Làm Marketing mà sợ giao tiếp thì phải làm sao?

  1. Marketing

  2. Kỹ năng mềm

  3. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

marketing

,

giao tiếp

,

marketing

,

kỹ năng mềm

,

tâm sự cuộc sống

Như bài viết Ngọc sẽ về 21 kỹ năng cần có của 1 giám đốc tiếp thị theo mạng thông tin nghề nghiệp của Hoa Kỳ thì kỹ năng giao tiếp truyền đạt thông tin được xếp hạng quan trọng ở vị trí thứ 5.

Như vậy để đạt vị trí và thành tựu cao trong nghề bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Ngoài ra trong nhánh nghề liên quan đến marketing có nhóm nghề về nghiên cứu thị trường và phân tích số liệu không đặt yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp. Theo quan điểm cá nhân Ngọc bạn có 2 lựa chọn:

1. Cải thiện kỹ năng giao tiếp theo Ngọc là vô cùng quan trọng không chỉ trong nghề marketing mà còn với đa số nghề nghiệp khác và trong cả cuộc sống. Bản thân Ngọc cũng là người hướng nội, hứng thú với đọc sách, chạy bộ hơn giao tiếp nhưng mình cũng rèn luyện qua nghề nghiệp để có kỹ năng phù hợp hơn. Chúc bạn có thể tự tin hơn, cho mình cơ hội được đối đầu và vượt qua nỗi sợ hãi giao tiếp như muôn vàn nỗi sợ khác trong cuộc sống!

2. Bạn cũng có thể xem Marketing nhưng một kiến thức để kết hợp với các ngành nghề khác phù hợp hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm thứ tự xếp hạng từ ưu tiên nhất:

https://cdn.noron.vn/2021/12/10/984056356793153-1639152697_1024.png

1. Học tập tích cực - Hiểu được ý nghĩa của thông tin mới đối với cả việc giải quyết vấn đề và ra quyết định hiện tại và tương lai.

2. Lắng nghe chủ động - Tập trung hoàn toàn vào những gì người khác đang nói, dành thời gian để hiểu những điểm được đưa ra, đặt câu hỏi khi thích hợp và không ngắt lời vào những thời điểm không thích hợp.

3. Tư duy phản biện - Sử dụng logic và lý luận để xác định điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp, kết luận hoặc phương pháp tiếp cận vấn đề thay thế.

4. Đọc hiểu - Hiểu các câu và đoạn văn được viết trong các tài liệu liên quan đến công việc.

5. Nhận thức xã hội - Nhận thức được phản ứng của người khác và hiểu lý do tại sao họ phản ứng như họ làm.

6. Nói - Nói chuyện với người khác để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.

7. Phán đoán và Ra quyết định - Xem xét chi phí và lợi ích tương đối của các hành động tiềm năng để chọn hành động thích hợp nhất.

8. Giám sát - Giám sát/Đánh giá hoạt động của bản thân, cá nhân hoặc tổ chức khác để cải tiến hoặc thực hiện hành động khắc phục.

9. Thuyết phục - Thuyết phục người khác thay đổi suy nghĩ hoặc hành vi của họ.

10. Giải quyết vấn đề phức tạp - Xác định các vấn đề phức tạp và xem xét thông tin liên quan để phát triển và đánh giá các phương án cũng như thực hiện các giải pháp.

11. Đàm phán - Mang những người khác lại gần nhau và cố gắng hòa giải những khác biệt.

12. Điều phối - Điều chỉnh hành động trong mối quan hệ với hành động của người khác.

13. Đánh giá hệ thống - Xác định các biện pháp hoặc chỉ số về hiệu suất của hệ thống và các hành động cần thiết để cải thiện hoặc hiệu chỉnh hiệu suất, liên quan đến các mục tiêu của hệ thống.

14. Quản lý thời gian - Quản lý thời gian của chính mình và thời gian của người khác.

15. Quản lý Nguồn nhân lực - Tạo động lực, phát triển và chỉ đạo mọi người khi họ làm việc, xác định những người tốt nhất cho công việc.Xem thêm các nghề liên quan đến kỹ năng này.

16. Phân tích hoạt động - Phân tích nhu cầu và yêu cầu sản phẩm để tạo ra một thiết kế.

17. Phân tích hệ thống - Xác định cách thức hoạt động của hệ thống và những thay đổi về điều kiện, hoạt động và môi trường sẽ ảnh hưởng đến kết quả như thế nào.

18. Viết - Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản phù hợp với nhu cầu của khán giả.

19. Chiến lược học tập - Lựa chọn và sử dụng các phương pháp và quy trình đào tạo/hướng dẫn phù hợp với hoàn cảnh khi học hoặc dạy những điều mới.

20. Định hướng Dịch vụ - Tích cực tìm cách giúp đỡ mọi người.

21. Hướng dẫn - Dạy người khác cách làm điều gì đó.

Như vậy, theo Ngọc tổng quan chân dung của người làm Giám đốc tiếp thị là người ham học, có khả năng thấu hiểu những vấn đề về con người, khả năng quản lý, phân tích đánh giá vấn đề. Những kỹ năng này giúp cho người làm marketing luôn bắt kịp những xu hướng, thấu hiểu về khách hàng, đánh giá và có những quyết định hiệu quả về công việc.

