Làm luật sư sẽ được xã hội trọng vọng đúng không ạ?

  1. Hướng nghiệp

Em thấy luật sư là người bảo vệ công lý nên sẽ được mọi người coi trọng và đề cao hơn các ngành nghề khác. Vậy nên mặc dù chưa thích ngành nghề nào nhưng em dự định sẽ đăng ký nguyện vọng vào Luật. Các anh chị có thể chia sẻ giúp em được không ạ?

Từ khóa: 

luật sư

,

hướng nghiệp

Chào em, đọc câu hỏi thì chắc em đang chuẩn bị thi Đại học. Với kinh nghiệm của một người đi trước thì chị mạn phép có những chia sẻ như sau.

Trước tiên chị sẽ trả lời câu hỏi của em trước: Làm luật sư sẽ được xã hội trọng vọng đúng không? ĐÚNG. Cho đến thời điểm này, tính cả 4 năm học luật và 5 năm đi làm sau khi ra trường, chị vẫn thấy vai trò của luật sư được đề cao ở bất cứ xã hội nào. Lý do họ được đề cao là bởi vì công việc của họ có tầm ảnh hưởng đến cuộc sống của một con người, nếu bác sỹ có thể cứu sống bạn, thì luật sư (đôi khi) có thể cứu vớt cuộc đời một con người. Bên cạnh đó, luật sư ở bất cứ xã hội nào cũng không phải một ngành nghề dễ dàng, em sẽ mất thời gian tương đương với một bác sỹ để có thể trở thành luật sư, nói vậy cho dễ hiểu ha.

Và sau đây là một số điều không-phải-màu-hồng xin chia sẻ để em có góc nhìn toàn diện hơn về nghề này và biết đâu sẽ giúp em có quyết định đúng đắn hơn cho mình:

- Thứ nhất, luật sư không phải người bảo vệ công lý. Hàng bao nhiêu năm qua người ta đã gán cho luật sư cái mác cao cả này và nhìn vào nghề này với con mắt màu hồng đẹp đẽ. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của người luật sư ở bất cứ đâu là bảo vệ thân chủ. Đó là đạo đức tiên quyết của người làm nghề. Dù thân chủ của em là ai đi nữa, nếu em đã nhận bào chữa cho họ, em phải bảo vệ họ đến cùng. Bảo vệ ở đây không phải là một dạng dung túng hay bao che một cách mù quáng, vô tội vạ, bảo vệ ở đây phải được hiểu là bảo vệ quyền lợi cơ bản nhất của con người trước pháp luật theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Nếu em là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ là một nghi phạm giết người, việc của em không phải là bảo vệ công lý cho người được cho là nạn nhân của nghi phạm đó hay đảm bảo nghi phạm giết người phải lãnh mức án cao nhất, việc của em là đảm bảo cho nghi phạm đó đứng trước tòa với đầy đủ quyền con người được pháp luật bảo hộ, bảo đảm tòa án sẽ xét xử nghi phạm này công bằng, đúng trình tự xét xử của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội - không một ai bị coi là có tội cho đến khi tòa án phán quyết họ có tội. Bảo vệ thân chủ của mình là đạo đức nghề cao nhất của luật sư, dù đó là bất cứ ai.

- Thứ hai, luật sư cần trái tim nóng và cái đầu lạnh. Cái này có liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội đã được đề cập ở trên. Trước khi vào trường luật, chị cũng từng là một người tràn đầy lý tưởng vào việc bảo vệ công lý. Và trường luật đã dạy chị rằng bảo vệ công lý đúng đắn là con đường duy nhất để công lý được thực thi chứ không phải bảo vệ một cách hồ đồ, mù quáng. Trường luật đã dạy chị tĩnh tâm và tỉnh táo trước mọi vấn đề, cố gắng suy xét mọi sự ở nhiều góc độ để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Và mục đích cao cả hơn của một người luật sư, hơn cả việc bảo vệ thân chủ, là đảm bảo pháp luật được áp dụng với tất cả mọi người, không có ai đứng cao hơn pháp luật, và đảm bảo rằng tất cả mọi người sẽ được pháp luật bảo vệ và xét xử công bằng như nhau.

- Thứ ba, học luật và làm luật sư cần có nhiều tố chất, bao gồm: tư duy xử lý vấn đề, tư duy phân tích vấn đề đa diện và đa góc nhìn, tư duy logic, tư duy của một nhà khoa học, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, và cả bản lĩnh không dao động khi đứng trước nghịch cảnh. Ngoài ra còn vô vàn điều khác em sẽ cần khi làm nghề.

