Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp

  1. Phong cách sống

Địa xúc – tuệ giác vô ngã

Pháp thoại ngày 20.12.2012 tại thiền đường Hội Ngàn Sao, chùa Cam Lộ, xóm Hạ, Làng Mai trong khóa An Cư Kết Đông 2012-2013.

Tiếp xúc với tự tính vô ngã

Vô ngã là một cái định (concentration) mà không phải là triết học hay ý niệm. Nếu chỉ sử dụng trí năng thì chúng ta sẽ không chứng đạt được vô ngã. Phải thực tập định thì ta mới chứng được vô ngã, tại vì có thể ta nói về vô ngã rất hay nhưng cái ngã của ta vẫn còn rất lớn. Cái ngã càng lớn thì ta càng đau khổ và càng làm cho những người khác đau khổ. Vấn đề không phải là nói về vô ngã mà ta phải thực tập như thế nào để vượt thoát được ý niệm về ngã.

Trong khi thực tập địa xúc (thiền lạy), chúng ta quán tưởng tới đất Mẹ. Chúng ta nhắc lại lúc Bụt Thích Ca sắp thành đạo. Ngài có linh cảm rằng trong 24 giờ đồng hồ nữa thì Ngài sẽ đạt được đạo nên Ngài rất phấn khởi. Lúc đó ma vương Ba Tuần hiện ra nói với Ngài:

Ông có chắc là trong 24 giờ đồng hồ nữa ông sẽ chứng đạo không? Ông đừng nên lạc quan nhiều như vậy. Ai sẽ làm chứng là ông đã làm được chuyện đó? Làm sao mà ông đạt được đạo? Thế giới nằm dưới quyền của tôi, quyền của u mê, quên lãng. Làm sao ông có thể vượt thoát ra sự kiểm soát của tôi?

Bụt làm ấn địa xúc, dùng tay trái sờ vào đất Mẹ và nói:

Có đất này làm chứng cho tôi là tôi đã từng thành công và tôi sẽ thành công trong 24 giờ đồng hồ nữa.

Khi được Siddharta chạm tới thì đất Mẹ đã rung động bảy lần. Ma vương biết mình đã thua liền biến mất. Trong khi thực tập địa xúc chúng ta biết Đức Thế Tôn đã thành đạo nhiều lần trên trái đất này. Ngày xưa đức Konāgamana (Câu Na Hàm Nâu Ni) cũng là Bụt. Ngày mai khi đức Di Lặc ra đời thì cũng là Bụt. Đất Mẹ vẫn tiếp tục cho ra những vị Bụt. Thấy được điều đó ta sẽ quay về nương tựa nơi đất Mẹ. Ta sẽ không bao giờ chết, ta luôn luôn trở về đất Mẹ và ta sẽ được đất Mẹ đưa ra trở lại cho tới khi ta có thể thành công được như Đức Thế Tôn, thầy của chúng ta.

(..còn tiếp..): 

https://langmai.org/…/phap-thoai-p…/dia-xuc-tue-giac-vo-nga/

# Đây là bài pháp rất hay và thú vị về tuệ giác vô ngã. thương kính tặng đại chúng.

Namo Bồ Tát Quán Thế Âm

Với cá nhân tôi, sau khi đã gánh chịu nhiều đau đớn bởi suy nghĩ tiêu cực, tôi đã học được cách cương quyết hơn với chính mình trong việc không để cho nó đẻ trứng thêm nữa. Cho đến bây giờ, sau một quãng thời gian thực hành đủ dài, tôi tin rằng đây là một trong những quyết định hành động sáng suốt nhất mình từng đưa ra trên con đường tìm lại những nét xinh đẹp bên trong chính mình.

Làm Ơn Hãy Nghĩ Đến Sự Tồn Vong Của Chánh Pháp và Lợi Ích Chúng Sanh

Làm ơn!

Thuyết pháp trước phải nghĩ đến sự thịnh suy của Phật giáo. Đừng vì lợi ích cá nhân mình, gom góp tín đồ, đả kích lẫn nhau, chia rẽ hệ phái, chỉ làm Phật giáo tan tành. Phật tử nghe xong, chỉ càng thêm hoang mang, thất vọng.

