Lạm phát bằng đại học?
Chúng ta đang sống ở một đất nước rất chú trọng đến tỷ lệ tốt nghiệp. Tốt nghiệp THPT phải cao hoặc rất cao, tốt nghiệp Đại học cũng không được thua kém. Nhà nước muốn thế hệ lao động tương lai có trình độ Cử nhân càng nhiều càng tốt.
Mặt tích cực là trình độ lao động và dân trí của chúng ta càng được nâng cao so với vài thập kỷ trước. Thời đó, không nhiều người có điều kiện về tài chính và năng lực để học Đại học, điều đó làm cho những sinh viên vượt qua chông gai và thành công có được tấm bằng rất “gì và này nọ” trong mắt mọi người và tất nhiên là cả nhà tuyển dụng.
Ông bà chúng ta hay cảm thán thế hệ tụi nhỏ bây giờ thật may mắn khi được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng khi một thế hệ ai cũng được tạo điều kiện như vậy, thì việc có tấm bằng Đại học nhìn đâu có “gì và này nọ” nữa.
Thế nhưng mình cảm thấy là khi tất cả chúng ta đều đặc biệt, thì sự đặc biệt đã không còn. Việc có tấm bằng Đại học đã không còn đặc biệt giá trị như lúc trước nữa.
xã hội
Tấm bằng ko phải là 1 thứ trang sức. Mà tấm bằng là cái thể hiện cho trình độ của 1 cá nhân đến mức nào. Không bàn đến chất lượng đầu ra của tấm bằng. 1 cá nhân được đào tạo ở trình độ đại học, là cá nhân đó đã nhận được 1 chương trình học tập, 1 thời gian rèn luyện, tiếp thu 1 lượng kiến thức nhất định. Có nghĩa họ có 1 năng lực đến 1 mức nào đó, đáp ứng cho công việc. Kinh nghiệm là thứ rất cần thiết nhưng kiến thức cũng quan trọng ko kém, và người có kiến thức thì phát triển nhanh hơn là người ko. Vì vậy mà 1 thằng kỹ sư mới ra trường có thể đứng công trình chỉ đạo cho những bác thợ đã có cả chục năm kinh nghiệm là vậy. Nên việc "lạm phát bằng đại học" tích cực thì như bạn đã lưu ý. Còn tiêu cực thì mình nghĩ chẳng có mấy đâu. 1 lớp thợ chỉ học hết cấp 3 với 1 lớp thợ đã được đào tạo chuyên nghiệp thì có thế nào lớp thợ chuyên nghiệp vẫn hơn chứ.
Tất nhiên, đây là trong điều kiện "lý tưởng", thực tế vẫn đúng nhưng còn ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác như chất lượng giáo dục, thành kiến, xu hướng,... thì đó là các tình huống tiêu cực thực sự khó đoán định hết đc.
Nguyễn Quang Vinh
Tấm bằng ko phải là 1 thứ trang sức. Mà tấm bằng là cái thể hiện cho trình độ của 1 cá nhân đến mức nào. Không bàn đến chất lượng đầu ra của tấm bằng. 1 cá nhân được đào tạo ở trình độ đại học, là cá nhân đó đã nhận được 1 chương trình học tập, 1 thời gian rèn luyện, tiếp thu 1 lượng kiến thức nhất định. Có nghĩa họ có 1 năng lực đến 1 mức nào đó, đáp ứng cho công việc. Kinh nghiệm là thứ rất cần thiết nhưng kiến thức cũng quan trọng ko kém, và người có kiến thức thì phát triển nhanh hơn là người ko. Vì vậy mà 1 thằng kỹ sư mới ra trường có thể đứng công trình chỉ đạo cho những bác thợ đã có cả chục năm kinh nghiệm là vậy. Nên việc "lạm phát bằng đại học" tích cực thì như bạn đã lưu ý. Còn tiêu cực thì mình nghĩ chẳng có mấy đâu. 1 lớp thợ chỉ học hết cấp 3 với 1 lớp thợ đã được đào tạo chuyên nghiệp thì có thế nào lớp thợ chuyên nghiệp vẫn hơn chứ.
