Làm gì để kiểm soát tâm trạng khi làm việc & học tập?
Dạo này mình hay gặp trường hợp khi tâm trạng đang đi xuống (bực dọc, khó chịu, buồn bã trong người,...) vì một lí do bất kỳ nào đó xung quanh, mình sẽ không thể tập trung làm việc hay học hành gì được, và nếu cố gắng để làm việc/học hành thì sẽ đưa ra nhiều quyết định thiếu suy nghĩ.
Mình nghĩ kiểm soát tâm trạng & cảm xúc tức thời thật nhanh chóng để nó không ảnh hưởng đến kết quả công việc là một kĩ năng. Ai thường xuyên bị như vậy nhưng đã rèn luyện và cải thiện được tình trạng này thì cho mình lời khuyên với nhé!
kỹ năng mềm
Mình khác bạn một chút, mỗi lần mình khó chịu hay gặp chuyện buồn thì mình lại tìm đến học tập để quên đi, nhưng bạn lại bị ảnh hưởng bởi nó. Mình nghĩ trước tiên bạn nên giải quyết những cảm xúc đó trước rồi hẳn chuyên tâm vào làm việc, học tập. Bạn có thể tạm kiểm soát nó ở một thời gian nhất định, nhưng nếu không xử lý mà để những cảm xúc tiêu cực dồn nén thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần của bạn.
Bạn có thể viết ra giấy những cảm xúc đó để cảm thấy dễ chịu hơn, hay tìm một người bạn đủ tin tưởng để tâm sự, đẩy những cảm xúc đó ra khỏi tâm trí. Đi tắm, đi bơi là những cách hiệu quả để giúp tâm trạng bạn tốt hơn. Nếu cảm thấy bản thân không thể làm chủ được cảm xúc của mình thì hãy sống một cách lý trí hơn, những cảm xúc đó có giúp ích được bạn trong công việc hay học tập? Nếu không thì đừng giữ nó lại, đừng để tâm trạng xuống dốc làm ảnh hưởng đến đời sống của bạn nữa nhé.
Bảo Thyy
Mình khác bạn một chút, mỗi lần mình khó chịu hay gặp chuyện buồn thì mình lại tìm đến học tập để quên đi, nhưng bạn lại bị ảnh hưởng bởi nó. Mình nghĩ trước tiên bạn nên giải quyết những cảm xúc đó trước rồi hẳn chuyên tâm vào làm việc, học tập. Bạn có thể tạm kiểm soát nó ở một thời gian nhất định, nhưng nếu không xử lý mà để những cảm xúc tiêu cực dồn nén thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần của bạn.
Bạn có thể viết ra giấy những cảm xúc đó để cảm thấy dễ chịu hơn, hay tìm một người bạn đủ tin tưởng để tâm sự, đẩy những cảm xúc đó ra khỏi tâm trí. Đi tắm, đi bơi là những cách hiệu quả để giúp tâm trạng bạn tốt hơn. Nếu cảm thấy bản thân không thể làm chủ được cảm xúc của mình thì hãy sống một cách lý trí hơn, những cảm xúc đó có giúp ích được bạn trong công việc hay học tập? Nếu không thì đừng giữ nó lại, đừng để tâm trạng xuống dốc làm ảnh hưởng đến đời sống của bạn nữa nhé.
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Mình đã gặp trường hợp trên rất rất nhiều lần. Khi đó, mình sẽ nhớ lại một đoạn ghi chú mình đã được đọc :
Một người chuyên nghiệp là người sẽ làm tốt nhất công việc kể cả khi họ không thích nó. Các cô hoa hậu đi làm từ thiện chắc gì đã thích. Các giám đốc luôn đạo mạo trong các bộ vest lịch lãm. Hoặc những người cảnh sát cơ động đứng giơ khiên cho người biểu tình ném đá. Họ là những người chuyên nghiệp. Những người có chuyên môn cao được trả lương cao tại các công ty chuyên nghiệp vì họ được công ty sử dụng hết năng lực chuyên môn của họ. Và vì làm việc với cường độ và năng suất lao động cao nên sau giờ làm, người chuyên nghiệp sẽ muốn trở về nhà, dành thời gian cho gia đình và các thú vui cá nhân hoặc rèn luyện bản thân.
Sống tự do và Làm chuyên nghiệp. Cuộc đời sẽ rất ít phiền não, than thở.
Nhớ nhé, hãy trở thành một người làm việc chuyên nghiệp.
Anh Tuan Le
Hôm trước có một bạn inbox hỏi mình đại ý là: “Em rất thích đọc sách và muốn luyện thói quen đọc sách, nhưng cứ đọc được 2-3 phút là lại mất tập trung. Lúc thì có chuông tin nhắn, lúc thì vào check Facebook, lúc thì có người nhờ việc này việc kia. Tương tự trong công việc em cũng bị như vậy, rất dễ mất tập trung. Có cách nào giải quyết không ạ?”
Có, đương nhiên là có cách giải quyết.
Trước khi tìm hiểu về giải pháp để tập trung hơn, ta cùng tìm hiểu sơ qua về nguyên nhân của việc mất tập trung trước nhé. Có rất nhiều nguyên nhân:
Với những nguyên nhân như trên thì sau đây là một số giải pháp mà mình cũng đang áp dụng cho bản thân:
Giải pháp #1. Nếu hôm nay mình cần hoàn thành 3 công việc, đó là 3 công việc gì?