- Thứ tư, con đường trở thành luật sư không trải đầy hoa hồng. Theo quy định ở Việt Nam, để trở thành luật sư em cần: 4 năm học cử nhân luật (em bắt buộc phải là cử nhân luật mới có tư cách thi lấy bằng luật sư ở Việt Nam) + 12 tháng học khóa luật sư tại Học viện tư pháp + 1 năm tập sự nghề luật sư + thi qua kỳ thi quốc gia do Bộ Tư pháp tổ chức và đỗ để được cấp thẻ hành nghề luật sư. Và sau từng đó năm nếu như lộ trình này không có bất cứ một điều gì xen ngang, em sẽ dành thêm ít nhất 5 năm nữa để có chỗ đứng và khẳng định mình trong nghề, tức trở thành một luật sư cứng tay trong nghề. Tuy nhiên, con đường không dễ dàng thế. Để em hiểu hơn, phần lớn cử nhân luật khi tốt nghiệp sẽ mất ít nhất 6 tháng - 1 năm để định hình con đường mà mình muốn đi, các bạn hầu như sẽ mất thời gian thực tập trong những công ty và văn phòng luật không lương hoặc với mức lương dưới mức cơ bản (1 triệu - 2 triệu), thậm chí chị biết có người đã mất 2-3 năm ở vị trí này. Đây là lúc vấn đề cơm áo gạo tiền, sự khủng hoảng hậu ra trường, sự khủng hoảng lựa chọn nghề nghiệp sẽ nhào tới đánh úp em và sẽ trở thành những rào cản trên lộ trình mà đã chia sẻ với em trước đó.

Cuối cùng, không chỉ luật sư, ngành nghề nào cũng có tầm quan trọng như nhau với sự vận hành và phát triển của xã hội. Vì xã hội cần nên mới có ngành nghề đó. Và dù em có làm ngành gì, nghề gì, thì nỗ lực của bản thân mới là điều quan trọng nhất quyết định đến vị trí của em trong nghề và địa vị của em trong xã hội. Dù có học luật mà bê trễ, không cố gắng thì cũng không thể thành luật sư được. Do đó, em nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước những lựa chọn của mình để đưa ra con đường đúng đắn, hiểu bản thân mình cần gì và muốn gì hơn là chỉ tập trung vào những ngành nghề có vẻ quan trọng trong xã hội.

Trả lời

Chào em, đọc câu hỏi thì chắc em đang chuẩn bị thi Đại học. Với kinh nghiệm của một người đi trước thì chị mạn phép có những chia sẻ như sau.

Trước tiên chị sẽ trả lời câu hỏi của em trước: Làm luật sư sẽ được xã hội trọng vọng đúng không? ĐÚNG. Cho đến thời điểm này, tính cả 4 năm học luật và 5 năm đi làm sau khi ra trường, chị vẫn thấy vai trò của luật sư được đề cao ở bất cứ xã hội nào. Lý do họ được đề cao là bởi vì công việc của họ có tầm ảnh hưởng đến cuộc sống của một con người, nếu bác sỹ có thể cứu sống bạn, thì luật sư (đôi khi) có thể cứu vớt cuộc đời một con người. Bên cạnh đó, luật sư ở bất cứ xã hội nào cũng không phải một ngành nghề dễ dàng, em sẽ mất thời gian tương đương với một bác sỹ để có thể trở thành luật sư, nói vậy cho dễ hiểu ha.

Và sau đây là một số điều không-phải-màu-hồng xin chia sẻ để em có góc nhìn toàn diện hơn về nghề này và biết đâu sẽ giúp em có quyết định đúng đắn hơn cho mình:

- Thứ nhất, luật sư không phải người bảo vệ công lý. Hàng bao nhiêu năm qua người ta đã gán cho luật sư cái mác cao cả này và nhìn vào nghề này với con mắt màu hồng đẹp đẽ. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của người luật sư ở bất cứ đâu là bảo vệ thân chủ. Đó là đạo đức tiên quyết của người làm nghề. Dù thân chủ của em là ai đi nữa, nếu em đã nhận bào chữa cho họ, em phải bảo vệ họ đến cùng. Bảo vệ ở đây không phải là một dạng dung túng hay bao che một cách mù quáng, vô tội vạ, bảo vệ ở đây phải được hiểu là bảo vệ quyền lợi cơ bản nhất của con người trước pháp luật theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Nếu em là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ là một nghi phạm giết người, việc của em không phải là bảo vệ công lý cho người được cho là nạn nhân của nghi phạm đó hay đảm bảo nghi phạm giết người phải lãnh mức án cao nhất, việc của em là đảm bảo cho nghi phạm đó đứng trước tòa với đầy đủ quyền con người được pháp luật bảo hộ, bảo đảm tòa án sẽ xét xử nghi phạm này công bằng, đúng trình tự xét xử của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội - không một ai bị coi là có tội cho đến khi tòa án phán quyết họ có tội. Bảo vệ thân chủ của mình là đạo đức nghề cao nhất của luật sư, dù đó là bất cứ ai.

