Lạm phát có mang lại cơ hội cho nhà đầu tư bất động sản không?

  1. Đầu tư & Tài chính

  2. Xã hội

  3. Kinh doanh

  4. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Dạo này thấy mọi người hay bàn luận về chủ đề này. Lạm phát ở ngưỡng cho phép thì tốt, đặc biệt là tốt cho 1 nước phát triển như Việt Nam. Nhưng em tự hỏi tại sao việc lạm phát lại mang lại cơ hội đầu tư bất động sản? 
Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

,

xã hội

,

kinh doanh

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Nếu bạn ở VN, tôi tin chắc câu trả lời là đúng. Bởi vì cơ bản, ngoài bất động sản ra, người Việt không còn sự lựa chọn nào khác.

Tuy nhiên, trên phương diện toàn cầu, nếu bạn nhìn vào sự phát triển của các chỉ số như Dow Jones hay Nasdaq hay S&P500, bạn sẽ thấy một mẫu số chung là nó phát triển cực kỳ ổn định và tốt hơn rất nhiều so với bất động sản.

VN vì chính sách kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ, không tạo cơ hội cho người Việt tham gia thị trường chứng khoán toàn cầu và cũng ngăn cản dòng tiền từ nước ngoài vào thị trường chứng khoán VN, nên kênh chứng khoán VN dễ bị chi phối và ít hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, người dân nào cũng đổ tiền vào nhà đất, giúp cho khả năng thanh khoản của BĐS quá tốt và bơm bong bóng giá rất nhanh.

Một trong những lý do khiến BĐS tiềm ẩn rủi ro khi nhìn ở tầm vĩ mô là phần lớn người dân mua nhà đất bằng cách vay tiền, tức là mua bằng nợ. Càng nhiều nợ rải rác trong dân, càng dễ xuất hiện nợ xấu, mà muốn giải quyết nó, dường như chỉ có cách in thêm tiền để cứu hệ thống ngân hàng. Bởi ngân hàng mà chật vật thì sẽ bị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính (không sống nhờ BĐS). Do đó, lạm phát sẽ chồng lạm phát.

Như vậy, dòng tiền ở vĩ mô sẽ kiểu: lạm phát -> đổ tiền vào BĐS -> vay nợ lớn -> ngân hàng ít tiền đầu tư doanh nghiệp + tiềm ẩn nợ xấu -> ngân hàng dễ vỡ -> in thêm tiền cứu ngân hàng -> lạm phát cao hơn. Do đó, tiền là tài sản rủi ro cao so với BĐS, chính vì vậy kèo luôn thơm.

Thị trường chứng khoán, thực ra là một kênh thu hút đầu tư vào doanh nghiệp, mà không thông qua nợ, không gây nợ xấu và do đó không gián tiếp gây lạm phát. Tuy nhiên, để việc này diễn ra thì truyền thông và chính quyền cần phải thay đổi cách tiếp cận, để người dân hiểu và tham gia thị trường này nhiều hơn. Nhưng điều này xảy ra có nghĩa là kèo không còn thơm với các đại gia BĐS nữa.

Trả lời

Nếu bạn ở VN, tôi tin chắc câu trả lời là đúng. Bởi vì cơ bản, ngoài bất động sản ra, người Việt không còn sự lựa chọn nào khác.

Tuy nhiên, trên phương diện toàn cầu, nếu bạn nhìn vào sự phát triển của các chỉ số như Dow Jones hay Nasdaq hay S&P500, bạn sẽ thấy một mẫu số chung là nó phát triển cực kỳ ổn định và tốt hơn rất nhiều so với bất động sản.

VN vì chính sách kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ, không tạo cơ hội cho người Việt tham gia thị trường chứng khoán toàn cầu và cũng ngăn cản dòng tiền từ nước ngoài vào thị trường chứng khoán VN, nên kênh chứng khoán VN dễ bị chi phối và ít hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, người dân nào cũng đổ tiền vào nhà đất, giúp cho khả năng thanh khoản của BĐS quá tốt và bơm bong bóng giá rất nhanh.

Một trong những lý do khiến BĐS tiềm ẩn rủi ro khi nhìn ở tầm vĩ mô là phần lớn người dân mua nhà đất bằng cách vay tiền, tức là mua bằng nợ. Càng nhiều nợ rải rác trong dân, càng dễ xuất hiện nợ xấu, mà muốn giải quyết nó, dường như chỉ có cách in thêm tiền để cứu hệ thống ngân hàng. Bởi ngân hàng mà chật vật thì sẽ bị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính (không sống nhờ BĐS). Do đó, lạm phát sẽ chồng lạm phát.

Như vậy, dòng tiền ở vĩ mô sẽ kiểu: lạm phát -> đổ tiền vào BĐS -> vay nợ lớn -> ngân hàng ít tiền đầu tư doanh nghiệp + tiềm ẩn nợ xấu -> ngân hàng dễ vỡ -> in thêm tiền cứu ngân hàng -> lạm phát cao hơn. Do đó, tiền là tài sản rủi ro cao so với BĐS, chính vì vậy kèo luôn thơm.

Thị trường chứng khoán, thực ra là một kênh thu hút đầu tư vào doanh nghiệp, mà không thông qua nợ, không gây nợ xấu và do đó không gián tiếp gây lạm phát. Tuy nhiên, để việc này diễn ra thì truyền thông và chính quyền cần phải thay đổi cách tiếp cận, để người dân hiểu và tham gia thị trường này nhiều hơn. Nhưng điều này xảy ra có nghĩa là kèo không còn thơm với các đại gia BĐS nữa.

Câu hỏi hay và mình cũng rất ngóng đợi câu trả lời từ người có kinh nghiệm chuyên môn.

Khi đồng tiền mất giá thì chỉ có bất động sản là kênh giữ tiền tốt nhất và an toàn nhất. Đó là lý do thay vì chọn ngân hàng gửi tiết kiệm thì các nhà đầu tư đổ tiền vào bất động sản. Mặt khác người ta chọn bất động sản vì đây còn là kênh đầu tư mua – bán dễ dàng nhất dù vốn lớn, nếu như so với chứng khoán, tiền ảo