Đức Phật thuở xưa, vừa nói một câu, đương cơ liền ngộ, dự vào thánh quả. Đó là tuỳ bệnh cho thuốc. Ngày nay sở dĩ, băng đĩa, kinh sách tràn lan mà chẳng thấy ai ngộ, đều vì nói một cách đại trà, chưa chắc hợp với đối cơ. Vậy nên, theo Phật giáo Nguyên Thủy hay Bắc Truyền là quyền của Phật tử. Hành pháp thiền tông, tịnh tông hay mật tông là sự chọn lựa của hậu lai. Đừng đứng trên quan điểm của mình mà phán xét, không chỉ làm cho giáo nghĩa lu mờ, khiến cho pháp thân chư Phật chảy máu. Còn làm cho nội bộ Phật giáo trở nên bất hoà. Lòng người bất phục.

Ba tạng kinh điển của hai truyền thống còn đó, nào có ai dám tự vỗ ngực xưng mình hiểu hết đâu. Nếu nắm được hết tạng Pali mà vẫn chưa chứng ngộ thì khác gì cái máy phát Mp3, huống chi chưa từng ngó qua các tạng Hán Truyền và Tạng Truyền, cũng như Phạn Truyền, thì không thể có cái nhìn khách quan xuyên suốt được. Có chăng, chỉ là chút tri kiến lượm lặt, như hạt muối bỏ biển so với đại dương. Thì đâu thể tự cho mình đúng?

Trong khi các truyền thống Phật giáo do chư vị tổ sư dày công gầy dựng, để truyền bá Phật giáo sâu rộng vào quần chúng. Tuỳ theo phong tục, tập quán của từng địa phương mà tiếp biến văn hoá cho phù hợp. Dù vậy, vẫn không rời tam vô lậu học, là giới, định, tuệ. Tất cả phương tiện của chư tổ thông qua các quốc độ đều dựa đến nền tảng ấy. Nếu không thể phát huy được mạng mạch Phật pháp của tiền nhân thì thôi, sao lại ấu trĩ ngang nhiên công phá?

Thử hỏi, nếu không có Phật giáo Bắc truyền du nhập vào nước ta ngay từ thuở sơ khai dựng nước, từ đầu thế kỷ thứ 3 TCN, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đồng hành cùng với dân tộc, thì làm sao có đất cho Phật giáo Nam Tông Kinh cắm rễ, do HT Hộ Tông sáng lập từ năm 1938. Trong khi Phật giáo đại thừa đã trải qua hơn 19 thế kỷ trước và sau đó, đang tiếp tục tồn tại. Đó chính là công lao to lớn của tiền nhân, tại sao ngày nay một số vị giảng sư nguyên thủy bài xích? Hoặc có vị chủ trương dẹp bỏ truyền thống Phật giáo tổ sư, bác kinh điển hán truyền, đưa về Phật giáo nguyên chất, làm hoang mang dư luận bằng cách đem kinh tạng Pali ra phán xét đại thừa.

Xin thưa, nếu không có hệ tư tưởng của Bắc truyền thông qua các hình thái Phật giáo đại thừa, thì liệu đến nay Phật giáo còn tồn tại? Tu theo pháp môn nào là nhân duyên mỗi người, nhưng không ai được công khai đả kích pháp môn khác mà cho rằng Phật không có nói. Chẳng lẽ gương lịch đại tổ sư tu hành đắc đạo, không đáng tin sao? Bằng đem Phật giáo quy về khoa học, khác nào đang lần mòn giết chết giáo nghĩa chân chính. Thành ra duy vật đoạn kiến. Những gì khoa học chưa chứng minh được đâu thể nói không có!

Tại sao không tìm thấy điểm chung giữa các hệ phái, pháp môn là giúp cho lòng người hướng thiện, ít nhất cũng là giữ gìn tam quy, ngũ giới. Chẳng lẽ, vì để được quần chúng tin theo, bằng vài lý luận cực đoan mà phá nát cả tăng đoàn. Trong khi Phật giáo đang liên tục hứng chịu các cơn khủng hoảng truyền thông do ngoại đạo công kích, thì quý thầy lại gây chia rẽ nội bộ, ai cũng muốn đăng đàn để vạch lá tìm sâu, mượn gió bẻ măng thì tương lai Phật giáo về đâu? Nghĩa là, ngoại đạo chưa ra tay mà tự mình đã quét sạch đạo mình. Đó là cái họa của lòng ích kỷ, không nghĩ đến hệ lụy do sự phát ngôn của mình, chẳng vì cái chung. Càng nguy hơn nữa, nếu đạo Phật có mệnh hệ gì, thì vận nước sẽ ra sao? Trong khi, đạo Phật là cái nôi của văn hoá dân tộc.