- Thứ hai, luật sư cần trái tim nóng và cái đầu lạnh. Cái này có liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội đã được đề cập ở trên. Trước khi vào trường luật, chị cũng từng là một người tràn đầy lý tưởng vào việc bảo vệ công lý. Và trường luật đã dạy chị rằng bảo vệ công lý đúng đắn là con đường duy nhất để công lý được thực thi chứ không phải bảo vệ một cách hồ đồ, mù quáng. Trường luật đã dạy chị tĩnh tâm và tỉnh táo trước mọi vấn đề, cố gắng suy xét mọi sự ở nhiều góc độ để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Và mục đích cao cả hơn của một người luật sư, hơn cả việc bảo vệ thân chủ, là đảm bảo pháp luật được áp dụng với tất cả mọi người, không có ai đứng cao hơn pháp luật, và đảm bảo rằng tất cả mọi người sẽ được pháp luật bảo vệ và xét xử công bằng như nhau.

- Thứ ba, học luật và làm luật sư cần có nhiều tố chất, bao gồm: tư duy xử lý vấn đề, tư duy phân tích vấn đề đa diện và đa góc nhìn, tư duy logic, tư duy của một nhà khoa học, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, và cả bản lĩnh không dao động khi đứng trước nghịch cảnh. Ngoài ra còn vô vàn điều khác em sẽ cần khi làm nghề.

- Thứ tư, con đường trở thành luật sư không trải đầy hoa hồng. Theo quy định ở Việt Nam, để trở thành luật sư em cần: 4 năm học cử nhân luật (em bắt buộc phải là cử nhân luật mới có tư cách thi lấy bằng luật sư ở Việt Nam) + 12 tháng học khóa luật sư tại Học viện tư pháp + 1 năm tập sự nghề luật sư + thi qua kỳ thi quốc gia do Bộ Tư pháp tổ chức và đỗ để được cấp thẻ hành nghề luật sư. Và sau từng đó năm nếu như lộ trình này không có bất cứ một điều gì xen ngang, em sẽ dành thêm ít nhất 5 năm nữa để có chỗ đứng và khẳng định mình trong nghề, tức trở thành một luật sư cứng tay trong nghề. Tuy nhiên, con đường không dễ dàng thế. Để em hiểu hơn, phần lớn cử nhân luật khi tốt nghiệp sẽ mất ít nhất 6 tháng - 1 năm để định hình con đường mà mình muốn đi, các bạn hầu như sẽ mất thời gian thực tập trong những công ty và văn phòng luật không lương hoặc với mức lương dưới mức cơ bản (1 triệu - 2 triệu), thậm chí chị biết có người đã mất 2-3 năm ở vị trí này. Đây là lúc vấn đề cơm áo gạo tiền, sự khủng hoảng hậu ra trường, sự khủng hoảng lựa chọn nghề nghiệp sẽ nhào tới đánh úp em và sẽ trở thành những rào cản trên lộ trình mà đã chia sẻ với em trước đó.

Cuối cùng, không chỉ luật sư, ngành nghề nào cũng có tầm quan trọng như nhau với sự vận hành và phát triển của xã hội. Vì xã hội cần nên mới có ngành nghề đó. Và dù em có làm ngành gì, nghề gì, thì nỗ lực của bản thân mới là điều quan trọng nhất quyết định đến vị trí của em trong nghề và địa vị của em trong xã hội. Dù có học luật mà bê trễ, không cố gắng thì cũng không thể thành luật sư được. Do đó, em nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước những lựa chọn của mình để đưa ra con đường đúng đắn, hiểu bản thân mình cần gì và muốn gì hơn là chỉ tập trung vào những ngành nghề có vẻ quan trọng trong xã hội.

Đúng nhưng mình thấy chưa đủ. Mình thấy bất kể ngành gì trong xã hội đều đáng được trân trọng!. Mỗi ngành đều có một đặc thù và tính chất riêng, con người cống hiến cho ngành nghề của họ là họ đang cống hiến cho xã hội, cho cái chung của toàn thể cho nên đừng nhìn vào một nghề nào đó và nói rằng khi làm nó sau này chắc chắn bạn sẽ kiếm được nhiều tiền và trọng vọng, nhiều tiền thì có đấy nhưng có được trọng vọng hay không nằm ở cách bạn thực hiện và dành tâm huyết cho nó.

Mình thấy thì làm luật sư sẽ cảm thấy "oai" hơn :)) nghe nó cứ ngầu ngầu ấy. Đi ra ngoài xã hội hay đi họp lớp, hay kể cả trong gia đình, hàng xóm mà nói mình là luật sư thì sẽ cảm thấy bản thân được đề cao hơn.

làm ngành, nghề nào cũng được mọi người tôn trọng và "trọng vọng" khi bạn làm việc và tâm huyết với nghề, mang lại giá trị cho cộng đồng nha!

luật sư có vẻ cũng được trọng vọng như một số ngành nghề: giáo viên, bác sĩ,...