Làm nước chủ nhà của Olympic đem lại lợi ích kinh tế thế nào?
Thấy làm nước chủ nhà tốn kém quá, dàn dựng chuẩn bị nhiều thứ vậy chắc cũng nhiều tiền lắm, cơ mà chắc lợi ích đổi lại cũng lớn nên người ta mới tranh nhau làm chứ nhỉ? Cụ thể sẽ có những lợi ích gì ai giải thích chút được ko ạ?
xã hội
Việc đăng cai Thế vận hội Olympic có một tác động tích cực đến du lịch, cơ hội việc làm và cơ sở hạ tầng của các thành phố đăng cai và các vùng lân cận. Sau khi công bố một loạt cải cách mới vào đầu năm nay, IOC đặt mục tiêu cải thiện đề xuất của các thành phố đăng cai và nâng cao lợi ích từ việc tổ chức một Thế vận hội Olympic.
Qua phân tích dữ liệu tài chính của bốn kỳ Thế vận hội Olympic Vancouver 2010, London 2012, Sochi 2014 và Rio 2016, một nghiên cứu gần đây của công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers cho thấy rằng trong bẩy năm chuẩn bị cho Thế vận hội, cả bốn quốc gia đăng cai đều đạt tăng trưởng kinh tế (GDP). Chi tiêu cho Vancouver 2010 đã tăng GDP của Canada thêm 3,4 tỷ đô la (Canada) trong giai đoạn 2003-2010; sự tăng trưởng tương tự cũng được chứng kiến ở Anh trước London 2012 (13,8 tỷ Bảng Anh), tại Nga trước Sochi 2014 (9,5 tỷ đô la Mỹ), và tại Brazil trước Rio 2016 (37,1 tỷ real).
Những lợi ích này là thành quả của việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế trong các ngành du lịch, dịch vụ và xây dựng ở các thành phố đăng cai. Ngân sách của Ban tổ chức được cân đối hoàn toàn nhờ vào nguồn kinh phí xã hội hóa được tiếp cho nền kinh tế của thành phố đăng cai và đóng góp cho việc phát triển lợi ích của địa phương. Ngoài ra, việc đăng cai Thế vận hội Olympic còn có triển vọng đẩy nhanh đầu tư công vào các cơ sở thể thao nhằm tăng chi tiêu tư nhân tại thành phố và đất nước chủ nhà. Đối với Rio 2016, chi tiêu công cho việc xây dựng địa điểm của Thế vận hội bằng 2,9 tỷ real, nhưng số tiền đầu tư tư nhân lên tới 4,2 tỷ real.
Thế vận hội là một nền tảng cho sự khát vọng lâu dài của một thành phố. Chính vì vậy, sẽ không có chuẩn mực cho việc tổ chức hiệu quả và thụ hưởng từ việc tổ chức Thế vận hội; và số tiền đầu tư ở từng thành phố, quốc gia sẽ khác nhau. Tuy nhiên, kết quả từ các Thế vận hội gần đây cho thấy rằng các lợi ích có liên quan trực tiếp với những mục tiêu do thành phố đăng cai đặt ra (nằm trong kế hoạch phát triển lâu dài).
Ví dụ, kể từ năm 2010, nguồn thu cho ngành du lịch ở Vancouver tăng thêm 30%, nhờ vào việc cải thiện kết nối giữa thành phố này và các khu nghỉ dưỡng xung quanh. Tương tự, Stratford (nằm ở phía Đông thành phố London), khu vực chính tổ chức London 2012, thụ hưởng từ việc tạo thêm 110.000 việc làm trong cùng thời gian Thế vận hội diễn ra. Hệ thống giao thông cũng được mở rộng ra phía tây London (với mục đích tạo thuận lợi cho việc di chuyển trong thời gian Thế vận hội) nhờ vào việc Chính quyền thủ đô đặt mục tiêu lâu dàitrong việc xây dựng Stratford, và giờ đây khu vực này có thêm nhiều ngôi nhà, cửa hàng và không gian mở được xây mới.
