Làm gì khi bị tẩy chay ở trường ạ?
tâm sự cuộc sống
Tôi đây mình cũng từng bị ban bè tẩy chay mà lý do bị tẩy chay của tôi hết sức vô lý. Khi tôi 10 tuổi, chỉ vì nói chuyện không hợp ý với người bạn chơi khá thân của tôi mà bạn đó đã không chơi với tôi nữa và kêu cả lớp không ai chơi với tôi hết. Mỗi lần có bạn đến gần chơi với tôi đều bị bạn đó lôi ra chỗ khác và nói những lời lẽ không tốt đẹp về tôi.
Câu chuyện đó dẫn đến tôi bị khủng hoảng tâm lý trong một thời gian dài và dần phải làm quen với nó.
Tôi bị tẩy chay
Hồi đó tôi mới 10 tuổi, nhưng tôi cảm thấy kinh tởm bởi những hành động này của những đứa bạn tôi: nói bóng nói gió, kể những câu chuyện có tính chất mỉa mai đến đặc điểm của của, lôi kéo bạn bè không chơi cùng, cắt đuôi khi đi chung một nhóm, không nói chuyện, bỏ rơi tôi một mình, khi hoạt động nhóm tôi cũng bị tách riêng ra...
Tôi là một người dậy thì sớm, lúc đó có thể ngực của tôi có phần hơi lớn hơn các bạn. Đám con gái tẩy chay tôi nhiều nhất trong lớp thường soi mói tôi những chuyện tế nhị như thế và có thể một trong số đó còn đi nói với tụi con trai ở lớp!!!!!! Khi đó tôi còn quá nhỏ để thích nghi với những lời mỉa mai như thế về những chỗ nhạy cảm của mình.
Tôi còn bị những hình thức xúc phạm đến danh dự bởi những điều riêng tư “lục cặp lấy nhật ký của tôi đọc rồi nói cho mọi người cùng nghe, còn các bạn trong lớp thì cười”.
Tôi thấy những ngày đó thật khủng khiếp, mỗi ngày đến trường là một cực hình. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn thấy sợ hãi và ám ảnh. Thật may mắn rằng, tôi vẫn có thể tự trấn an tinh thần của bản thân, tôi chưa đến mức độ trầm cảm. Lúc đầu tôi bị hoảng loạn tin thần, mỗi lần đến cổng trường tôi lại không muốn bước vào. Khi gặp những người tẩy chay mình tôi thường né mặt và sợ hãi...
Và tôi đã vượt qua nó
Tẩy chay giống như một hoạt động của thế giới ngầm trong học sinh, mà nhà trường và thầy cô giáo, kể cả cha mẹ ít khi phát hiện. Đa số các bạn bị tẩy chay phải âm thầm chịu đựng, “rất ngại nói với thầy cô giáo, bởi nếu như các bạn biết được thì sự tẩy chay càng diễn ra nặng nề hơn, trước mặt thầy cô thì các bạn bằng mặt nhưng không bằng lòng, sau lưng thì đâu lại vào đấy”
Tôi thì cứ âm thầm một mình chịu đựng. Tôi không nói với mẹ vì sợ chúng nó sẽ ghét tôi thêm.
Tôi cảm thấy tự nể phục mình hơn khi đã vượt qua quãng thời gian đó....
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Miannn
Người vô hình
Chế nói rõ thêm về câu chuyện bị tẩy chay được không? Mức độ tẩy chay như nào, ảnh hưởng như nào @@ chứ hỏi như vậy cũng khó để đưa ra lời khuyên bởi mỗi câu chuyện, mỗi trường hợp, hoàn cảnh khác nhau thì ắt có những lời khuyên, chia sẻ khác nhau. Giống như anh Nam nói ý, Noron khác với Google, một câu chuyện cụ thể sẽ mang lại nhiều thứ hơn chế nghĩ đók
Mong nhận lại phản hồi từ bạn vì đây cũng là chủ đề mình quan tâm hehee
Người dùng Noron
Chị cũng từng bị cô lập nè. Lý do rất đơn giản: vì chị học giỏi hơn tụi nó e ạ.
Thì cứ là chính mình thôi, tụi nó cô lập nhưng cuối cùng lại quay sang hỏi bài c. hahaha
Mạnh mẽ lên e nhé. Đỉnh của thành công thường chỉ có vài suất thôi, cứ sống đúng, sự ghen tị đố kị sẽ là động lực cho e tiến về phía trước.