Đây là câu mình tự đặt ra cho bản thân vào mỗi buổi sáng thức dậy và tối hôm trước khi đi ngủ.
Giải pháp #2. Làm việc ‘nhiều não’ trước.
Mình rất là lười, nên luôn cố gắng tìm các tips để làm việc nhanh hơn thay vì phải làm việc chăm chỉ. Và khi mình tìm hiểu về đồng hồ sinh học của bản thân, mình thấy buổi sáng là mình làm việc tập trung nhất. Vậy nên mình để những việc khó, cần dùng não nhiều vào buổi sáng.
Giải pháp #3. Cái gì phiền thì đuổi nó đi.
Cũng được khoảng 3 tháng rồi mình đã tập thành công tắt noti Facebook, Instagram và cả tin nhắn nữa. Khỏi thấy noti thì khỏi bị làm phiền (và tiết kiệm cả pin cho điện thoại nữa). Các bước mình làm như thế này:
Giải pháp #4. Quản lý thời gian của bản thân
Tiền thì có người ít người nhiều, chứ thời gian thì ta đều giàu (hoặc nghèo) như nhau. Mỗi người có 24h thôi nên phân chia thời gian làm sao cho phù hợp cũng rất quan trọng. Dạo này mình đang tập thói quen như này:
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Đấy là tự nhủ với bản thân, trong trường hợp có thể thương lượng được sự "chuyên nghiệp", mình thường đẩy mood của mình lên cao trào hết sức có thể. Ví dụ, lúc nào bad mood, hay đẩy bad mood đó lên đến tối đa, thay vì cố gắng làm giảm thiểu nó. "I feel good in bad mood" - là status của mình nhiều năm liền. Hoặc, muốn chơi chứ không muốn làm, mình sẽ tập trung chơi cho chán, lúc nào ngấy rồi thì quay lại, bắt tay vào làm việc một cách rõ ràng.
Đại ý, cả tâm trạng và công việc của bạn đều quan trọng, quan trọng tới mức bạn cần phân định rõ rệt ra và xử lý từng thứ một riêng biệt.
Hanh Nguyen
Đối diện thẳng với nỗi buồn, nỗi bực dọc nó bằng cách đặt câu hỏi tại sao lại như vậy, làm thế nào để hết như vậy, viết nó ra giấy và xé nó đi, thậm chí nếu trong quá trình suy xét thấy mình có lỗi với ai đó điều gì đó thì giải quyết luôn!
Càng trốn tránh cảm xúc, cảm xúc càng đeo bám, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực
Ngọc Lương
Những lúc depressed thì mình hay nghĩ về những thứ có thể motivate mình như chuyến du lịch ngắn trong kì nghỉ sắp tới hoặc làm những thứ khiến mình cảm thấy nhẹ nhàng hơn (đi cafe nói chuyện với bạn bè hoặc đi xe máy ra những chỗ mình thích). Đó cũng là cách giúp mình học sống chung với nỗi buồn chứ không phải là tránh né nó, vì mình nghĩ "biết cách buồn" còn quan trọng hơn "biết cách làm mình vui nữa". Căn bản là những câu nói như "Đừng buồn nữa" nó khá vô dụng trong những lúc buồn á. Vậy nên thay vì nói những câu như vậy thì hãy tự tìm kiếm những thứ có thể làm mình vui hơn, và cũng có thể kể hết cho ai đó nghe nữa. Có thể người đó sẽ không làm gì giúp bạn được nhưng cảm giác có thể nói ra những thứ bị đè nén trong lòng sẽ vô cùng thoải mái đó, đảm bảo luôn.
nquocuong
Pascal có câu "hiểu được bài toán là giải được 50% bài toán". Kinh nghiệm bản thân của tôi luôn thấy mình giải quyết được rất nhiều nhờ phản biện lại chính câu hỏi của mình. Vì chúng ta đều hoạt động trên những thói quen, và chưa chắc các thói quen ấy đã tối ưu.
Có thật sự ta có thể "kiểm soát được tâm trạng" của mình không?
Khi bạn dùng từ "kiểm soát", ý của bạn là sự kiểm soát của một cô giám thị trong trường học với các học sinh, hoặc là của một người đốc công trong nhà máy với các công nhân? Đó là cách mình hiểu về thái độ bạn định dùng để đối xử với tâm trạng của bản thân. Bạn nghĩ nên như thế sao? Bạn có đồng ý là học sinh nên được quản lý một cách gắt gao theo kiểu phat xít hoặc các công nhân trong nhà máy đang làm một công việc thực sự hứng thú và họ yêu công việc hết mức?
Nếu trả lời là "yes" thì oke, bạn chỉ cần áp đặt nhiều kỉ luật và hình phạt hơn cho bản thân mình, theo kiểu Dracula sẽ xiên cọc những kẻ nổi loạn dám làm trái luật.
Còn nếu bạn vô tình nhận ra các phương pháp giáo dục kiểu mới khơi gợi sự chú ý tự nhiên của trẻ nhỏ hay công nghệ ngày càng tiến hóa sắp sửa thay thế các công việc chân tay của người công nhân thì bạn sẽ thay đổi lại từ "kiểm soát" đối với tâm trạng của bản thân mình.