Sochi cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong ngành du lịch, thêm 26,5% từ 2013 đến 2015, giúp khu vực này trở thành một tổ hợp du lịch bốn mùa và một địa điểm hàng đầu thế giới về giải trí, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh và thể thao. Trong khi đó, tại Rio, chính quyền địa phương sử dụng Thế vận hội như một chất xúc tác để thúc đẩy đổi mới đô thị. Cơ sở giao thông mới (được phát triển trong giai đoạn chuẩn bị cho Thế vận hội Rio 2016) giúp cải thiện dịch vụ giao thông công cộng: thu hút thêm 1,2 triệu hành khách mỗi ngày.Các đường hầm và hệ thống thoát nước mới giúp cải thiện đời sống ở quận Port.
Ủy ban Olympic quốc tế cam kết hỗ trợ các thành phố chủ nhà và các thành phố có nguyện vọng tổ chức Thế vận hội Olympic trong việc tối đa hóa lợi ích lâu dài từ việc đăng cai sự kiện thể thao này. Tổ chức này tuyên bố việc thực hiện các biện pháp cải cách (“quy chuẩn mới”: gồm 118 biện pháp) giúp đây mạnh sự linh hoạt của các thành phố đăng cai trong việc bám sát các mục tiêu phát triển lâu dài. Việc thực hiện những biển pháp này giúp các thành phố chủ nhà cắt giảm mạnh chi phí chuẩn bị cho Thế vận hội và tối đa hóa lợi ích từ việc này bằng cách tập trung vào các mục tiêu đề ra trước đó mà không gây ảnh hưởng đến sự đặc biệt của sự kiện thể thao này.
Những cải cách này gồm các đề xuất sử dụng chung địa điểm, cải thiện dịch vụ giao thông và thay đổi cách thức quản lý nhân sự, đồng thời tận dụng kinh nghiệm của địa phương trong việc tổ chức đại hội thể thao. Một số lợi ích cũng đã được thực hiện: Ủy ban Olympic quốc tế và Ban tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đã cùng nhau tìm giải pháp cắt giảm 2,2 tỷ đô la Mỹ. Dựa vào những biện pháp chuẩn bị trong 7 năm, ước tính nước chủ nhà có thể tiết kiệm 500 triệu đô la Mỹ nếu tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông và 1 tỷ đô la Mỹ nếu tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè.
(Nguồn tin: Ủy ban Olympic quốc tế)
Phan Thu Hà
Việc đăng cai Thế vận hội Olympic có một tác động tích cực đến du lịch, cơ hội việc làm và cơ sở hạ tầng của các thành phố đăng cai và các vùng lân cận. Sau khi công bố một loạt cải cách mới vào đầu năm nay, IOC đặt mục tiêu cải thiện đề xuất của các thành phố đăng cai và nâng cao lợi ích từ việc tổ chức một Thế vận hội Olympic.
Qua phân tích dữ liệu tài chính của bốn kỳ Thế vận hội Olympic Vancouver 2010, London 2012, Sochi 2014 và Rio 2016, một nghiên cứu gần đây của công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers cho thấy rằng trong bẩy năm chuẩn bị cho Thế vận hội, cả bốn quốc gia đăng cai đều đạt tăng trưởng kinh tế (GDP). Chi tiêu cho Vancouver 2010 đã tăng GDP của Canada thêm 3,4 tỷ đô la (Canada) trong giai đoạn 2003-2010; sự tăng trưởng tương tự cũng được chứng kiến ở Anh trước London 2012 (13,8 tỷ Bảng Anh), tại Nga trước Sochi 2014 (9,5 tỷ đô la Mỹ), và tại Brazil trước Rio 2016 (37,1 tỷ real).
Những lợi ích này là thành quả của việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế trong các ngành du lịch, dịch vụ và xây dựng ở các thành phố đăng cai. Ngân sách của Ban tổ chức được cân đối hoàn toàn nhờ vào nguồn kinh phí xã hội hóa được tiếp cho nền kinh tế của thành phố đăng cai và đóng góp cho việc phát triển lợi ích của địa phương. Ngoài ra, việc đăng cai Thế vận hội Olympic còn có triển vọng đẩy nhanh đầu tư công vào các cơ sở thể thao nhằm tăng chi tiêu tư nhân tại thành phố và đất nước chủ nhà. Đối với Rio 2016, chi tiêu công cho việc xây dựng địa điểm của Thế vận hội bằng 2,9 tỷ real, nhưng số tiền đầu tư tư nhân lên tới 4,2 tỷ real.
