Làm gì để người trẻ hứng thú với sách?

  1. Sách

Đây là một câu hỏi trên website của thiện tri thức, cũng là một câu hỏi thú vị phù hợp với sứ mệnh của noron nên muốn mọi người cùng thảo luận ở đây. Theo các bạn làm sao để người Việt trẻ hứng thú việc đọc sách?

Từ khóa: 

sách

Mọi người cũng đã nêu ra nhiều ý kiến hay. Em chỉ muốn chia sẻ trải nghiệm giúp thằng em nhỏ của em bắt đầu đọc sách.

Em mua rất nhiều sách cho nó, thử đủ mọi cách, từ khuyến khích cho tiền đến bắt ép. Nó vẫn lười, hầu như không đụng đến cuốn nào. Trong khi đó, nó tự đi mượn sách thư viện và ngấu nghiến đọc hết cuốn này đến cuốn khác.

Lý do là nó tự chọn một thể loại rất cụ thể mà nó thích: những sách liên quan đến lịch sử châu Âu cận đại.

Vậy, như một vài bạn cũng ý kiến, em nghĩ có thể cho trẻ em hoặc người trẻ bắt đầu hình thành thói quen đọc sách từ những thể loại mà họ thích trước đã.

Trả lời

Mọi người cũng đã nêu ra nhiều ý kiến hay. Em chỉ muốn chia sẻ trải nghiệm giúp thằng em nhỏ của em bắt đầu đọc sách.

Em mua rất nhiều sách cho nó, thử đủ mọi cách, từ khuyến khích cho tiền đến bắt ép. Nó vẫn lười, hầu như không đụng đến cuốn nào. Trong khi đó, nó tự đi mượn sách thư viện và ngấu nghiến đọc hết cuốn này đến cuốn khác.

Lý do là nó tự chọn một thể loại rất cụ thể mà nó thích: những sách liên quan đến lịch sử châu Âu cận đại.

Vậy, như một vài bạn cũng ý kiến, em nghĩ có thể cho trẻ em hoặc người trẻ bắt đầu hình thành thói quen đọc sách từ những thể loại mà họ thích trước đã.

Theo em nghĩ, để hứng thú với sách thì người trẻ cần được truyền cảm hứng từ những người yêu sách, những người yêu sách sẽ truyền động lực, giúp người trẻ tiếp cận được với sách và từ đó người trẻ sẽ tìm thấy những cuốn sách mà bản thân có thể đọc và đân dần sẽ có hưng thú hơn với sách.

Chẳng hạn như em, ngày trước chỉ vì học kém môn Văn khiến em ghét việc đọc ( đây cũng là lí do không học tốt Văn). Nhưng những năm gần đây, em tiếp xúc nhiều hơn với mạng xã hội theo dõi những anh chị yêu thích sách, đọc sách , khiến em có động lực cho việc đọc sách và đặc biệt em rất rất thích những tủ sách của các anh chị, nên em đã dần tập thói quen đọc sách để có thể xây dựng cho bản thân một tủ sách nhỏ.

Em nghĩ để người trẻ hứng thú với sách thì trước hết cần tìm ra động lực đọc và thể loại sách các bạn ấy yêu thích.

Tuy nhiên, nếu không cảm thấy có khó khăn cần giải quyết hay có các vấn đề trăn trở thì bạn trẻ rất khó tạo ra động lực đọc. Thêm vào đó, nếu không bắt đầu đọc thì chẳng thể nào tìm ra thể loại nào mình thích (Có lẽ khá giống với câu chuyện hướng nghiệp cho không ít các bạn trẻ, luôn là câu nói không biết mình thích gì, nhưng cũng không bắt đầu làm gì, anh ạ).

Như vậy, để bạn trẻ hứng thú hơn với sách thì gia đình và nhà trường cần tạo ra môi trường thuận lợi cho việc đọc, cha mẹ, thầy cô nên làm gương cho việc đọc và xã hội, nhà tuyển dụng nên trọng dụng những người có năng lực đọc - hiểu tốt ạ.

Mình nghĩ là chỉ cần tìm được một thể loại đúng gu thì chắc chắn sẽ hứng thú đọc.
Trước đây mình từng đọc qua nhiều dòng sách như tự lực, triết học, văn học cổ điển,... nhưng mình chỉ đọc được một vài trang hoặc dài lắm là 1 vài chương thì thấy không muốn đọc, có cố cũng không tài nào đọc nổi ấy. Rồi mình mới thử tiểu thuyết tình yêu như quyển Rừng Nauy, vài quyển truyện của bác Nguyễn Nhật Ánh, đọc quyển nào mình cũng say sưa, đọc liên tục được.
Nên chỉ cần tìm thể loại mình ưa thích thì sẽ thấy hứng thú thôi nhé.

Điều đó phải sửa lại nền giáo dục giống như giáo dục của người do thái, phải giáo dục từ bé mới thành công thôi¡¡

Mình thì lại thắc mắc là làm gì để giới trẻ bớt hứng thú với Facebook, instagram, tiktok, youtube vì rõ ràng là đọc sách ngốn thời gian khủng khiếp và chẳng kết nối được với thế giới đang sôi sục vì FOMO như hiện nay :)) người trẻ là sống là khám phá và tận hưởng. Họ không ngồi một chỗ đọc cũng có cái tốt mà vì đọc nhiều quá nó sẽ phè ra, lại phải giảng giải cho người khác lại thành thầy này, thầy nọ trong khi chẳng ai nghe họ nói đâu :))

Liên đã từng đọc bài viết này khi Sách Thiện Tri Thức chia sẻ. Liên nghĩ không ít người trẻ Việt có hứng thú với sách nhưng điều ấy đang có sự thay đổi. Các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z đang tìm tới những giải pháp nhanh chóng, thuận tiện hơn để tiếp cận tri thức (như là internet chẳng hạn). Để người trẻ hứng thú với sách, Liên thấy có lẽ trước hết ở cấp độ gia đình thì cha mẹ nên có thói quen đọc sách để làm gương cho các bạn ấy đã.

Theo quan điểm của mình là mình sẽ lấy cảm hứng từ những người hay đọc sách và hay chia sẻ về những lợi ích khi đọc sách. Thường thì sau khi đọc những bài viết chia sẻ như vậy, mình có rất nhiều động lực để đọc hết quyển sách bỏ dở bao nhiêu ngày tháng. Kiểu như 1 chiêu trò marketing ấy, mình thấy nó hiệu quả với mình dù nhiều người có phóng đại đôi chút tác dụng của sách.