Trần Việt
tẩy chay ở mức độ trường thì bạn cx nổi tiếng đó chứ 😅 Có lí do j ko hay dính lùm xùm j à
Nguyễn Lệ Hà
Chào bạn, việc bị bắt nạt hay tẩy chay ở lớp, ở trường là điều không ai muốn. Dù bạn là ai, có ngoại hình ra sao hay tính cách như thế nào, bạn cũng không đáng bị bạo lực về mặt tinh thần hay thể chất. Và nếu không may mắn bạn rơi vào trường hợp này mình nghĩ những cách này sẽ giúp cho bạn phần nào đó. Nhưng bạn nhớ áp dụng chúng ra sao còn phụ thuộc vào trường hợp của riêng bạn.
1. Phân tích tình hình
Dù chẳng ai muốn nghĩ đến việc mình bị tẩy chay, nhưng nếu đã gặp phải tình trạng này, bạn đừng lẩn trốn mà hãy thẳng thắn đối mặt, đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giả thuyết về việc chuyện này sẽ đi đến đâu.
Bạn phải phân tích được tình hình của bản thân thì mới có thể đưa ra những phương án giải quyết tiếp theo. Chẳng hạn với hình thức tẩy chay và nói xấu thông thường, bạn có thể tự mình giải quyết. Tuy nhiên, nếu bị bạo lực về tinh thần lẫn thể chất, bạn nhất định phải tìm đến sự hỗ trợ của người lớn.
2. Luôn tự tin vào chính bản thân mình
Đừng để những kẻ bắt nạt khiến bạn mất niềm tin vào bản thân. Nhiều nạn nhân của làn sóng tẩy chay trở nên tự ti khi bị bạn bè xa lánh. Họ luôn cảm thấy bản thân chưa đủ tốt, luôn nghĩ mình là kẻ xấu xa. Thậm chí vì là người bị bắt nạt, nên nhiều bạn còn nghĩ mình không xứng đáng có mặt trên đời. Nhớ rằng, người có lỗi là kẻ bắt nạt, không phải là nạn nhân.
3. Hoàn thiện bản thân
Để thêm tự tin, bớt tự ti và vượt qua cảm giác mặc cảm tội lỗi, bạn phải không ngừng hoàn thiện bản thân. Đừng quên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Chẳng hạn như:
- Cố gắng học tập thật tốt
- Quan tâm một chút đến ngoại hình
- Đừng quên lễ phép với thầy cô và hòa nhã với bạn bè cùng lớp, cùng trường. Khi bạn bè cần giúp đỡ, nếu có thể, bạn nên sẵn sàng giúp họ.
- Bạn cần lưu ý tuyệt đối KHÔNG được rơi vào trường hợp “người bị tổn thương lại đi làm tổn thương người khác”.
Khi tự hoàn thiện bản thân, bạn sẽ thêm yêu thương chính mình và có thể, bạn cũng tìm được “đồng minh” để không còn đơn độc trong hành trình chống lại những kẻ bắt nạt xấu tính.
4. Học cách không quan tâm
Nếu bị nói xấu, body shaming hay gặp phải những hình thức bắt nạt tương tự, “I don’t care” cũng là một giải pháp đáng thử. Điều này tất nhiên chẳng dễ dàng, nhưng ít nhất, hãy cố gắng “giả vờ” như không quan tâm đến những câu từ xấu xí mà người khác dành cho bạn.
5. Tìm đến 1 – 2 người bạn trên thực tế
Làm gì khi bị cô lập trong lớp? Trước hết, bạn đừng cho rằng cả thế giới đang quay lưng về phía mình. Trong nhiều trường hợp, kẻ bắt nạt thường tạo ra cảm giác quyền lực, khiến mọi người xung quanh phải e sợ kiêng dè. Vì vậy, dù nhiều người không đồng ý với những trò tẩy chay của họ vẫn phải giả vờ hùa theo.
Chính vì thế, nhìn bên ngoài, có vẻ bạn đang bị nhiều người tẩy chay, nhưng thực ra lại không phải vậy. Dù không phải là một người quảng giao, bạn cũng nên tìm 1 – 2 người bạn hợp cạ ở trong lớp học chính, lớp học thêm, trong câu lạc bộ hay bất kỳ ở nơi nào khác và dành nhiều thời gian cho họ, thay vì cứ mải nghĩ đến những kẻ tẩy chay. Khi có bạn bè tâm sự và sẻ chia, chắc chắn bạn cũng cảm thấy “dễ thở” hơn khi đến trường.