Thế vận hội là một nền tảng cho sự khát vọng lâu dài của một thành phố. Chính vì vậy, sẽ không có chuẩn mực cho việc tổ chức hiệu quả và thụ hưởng từ việc tổ chức Thế vận hội; và số tiền đầu tư ở từng thành phố, quốc gia sẽ khác nhau. Tuy nhiên, kết quả từ các Thế vận hội gần đây cho thấy rằng các lợi ích có liên quan trực tiếp với những mục tiêu do thành phố đăng cai đặt ra (nằm trong kế hoạch phát triển lâu dài).
Ví dụ, kể từ năm 2010, nguồn thu cho ngành du lịch ở Vancouver tăng thêm 30%, nhờ vào việc cải thiện kết nối giữa thành phố này và các khu nghỉ dưỡng xung quanh. Tương tự, Stratford (nằm ở phía Đông thành phố London), khu vực chính tổ chức London 2012, thụ hưởng từ việc tạo thêm 110.000 việc làm trong cùng thời gian Thế vận hội diễn ra. Hệ thống giao thông cũng được mở rộng ra phía tây London (với mục đích tạo thuận lợi cho việc di chuyển trong thời gian Thế vận hội) nhờ vào việc Chính quyền thủ đô đặt mục tiêu lâu dàitrong việc xây dựng Stratford, và giờ đây khu vực này có thêm nhiều ngôi nhà, cửa hàng và không gian mở được xây mới.
Sochi cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong ngành du lịch, thêm 26,5% từ 2013 đến 2015, giúp khu vực này trở thành một tổ hợp du lịch bốn mùa và một địa điểm hàng đầu thế giới về giải trí, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh và thể thao. Trong khi đó, tại Rio, chính quyền địa phương sử dụng Thế vận hội như một chất xúc tác để thúc đẩy đổi mới đô thị. Cơ sở giao thông mới (được phát triển trong giai đoạn chuẩn bị cho Thế vận hội Rio 2016) giúp cải thiện dịch vụ giao thông công cộng: thu hút thêm 1,2 triệu hành khách mỗi ngày.Các đường hầm và hệ thống thoát nước mới giúp cải thiện đời sống ở quận Port.
Ủy ban Olympic quốc tế cam kết hỗ trợ các thành phố chủ nhà và các thành phố có nguyện vọng tổ chức Thế vận hội Olympic trong việc tối đa hóa lợi ích lâu dài từ việc đăng cai sự kiện thể thao này. Tổ chức này tuyên bố việc thực hiện các biện pháp cải cách (“quy chuẩn mới”: gồm 118 biện pháp) giúp đây mạnh sự linh hoạt của các thành phố đăng cai trong việc bám sát các mục tiêu phát triển lâu dài. Việc thực hiện những biển pháp này giúp các thành phố chủ nhà cắt giảm mạnh chi phí chuẩn bị cho Thế vận hội và tối đa hóa lợi ích từ việc này bằng cách tập trung vào các mục tiêu đề ra trước đó mà không gây ảnh hưởng đến sự đặc biệt của sự kiện thể thao này.
Những cải cách này gồm các đề xuất sử dụng chung địa điểm, cải thiện dịch vụ giao thông và thay đổi cách thức quản lý nhân sự, đồng thời tận dụng kinh nghiệm của địa phương trong việc tổ chức đại hội thể thao. Một số lợi ích cũng đã được thực hiện: Ủy ban Olympic quốc tế và Ban tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đã cùng nhau tìm giải pháp cắt giảm 2,2 tỷ đô la Mỹ. Dựa vào những biện pháp chuẩn bị trong 7 năm, ước tính nước chủ nhà có thể tiết kiệm 500 triệu đô la Mỹ nếu tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông và 1 tỷ đô la Mỹ nếu tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè.
(Nguồn tin: Ủy ban Olympic quốc tế)