Chưa thực chứng, thì chẳng thể nào thấu suốt kinh tạng được. Nếu dựa vào bằng cấp thì đó chỉ là mới kiến thức rỗng suông, không khéo lại ôm lòng tự phụ. Giẫm lên ngọn đèn chư tổ trao truyền.

Làm ơn, thuyết pháp phải có kinh nghiệm tâm linh, đừng xu thế theo khoa học, triết học, hay bất kì tư tưởng nào phiến diện làm Phật tử đau lòng. Phật học vượt lên trên những phạm trù ấy. Thậm chí chỉ vì thoả mãn bản ngã của mình mà dắt Phật tử đi lạc. Nói nhiều, đông người nghe chưa hẳn đúng. Nói gì phải xem có ảnh hưởng đến quần chúng & sự tồn vong của đạo Phật không. Tri kiến chỉ là bánh vẽ nếu không tự tại với nó. Phật tử giờ như đứng giữa ngã ba đường. Chẳng biết tin ai.

Chỉ sợ một đời thỏa mãn lợi danh mà tự mình dắt bao người phá kiến rơi vào địa ngục. Kinh Phật không học. Chỉ chấp vào tà sư, chia năm xẻ bảy làm manh mún chánh pháp.

Đạo Phật là đạo của trí tuệ. Chỉ có nhân quả làm trọng. Đâu phải cứ chùa to, Phật lớn, chức vị cao, tín đồ đông là sở đắc. Chỉ có lòng tự tại với cảnh mới giải thoát. Việc sanh tử còn lo chưa xong, sao lại lấy đá buộc chân mình? Huống chi cái họa từ việc phỉ báng tam bảo do bài xích lẫn nhau đâu nhỏ.

Quý Phật tử, làm ơn, lo học Phật học căn bản, đọc ngữ lục của chư tổ thực chứng, còn lại chỉ tham khảo mà thôi. Phật tử giờ thích tin cái vẻ bề ngoại, chạy theo hình tướng để rồi loay hoay mãi. Lắm kẻ công kích Phật giáo Đại thừa? Ngụy tạo ư? Phi Phật thuyết ư? Mặc kệ, thử nghĩ đó có lợi ích chúng sanh không? Nếu không thì Đại thừa không tồn tại đến nay. Hơn nữa những gì kinh Đại Thừa nói bản chất vẫn là tâm thanh tịnh, giá trị cốt lõi của đạo Phật. Thử hỏi, anh đã thực chứng chưa? Đủ sức giảng cảnh giới trong đó không mà bài xích.

Dầu có vào địa ngục, trời long đất lở đi nữa, tôi vẫn tin Phật giáo đại thừa. Từ đời này sang đời khác không thay đổi. Lòng từ bi chính là chánh pháp đại thừa, là tánh không được xác định từ lý vô ngã trong kinh nguyên thủy thì có gì sai? Cứ mỗi vị, một chủ trương kinh này kia không phải Phật nói, hãy là Phật đi đã.

Tôi tin vào chư tổ không lừa gạt chúng sanh. Luôn có sự nhất quán từ nguyên thủy đến đại thừa là lý vô ngã. Đừng tiếp tục làm manh mún Phật giáo nữa. Rất tội cho Phật tử. Còn có một loại kinh nữa là kinh trong đời sống thực tại. Đạo Phật không thể tồn tại nếu không gắn liền với đời sống. Lý luận vô ích khi thực tại rất sống động.

Nếu tiếp tục chia rẽ, đạo Phật sẽ thuận theo lẽ vô thường, trước sự bành trướng của ngoại đạo. Cúi xin quý ngài, làm ơn nghĩ đến lợi ích chúng sanh, cùng nhau duy trì giáo pháp. Chẳng lẽ Phật giáo Việt Nam lúc này đau chưa đủ sao?

Nghĩ quá đau lòng!

Bài viết: "Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh"

Chí Ngu/ Vườn hoa Phật giáo

Từ khóa: 

phật giáo

,

phong cách sống