.


Thuật ngữ "lạm phát" ban đầu được chỉ các gia tăng trong số lượng tiền trong lưu thông, và một số nhà kinh tế vẫn sử dụng từ này theo cách này. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế hiện nay sử dụng thuật ngữ "lạm phát" để chỉ một sự gia tăng trong mức giá. Sự gia tăng cung tiền có thể được gọi là lạm phát tiền tệ, để phân biệt với sự tăng giá cả, mà cũng có thể được gọi cho rõ ràng là 'lạm phát giá cả'. Các nhà kinh tế nói chung đều đồng ý rằng về lâu dài, lạm phát là do tăng cung tiền.   


Có 2 loại lạm phát đó là lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ. 


Lạm phát giá cả thì như bạn hiểu đó là giá của sản phẩm tăng lên -> năm nay mua 1 kg thịt lợn với giá 100.000 VNĐ -> năm sau mua một kg thịt với giá 104.00 thì mức lạm phát là 4% trên 1 năm, giá cả hàng hoá tăng lên và đó là lạm phát giá cả. Nguyên nhân của sự lạm phát này có nhiều nhưng chủ yếu là do sự khan hiếm của hàng hoá -> khiến giá tăng cao chứ không liên quan đến tiền mặt trong quốc gia đó nhiều hay ít. Khi hàng hoá khan hiếm đi thì giá tăng cao là điều hiển nhiên. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như bị đầu cơ, làm giá, gom hàng, hoặc hàng hoá dùng để trao đổi mặt hàng đó đang có nhiều-> cụ thể ở đây là tiền tệ.

Thứ 2 đó là lạm phát tiền tệ, được hiểu là sự mất giá của đồng tiền. Hàng hoá vẫn như vậy như đồng tiền trở nên mất giá, vậy nguyên nhân là do đâu. À đúng rồi đấy, tiền tệ cũng chỉ là 1 loại hàng hoá mà thôi, tuy nhiên nó là hàng hoá đặc biệt có khả năng chuyển đổi và làm trung gian giữa các loại hàng hoá với nhau. Lạm phát tiền tệ xảy ra khi loại hàng hoá này được tăng lên quá nhiều, dẫn đến việc giá trị của nó so với các loại hàng hoá khác bị giảm đi. Đó là lạm phát tiền tệ.


Tiếp theo, bạn hãy xem video này để hiểu sự khác biệt giữa tiền và tiền tệ



Tóm gọn lại thì chỉ có vàng mới được coi là tiền còn những thứ khác thì chỉ được gọi là tiền tệ. Tiền có những đặc điểm đó là có giới hạn nhất định -> không phải vô hạn. Có giá trị lưu trữ và không bị giảm giá trị theo thời gian.



Còn tiền tệ, tiền pháp định-> chính là đồng 100.000k trong ví của bạn ->  là một loại giấy, hoặc kim loại được nhà nước hoặc chính phủ bảo trợ để đại diện cho vàng hay tiền thực sự, số tiền tệ hay tiền pháp định được in ra sẽ luôn cân đối với trữ lượng vàng trên thế giới. 

Mục đích tạo thuận lợi cho việc trao đổi, định giá hàng hoá, lưu trữ giá trị. Nó là tiền tệ chứ không phải là tiền, nó chỉ là một loại hàng hoá đặc biệt, dùng để trung gian trong quá trình trao đổi giữa các loại hàng hoá với nhau mà thôi. CHỈ CÓ VÀNG MỚI LÀ TIỀN THỰC SỰ MÀ THÔI, tất cả các đồng tiền trên thế giới đều chỉ là đơn vị tiền tệ.



Ví dụ bây giờ chúng sẽ nói: Tôi có 100.000 đơn vị tiền tệ. Thay đơn vị tiền tệ của các nước vào thì sẽ thành:

  • Tôi có 100.000 VNĐ: Đơn vị tiền tệ của VN là VND
  • Tôi có 100.000 USD: Đơn vị tiền tệ của Mỹ là USD
  • Tôi có 100.000 GPB: Đơn vị  tiền tệ của Anh là GPB
     

Tương tự chúng ta sẽ có các loại tiền tệ tương ứng. 


  • TẠI SAO LẠI CÓ LẠM PHÁT

Lạm phát thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế, mà cụ thể là sự gia tăng sức mua. Lạm phát chỉ nên nằm ở mức nhỏ hơn 5%, lớn 5% là điều không tốt.


Nền kinh tế là quy luật cung và cầu, cứ dựa trên hai yếu tố này có thể hiểu rõ được  rất nhiều vấn đề và nguyên nhân của lạm phát thì cũng như vậy.

Đầu tiên là khi nền kinh tế tăng trưởng -> tạo ra nhiều việc làm -> năng suất lao động tăng -> tiền lương tăng -> mức thu nhập tăng.

Vấn đề làm làm thế nào để có mức thu nhập cho người lao động tăng lên? Nếu như lãi suất vẫn giữ ở mức ổn định so với các năm thì 1 doanh nghiệp muốn tăng lương cho nhân viên phải có lợi nhuận hoặc doanh thu cao hơn. Để làm được điều này thì doanh nghiệp do là bán được nhiều sản phẩm hơn, giảm được chi phí sản suất, và quan trọng là tăng được giá thành sản phẩm -> Những sản phẩm điện thoại cao cấp gần đây ngày càng trở nên đắt đỏ.