Chi tiết bạn có tham khảo thêm những kỹ năng về công nghệ, nhiệm vụ công việc cũng như những tiêu trí khác với nghề marketing:

Trả lời

Như bài viết Ngọc sẽ về 21 kỹ năng cần có của 1 giám đốc tiếp thị theo mạng thông tin nghề nghiệp của Hoa Kỳ thì kỹ năng giao tiếp truyền đạt thông tin được xếp hạng quan trọng ở vị trí thứ 5.

Như vậy để đạt vị trí và thành tựu cao trong nghề bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Ngoài ra trong nhánh nghề liên quan đến marketing có nhóm nghề về nghiên cứu thị trường và phân tích số liệu không đặt yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp. Theo quan điểm cá nhân Ngọc bạn có 2 lựa chọn:

1. Cải thiện kỹ năng giao tiếp theo Ngọc là vô cùng quan trọng không chỉ trong nghề marketing mà còn với đa số nghề nghiệp khác và trong cả cuộc sống. Bản thân Ngọc cũng là người hướng nội, hứng thú với đọc sách, chạy bộ hơn giao tiếp nhưng mình cũng rèn luyện qua nghề nghiệp để có kỹ năng phù hợp hơn. Chúc bạn có thể tự tin hơn, cho mình cơ hội được đối đầu và vượt qua nỗi sợ hãi giao tiếp như muôn vàn nỗi sợ khác trong cuộc sống!

2. Bạn cũng có thể xem Marketing nhưng một kiến thức để kết hợp với các ngành nghề khác phù hợp hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm thứ tự xếp hạng từ ưu tiên nhất:

https://cdn.noron.vn/2021/12/10/984056356793153-1639152697_1024.png

1. Học tập tích cực - Hiểu được ý nghĩa của thông tin mới đối với cả việc giải quyết vấn đề và ra quyết định hiện tại và tương lai.

2. Lắng nghe chủ động - Tập trung hoàn toàn vào những gì người khác đang nói, dành thời gian để hiểu những điểm được đưa ra, đặt câu hỏi khi thích hợp và không ngắt lời vào những thời điểm không thích hợp.

3. Tư duy phản biện - Sử dụng logic và lý luận để xác định điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp, kết luận hoặc phương pháp tiếp cận vấn đề thay thế.

4. Đọc hiểu - Hiểu các câu và đoạn văn được viết trong các tài liệu liên quan đến công việc.

5. Nhận thức xã hội - Nhận thức được phản ứng của người khác và hiểu lý do tại sao họ phản ứng như họ làm.

6. Nói - Nói chuyện với người khác để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.

7. Phán đoán và Ra quyết định - Xem xét chi phí và lợi ích tương đối của các hành động tiềm năng để chọn hành động thích hợp nhất.

8. Giám sát - Giám sát/Đánh giá hoạt động của bản thân, cá nhân hoặc tổ chức khác để cải tiến hoặc thực hiện hành động khắc phục.

9. Thuyết phục - Thuyết phục người khác thay đổi suy nghĩ hoặc hành vi của họ.

10. Giải quyết vấn đề phức tạp - Xác định các vấn đề phức tạp và xem xét thông tin liên quan để phát triển và đánh giá các phương án cũng như thực hiện các giải pháp.

11. Đàm phán - Mang những người khác lại gần nhau và cố gắng hòa giải những khác biệt.

12. Điều phối - Điều chỉnh hành động trong mối quan hệ với hành động của người khác.

13. Đánh giá hệ thống - Xác định các biện pháp hoặc chỉ số về hiệu suất của hệ thống và các hành động cần thiết để cải thiện hoặc hiệu chỉnh hiệu suất, liên quan đến các mục tiêu của hệ thống.

14. Quản lý thời gian - Quản lý thời gian của chính mình và thời gian của người khác.

15. Quản lý Nguồn nhân lực - Tạo động lực, phát triển và chỉ đạo mọi người khi họ làm việc, xác định những người tốt nhất cho công việc.Xem thêm các nghề liên quan đến kỹ năng này.

16. Phân tích hoạt động - Phân tích nhu cầu và yêu cầu sản phẩm để tạo ra một thiết kế.

17. Phân tích hệ thống - Xác định cách thức hoạt động của hệ thống và những thay đổi về điều kiện, hoạt động và môi trường sẽ ảnh hưởng đến kết quả như thế nào.

18. Viết - Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản phù hợp với nhu cầu của khán giả.

19. Chiến lược học tập - Lựa chọn và sử dụng các phương pháp và quy trình đào tạo/hướng dẫn phù hợp với hoàn cảnh khi học hoặc dạy những điều mới.

20. Định hướng Dịch vụ - Tích cực tìm cách giúp đỡ mọi người.