6. Tìm đến những người bạn “online”
Có những người không thể tìm thấy ”bạn tốt” trong các mối quan hệ quanh mình. Nếu cũng là một người như vậy, bạn có thể gửi gắm niềm tin vào những người bạn online. Đó có thể là bạn cùng fandom, bạn quen qua các trên mạng xã hội hoặc trong một nhóm sở thích nào đó.
Dù không quen biết, dù không thể gặp mặt trò chuyện một cách thân tình, nhưng tâm sự cùng người lạ vẫn mang lại cảm giác được an ủi. Thay vì chịu đựng những nỗi buồn không biết tỏ cùng ai, bạn cũng nên thử đăng bài chia sẻ câu chuyện của bản thân trong một số group học tập.
7. Nói chuyện với người lớn
Đây là giải pháp hữu ích nhất trong nhiều trường hợp, nhất là khi những kẻ bắt nạt ngày càng “lấn tới”, tâm lý và kết quả học tập của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bạn không thể tự giải quyết vấn đề này một mình.
Vẫn luôn có người lớn tốt bụng ở xung quanh chúng ta. Bố mẹ, anh chị, người thân, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm? Hãy nghĩ đến tất cả những người có thể giúp bạn. Đừng giữ lấy định kiến “họ cũng chẳng giúp gì được mình đâu”, “họ chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn thôi” (trừ khi những người lớn xung quanh bạn thật sự toxic), bởi người lớn thường có quyền lực và biết cách giảm thiểu tác động của những kẻ bắt nạt lên những người mà họ yêu thương.
Đến sau cùng, những nạn nhân của tình trạng này vẫn phải chịu đựng nhiều tổn thương với những ám ảnh tâm lý có thể ảnh hưởng đến cả quãng đời còn lại. Vậy nên, mình thật sự muốn nói với các bạn từng bị bắt nạt rằng: Các bạn thật sự mạnh mẽ, khi có thể chịu đựng những điều kinh khủng đến vậy.
Mình mong rằng, dù bị ai nói xấu, chà đạp hay bạo lực về tinh thần/thể chất, bạn vẫn yêu thương bản thân, mạnh mẽ đứng lên và bước tiếp. Hãy để những kẻ bắt nạt thấy rằng, bạn chẳng dễ gục ngã vậy đâu. Tiếp tục sống tốt cũng được coi là một cách “trả thù” những kẻ đã từng nguyền rủa bạn ngày trước.
Tất cả sẽ không dễ dàng, nhưng mình biết bạn có thể vượt qua. Hãy nhìn về phía tương lai và để những kẻ bắt nạt ở phía sau, bạn nhé!
Minh Chau
Nguyenphuhoang Nam
Bạn có thể cung cấp thêm thông tin không? ví dụ như vì sao bạn nghĩ bản thân đang bị tẩy chay, theo bạn thì có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
Vì mình nghĩ đặc trưng hỏi đáp trên Noron sẽ khác với Google: Trên Google bạn điền nội dung vào là sẽ ra kết quả (tra cứu thông tin). Còn với Noron sẽ có những người dùng quan tâm và muốn giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm thực với bạn (chia sẻ trải nghiệm). Nên một câu hỏi cụ thể sẽ mang tới những câu trả lời hữu ích, bạn ạ.
Kiều Linh
Không biết là bạn bị tẩy chay trong trường hợp nào. Có thể là vì ganh ghét với trình độ, tài năng của bạn; cũng có thể là tức mình với thái độ, tính cách của bạn. Theo mình trường hợp thứ hai thì đôi khi lỗi là cả hai phía rồi.
Tới mức bị tẩy chay ở cấp độ trường, bạn nên nghiêm túc dành thời gian suy nghĩ lại vấn đề bắt nguồn từ đâu, tại sao có nó, tại sao nó ảnh hưởng nhiều như vậy, sau đó tâm sự với người thân và tìm giải pháp. Nếu có thể giải quyết thì hãy lên tiếng, còn nếu bất lực quá rồi thì hãy chuyển trường và làm mới bản thân. Mình thì cũng từng bị tẩy chay cấp độ một nhóm bạn thôi, nhưng cũng stress vô cùng. Và mình không tâm sự với ai mà lựa chọn nói thẳng. Sau đó tình hình cũng tích cực hơn nhưng cũng làm mình nhận ra nhóm bạn này độc hại với mình như thế nào.
Nếu bạn không làm gì sai thì nên thay đổi môi trường nhé. Còn nếu đã từng gây ra gì đó thì ỉ nhất hãy giải quyết câu chuyện uẩn khúc đó, tránh tiếng xấu đồn xa nha.