Doanh nghiệp quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng là những doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu -> không có nguyên vật liệu thì sẽ chẳng làm được gì cả.


Chúng ta đều biết hàng hoá hay tài nguyên trên Trái đất là hữu hạn, như đất đai chẳng hạn, vậy nên nếu một doanh nghiệp muốn tăng được lương cho nhân viên thì buộc phải mở rộng kinh doanh, làm ra nhiều hàng hoá hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên do tài nguyên là có hạn, năm nay khai thác hay làm ra được 1 tỷ tấn, năm sau chỉ làm ra được 800 triệu tấn thì dĩ nhiên là những công ty đó buộc phải tăng giá thành sản phẩm thì mới có thể tăng lương cho nhân viên được. Nguyên vật liệu tăng giá -> xăng dầu tăng, điện tăng -> kéo theo cách doanh nghiệp khác không thể ứng phó trong 1 sớm 1 chiều, nên cũng buộc phải tăng giá sản phẩm theo. Và khi hàng hoá trở nên khan hiếm thì => lạm phát hàng hoá xuất hiện.


Tiếp theo, đó là câu chuyện nhân viên được tăng lương. Khi có nhiều tiền thì tất nhiên nhu cầu mua sắm tăng lên -> sức mua tăng. Lúc này nguồn cung cũng buộc phải tăng theo để áp ứng được như cầu đó và số lượng hàng hoá thì ngày càng khan hiếm -> nhưng lượng tiền tệ lưu thông lại tăng lên -> lạm phát tiền tệ xuất hiện.


Ví dụ thực tế: 

  • Năm 2015 bạn có mức thu nhập là 10 triệu đơn vị tiền tệ trên một tháng. 
  • Năm 2016 bạn có mức thu nhập là 15 triệu đơn vị tiền tệ trên một tháng
  • Do ai cũng bị hiệu ứng Diderot tác động nên bạn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, mua sắm những món đồ đắt tiền hơn.
  • Có nhiều người như vậy và người bán họ nhận thấy điều này -> lòng tham vô đáy -> họ muốn kiếm nhiều tiền hơn -> họ giảm chi phí làm ra sản phẩm đồng thời tăng giá sản phẩm nên một chút -> họ bán ra sản phẩm ít hơn nhưng giá thành cao hơn và do lượng tiền tệ tăng sau mỗi năm nên giá trị của đơn vị tiền tệ cũng vì thế mà giảm theo. 


Chúng ta có thể nhận thấy cái vòng luẩn quẩn trong quá trình này, nguyên nhân của yếu dẫn đến điều này là do sự khan hiếm của hàng hoá, nếu có thể giải quyết được bài toán này thì chúng ta có thể hy vọng là lạm phát sẽ được loại bỏ, tuy nhiên điều này là rất khó xảy ra hay gần như là không thể. 


  • ĐIỀU CHỈNH LẠM PHÁT NHƯ THẾ NÀO


Lạm phát tất nhiên là có thể điều chỉnh, thông qua một vài hình thức như gia tăng lượng hàng hoá, làm giảm độ khan hiếm của hàng hoá. Còn đối với tiền tệ thì việc điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất gữi tiết kiệm ở các ngân hàng là con bài chủ chốt. 


Giả sử ngân hàng Vietcombank tăng lãi suất tiền gửi tới từ 7% lên 8% trên 1 năm thì điều gì sẽ xảy ra? Các ngân hàng là loại doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, họ tăng lãi suất tiền gửi thì lẽ dĩ nhiên là họ cũng phải tăng lãi suất cho vay. 

Khi tăng lãi suất tiền gửi thì lượng tiền lưu thông cũng sẽ được tăng lên -> hàng hoá tiền tệ tăng lên -> lạm phát tiền tệ xảy ra.

Tăng lãi suất cho vay -> các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để kinh doanh buộc phải tăng giá thành sản phẩm để bù vào mức lãi suất vừa tăng, và kéo theo dù hàng hoá không khan hiếm nhưng vẫn xảy ra lạm phát. 


Ngược lại, khi giảm lãi suất ngân hàng -> tiền mặt lưu thông trên thị trường giảm đi-> nhu cầu mua sắm hàng hoá giảm đi -> hàng hoá sẽ không còn trở nên khan hiếm -> lạm phát được duy trì.

Nếu ai học về kinh tế thì cũng đều hiểu rằng vai trò của các ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với mỗi nền kinh tế. Cục dự trữ liên bang Mỹ là cơ quan có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn, mỗi lần họ mà doạ tăng lãi suất 1 chút xíu thôi là nền kinh tế chao đảo luôn.


Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác để hiểu rõ hơn về điều này, link đây nhé:


Thường là vàng. Đơn giản thế này. Nếu tôi đem tiền của anh ra mua vàng của anh thì anh phải có đủ số vàng tương ứng. Vd 1.000đ/1 lượng vàng. Giờ đem 100.000đ mua mà chỉ có 10 lượng vàng để bán thì giá trị đồng tiền chỉ còn 10.000đ/1 lượng vàng. Vậy là lạm phát, bởi vậy in thêm tiền sẽ khiến lạm phát gia tăng là vậy.