21. Hướng dẫn - Dạy người khác cách làm điều gì đó.

Như vậy, theo Ngọc tổng quan chân dung của người làm Giám đốc tiếp thị là người ham học, có khả năng thấu hiểu những vấn đề về con người, khả năng quản lý, phân tích đánh giá vấn đề. Những kỹ năng này giúp cho người làm marketing luôn bắt kịp những xu hướng, thấu hiểu về khách hàng, đánh giá và có những quyết định hiệu quả về công việc.

Chi tiết bạn có tham khảo thêm những kỹ năng về công nghệ, nhiệm vụ công việc cũng như những tiêu trí khác với nghề marketing:

Mình nghĩ là tụi mình có cùng khúc mắc :) Mình không bàn đến kĩ năng giao tiếp nhé, vì công việc nào cũng yêu cầu rồi; nhưng nhu cầu giao tiếp thì mình không có nhiều. Mỗi lần họp xong mình phải ở một mình để nghỉ ngơi, lướt mạng xã hội để hiểu thị trường cũng khiến mình thấy bị hao mòn năng lượng nhiều.

Mình chỉ làm một xíu xiu về marketing, và từ trải nghiệm cá nhân, nên bạn có thể đọc cho vui thôi ha.

Với mình, điều đầu tiên cần làm là vạch ra ranh giới giữa yêu cầu công việc và nhu cầu cá nhân. Mình không thích gọi nói chuyện trực tiếp nhiều, nhưng mình vẫn cần đảm bảo việc cập nhật tiến độ công việc, thảo luận với đồng nghiệp, và giao tiếp với khách hàng.

Thế nên, mình chọn công việc có thiên hướng nghiên cứu nhiều hơn, và được làm từ xa (remote). Từ đó, mình có thời gian làm việc một mình nhiều, không phải nói chuyện hay tiếp xúc thường xuyên với mọi người. Nhưng đổi lại, mình phải tự mày mò tìm hiểu rất nhiều, và giữ kỉ luật trong khi làm việc tại nhà.

Thứ hai là đảm bảo giao tiếp đủ để làm tốt công việc. Mình thường chủ động nghiên cứu trước công việc, và trao đổi qua tin nhắn nhanh. Gấp quá thì mới gọi điện. Ngoài ra, mình cũng sử dụng phần mềm để ghi lại các phần việc mình đã, đang, và sắp làm để tiện cho đồng nghiệp theo dõi. Còn trong các buổi họp, mình cố gắng dồn hết năng lượng xã hội vô :)

Thứ ba là làm marketing phải giao tiếp và bắt kịp với thị trường nhiều thật. Nhưng mình tự thấy bản thân không đủ sức để theo dõi xu hướng 24/7. Mình tin là khi tinh thần thoải mái, hiệu suất làm việc sẽ cao hơn nhiều. Vì thế, mình tự kiểm soát thời gian làm việc, mỗi ngày đủ 8 tiếng. Sau đó, mình sẽ nghỉ ngơi, trừ khi có việc gì thật là gấp. Ngoài ra, mình cố gắng sắp xếp 8 tiếng làm việc đó thuận tiện nhất với đồng nghiệp và khách hàng. Ví dụ, mọi người thường vào Facebook vào buổi tối, nên thời gian làm việc của mình cũng gần buổi tối đêm hơn, vì lướt Facebook cũng là một phần của công việc mà.

khó phết :)) nhưng cứ chủ động tìm nhiều mối quan hệ, "dấn thân" đi làm, thay đổi môi trường liên tục hoặc tham gia CLB thì đố muốn không mở mồm đấy :)

Giao tiếp nó là kĩ năng cần thiết dù bạn làm lĩnh vực gì. Vậy nên chả có cách gì ngoài cách tìm biện pháp để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Trên Noron mình thấy đã có nhiều topic trong chủ đề này rồi, bạn tham khảo xem nhé:

Con người cần giao tiếp và nghề nào cũng cần bạn ạ.
Mong bạn sớm phá vỡ vỏ bọc và mở lòng hơn nha.

Mình thấy không chỉ Marketing đâu, nghề gì cũng cần giao tiếp tốt.

Nếu sợ thì chắc có nguyên do, ví dụ tự ti về ngoại hình thì mạnh dạn đầu tư chăm sóc bản thân, làm đẹp vì đầu tư cho bản thân là khoản thông minh và kiếm ra lời nhất đấy :))

Tham gia các khóa học kỹ năng mềm, mà tốt nhất là nên trải nghiệm thực tế từ cuộc sống. Cũng đâu ai bắt làm MKT nhất thiết phải giao tiếp tốt đâu nhưng đây lại là lợi thế mà KH hoặc HR ưu tiên.

Hồi còn là sinh viên thì mình cũng giống bạn nhưng mà sau khi tham gia clb về tình nguyện rồi cố gắng chủ động xin những công việc mà cần sự giao tiếp thì bản thân cải thiện được rất nhiều, từ cách nói chuyện, cử chỉ và thậm chí là cách suy nghĩ. Cố gắng lên bạn nhé vì nếu giao tiếp tốt thì bản thân được rất nhiều cơ hội.

Nếu sợ giao tiếp thì bạn nên chọn công việc nào không cần tiếp xúc nhiều ý.