Tất nhiên, đây là trong điều kiện "lý tưởng", thực tế vẫn đúng nhưng còn ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác như chất lượng giáo dục, thành kiến, xu hướng,... thì đó là các tình huống tiêu cực thực sự khó đoán định hết đc.
Hideki
Đây là một góp ý nhỏ, có thể không trực tiếp trả lời câu hỏi của bạn.
Bạn nghĩ nếu tất cả mọi người đều có bằng đại học thì có vấn đề gì không? Tôi thì thấy không có vấn đề gì hết. Với tôi như thế là tốt.
Giáo dục đại học (GDĐH), hay giáo dục nói chung, không có mục đích làm cho những người được thụ hưởng nó trở nên đặc biệt. Mục đích thực dụng nhất và dễ thấy nhất của nó là tạo ra những con người có đủ năng lực để phụng sự xã hội (hoặc bản thân, một vài người có thể nghĩ vậy).
Nếu chất lượng GDĐH được đảm bảo, tỉ lệ người có trình độ đại học nên được nâng cao hơn nữa. Điều cần quan tâm là chất lượng của nó, còn chuyện có đặc biệt hay không tôi thấy không đáng bàn.
Dù thế, tôi đồng ý với bạn rằng có vẻ tấm bằng ĐH không còn giá trị như trước nữa.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình cho rằng tấm bằng là một dấu mốc đáng nhớ trong quá trình trưởng thành của mỗi chúng ta. Mặc dù có nhiều ý kiến xung quanh giá trị thực và tính ứng dụng của nó, song ít nhất tấm bằng cũng cung cấp cho người lần đầu gặp mặt biết được chúng ta đã có một quá trình học tập cụ thể trong cộng đồng.
Với tấm bằng, chúng ta sẽ có cơ hội học hỏi nhiều hơn nữa, thay vì kết thúc quá trình học tập. Và việc học đại học cũng là một dây đai an toàn, để các bạn trẻ rèn luyện lòng kiên nhẫn với khao khát kiếm tiền từ sớm- vì tuổi đời còn ít mà kiếm được tiền mau chóng thì hứng thú học tập sẽ phai nhạt.
Tấm bằng là một chương thú vị và hữu ích trong cuộc sống. Có lẽ đa số chúng ta sẽ thêm chương đó vào cuộc đời mình để viết nên những chương tiếp theo hay hơn.
Tùy Đàm Kỳ
Đinh Thị Ngọc Yến
Ở Việt Nam, đặc biệt là các gia đình trung lưu cho đến khá giả thì việc đi học là một bắt buộc chứ không còn là lựa chọn tự do của mỗi người. Mười hai năm đi học đến hết cấp 3, đa số các bạn học sinh sẽ cùng nhau thẳng tiến vào Đại học, Cao Đẳng hoặc Trung cấp.
Nhoáng một cái đã hết 4 năm đại học (không tính các trường đặc thù như y, dược), các tân sinh viên năm nào đã thành các tân cử nhân. Sau giờ phút vui mừng khi cầm tấm bằng trên tay, họ lao vào cuộc chiến tìm việc.
Dưới đây là những lý do làm cho bằng cấp Đại học mất giá trị hơn so với trước đây:
- Bằng Đại học không còn đảm bảo sinh viên ra trường sẽ có việc làm (đúng chuyên ngành).
- Bằng ĐH cũng không thể đảm bảo sinh viên sẽ được trả mức lương cao.
- Kiến thức từ chương trình Đại học không thực sự có ích so với yêu cầu công việc.
- Không giúp ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng: 10 ứng viên thì cũng 9 hoặc 10 người có bằng.
- Thay vì bỏ thời gian và tiền để lấy tấm bằng, sinh viên có thể lấy kiến thức và kinh nghiệm nếu đi làm luôn (nếu tìm được công ty phù hợp) hoặc tự mở việc kinh doanh riêng
Ngoài các ngành đặc thù như y dược và kỹ sư, v.v, các công ty ngày càng đánh giá cao ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm hơn là chú ý đến bằng cấp và chứng chỉ.
Độc Cô Cầu Bại