Làm giáo viên mầm non có cần thiết phải rèn luyện kĩ năng ứng xử?
kỹ năng
,mầm non
,giáo viên mầm non
,kỹ năng mềm
Giáo viên là nghề làm việc với người khác, nhiều người khác. Nên giáo viên nói chung đều phải biết ứng xử. Ngoài đồng nghiệp, cấp trên như các ngành nghề khác giáo viên còn cần biết ứng xử trước học sinh. Cấp 1-2-3 giáo viên chỉ gặp học sinh trong tiết học, học sinh đã biết nghe, biết sợ. Việc đó dễ dàng hơn cho giáo viên nhiều.
Còn mầm non, vừa là cô, vừa là mẹ của "1 đám" nhóc tì, ăn còn phải đút, ngủ còn phải ru, học thì như may mắn vậy, khi vui nó ngồi khi buồn nó chạy. Chưa kể chỉ vài tuổi đầu. Khoảng các giữa các bé chỉ là vài tháng thôi cũng có khác biệt rất lớn. Mà chương trình thì lại như nhau. Dẫn đến nhiều thứ rất ức chế.
Tình thương, bao dung rất cần thiết nhưng chỉ điều đó thôi chưa đủ, còn cần phải biết ứng xử với các bé thế nào, khi bé đúng, khi bé sai, ngay cả phân xử khi 2 đứa cùng đúng, cùng sai.
Bạn còn cần phải có 1 sự chịu đựng rất lớn, sự khó chịu gây ra bởi sự ko nghe lời, sự quậy phá, sự trách móc của phụ huynh nếu trẻ bị té, trẻ đánh nhau, trẻ gầy, trẻ mập quá, trẻ ko thuộc thơ thuộc hát, ngay cả trẻ ko đc quan tâm cũng bị nói...
Lớp mầm non ko có chuyện im lặng, trẻ con mà, khóc, cười, nói chuyện, la hét đủ thứ âm thanh.
Rồi hiện nay phải làm việc dưới cái camera nữa chỉ cần hở tí là phụ huynh gọi đt mắng vốn.
Ôi thôi thì đủ thứ khác nữa. Nhưng nếu bạn chọn nghề và thực sự yêu nghề. Bạn lại có đủ tình thương và bao dung với trẻ, mọi trở ngại đều ko là gì cả. Cách nay 20-25 năm lương giáo viên có trăm mấy nghìn nhiều ng bỏ dayh nhưng nhiều nhà giáo vẫn bám trụ để dạy dỗ được bao lớp trẻ nên người đấy thôi. Đừng thấy những thứ kể trên mà nhụt chí, sợ sệt. Ko có nghề nào sướng. Hãy cứ cố gắng. Yêu nghề, theo nghề là tất cả. Hoan nghênh bạn, chúc bạn may mắn và luôn giữ đc nhiệt huyết để góp phần giáo dục những lớp trẻ nên người nhé.
Nguyễn Quang Vinh
Giáo viên là nghề làm việc với người khác, nhiều người khác. Nên giáo viên nói chung đều phải biết ứng xử. Ngoài đồng nghiệp, cấp trên như các ngành nghề khác giáo viên còn cần biết ứng xử trước học sinh. Cấp 1-2-3 giáo viên chỉ gặp học sinh trong tiết học, học sinh đã biết nghe, biết sợ. Việc đó dễ dàng hơn cho giáo viên nhiều.
Còn mầm non, vừa là cô, vừa là mẹ của "1 đám" nhóc tì, ăn còn phải đút, ngủ còn phải ru, học thì như may mắn vậy, khi vui nó ngồi khi buồn nó chạy. Chưa kể chỉ vài tuổi đầu. Khoảng các giữa các bé chỉ là vài tháng thôi cũng có khác biệt rất lớn. Mà chương trình thì lại như nhau. Dẫn đến nhiều thứ rất ức chế.
Tình thương, bao dung rất cần thiết nhưng chỉ điều đó thôi chưa đủ, còn cần phải biết ứng xử với các bé thế nào, khi bé đúng, khi bé sai, ngay cả phân xử khi 2 đứa cùng đúng, cùng sai.
Bạn còn cần phải có 1 sự chịu đựng rất lớn, sự khó chịu gây ra bởi sự ko nghe lời, sự quậy phá, sự trách móc của phụ huynh nếu trẻ bị té, trẻ đánh nhau, trẻ gầy, trẻ mập quá, trẻ ko thuộc thơ thuộc hát, ngay cả trẻ ko đc quan tâm cũng bị nói...
Lớp mầm non ko có chuyện im lặng, trẻ con mà, khóc, cười, nói chuyện, la hét đủ thứ âm thanh.
Rồi hiện nay phải làm việc dưới cái camera nữa chỉ cần hở tí là phụ huynh gọi đt mắng vốn.
Ôi thôi thì đủ thứ khác nữa. Nhưng nếu bạn chọn nghề và thực sự yêu nghề. Bạn lại có đủ tình thương và bao dung với trẻ, mọi trở ngại đều ko là gì cả. Cách nay 20-25 năm lương giáo viên có trăm mấy nghìn nhiều ng bỏ dayh nhưng nhiều nhà giáo vẫn bám trụ để dạy dỗ được bao lớp trẻ nên người đấy thôi. Đừng thấy những thứ kể trên mà nhụt chí, sợ sệt. Ko có nghề nào sướng. Hãy cứ cố gắng. Yêu nghề, theo nghề là tất cả. Hoan nghênh bạn, chúc bạn may mắn và luôn giữ đc nhiệt huyết để góp phần giáo dục những lớp trẻ nên người nhé.