Làm cách nào để thoát khỏi drama cuộc sống?

  1. Tâm lý học

  2. Xã hội

  3. Tâm sự cuộc sống

[Chap 2: Xử lý và rút ra bài học]

Nếu bạn là người con gái, gặp phải trường hợp trong câu chuyện phía trên, thì bạn sẽ giải quyết như thế nào? Mỗi người sẽ có những cách giải quyết khác nhau và mỗi cách giải quyết sẽ phản ánh tính cách của mỗi người. Không ít bạn tự hỏi rằng "Làm thế nào để thoát khỏi những drama không đáng có" hoặc làm thế nào để vui vẻ hơn, suy nghĩ tích cực hơn...

Nếu tiếp xúc với điều tích cực, vui vẻ hoặc bạn luôn suy nghĩ đến điều tốt đẹp sẽ khiến tâm trạng tốt hơn. Nhưng cuộc sống này có quá nhiều điều phức tạp và các vấn đề luôn xảy ra, mà điều tồi tệ thì lại nhiều hơn tốt đẹp. Vậy cái cần là chúng ta phải giải quyết nó, để điều tồi tệ không ảnh hưởng quá lâu đến cảm xúc của bản thân. 

Cách giải quyết của cô con gái trong câu chuyện phía trên (chap 1):

Thứ nhất, sau khi nghe người chị dâu P.A nhắn tin, cô không hề khẳng định rằng mẹ mình có làm chuyện đó hay không, tức là chưa thể tin tưởng ai lúc này (mặc dù dĩ nhiên là con gái thì thường sẽ muốn tin và bảo vệ mẹ ngay lập tức). Cái cần làm lúc đó là cô gái tiếp nhận thông tin, hỏi rõ vấn đề và trấn an chị dâu rằng sẽ giải quyết nó.

Thứ hai, cô gái cần tìm hiểu sâu vấn đề đó từ những người trong cuộc. Bởi lẽ mọi chuyện phải nghe từ nhiều phía, nhìn theo nhiều chiều. Ba người cô hỏi rõ bao gồm: chị dâu P.A; người mẹ; bác Txxx; bác Hxxxx. Ngoài ra cô còn hỏi thêm chị Vxx (con dâu bác Txxx). 

Thứ ba, cô gái bắt đầu giải quyết vấn đề. Sau khi hỏi và xác nhận chính xác người mẹ không làm chuyện đó, cô gái gọi em trai và bắt đầu kể rõ sự việc. Sở dĩ cô gái gọi cả em trai vì người em ở ngoài cuộc khi nghe câu chuyện sẽ ít bị ảnh hưởng tâm lý hơn so với mẹ - người đang bị lôi vào chính câu chuyện này. Sau đó, cô bảo em trai và mẹ sang nhà chị dâu P.A cùng những người trong cuộc nói rõ vấn đề. 

Rút ra bài học

Quả không sai khi người ta nói, "Nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, còn nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa". Như vậy, cách làm của cô con gái đó là "lấy rõ ràng, trị mập mờ". Ai cũng có phỏng đoán của mình, nhưng mọi chuyện chưa chắc chắn đừng khẳng định bất cứ điều gì. 

Các bạn thấy đó, cuộc sống này toàn những drama không đáng có, một câu nói cũng tạo nên những drama ngay sau đó. Bởi vậy, "tránh drama" - không hề có chuyện này; mà chúng ta phải "giải quyết drama". Không có một khẳng định chính xác nào rằng bạn phải làm như thế này thì mới không có drama, mà chỉ có chúng ta làm thế nào để giảm thiểu drama hoặc là dù có xảy đến chúng ta cũng có cách giải quyết nó. Cách xử lý drama theo quan điểm cá nhân của mình thường sẽ đi theo các bước: 

Đón nhận mọi thứ với tâm thế tốt nhất: đón nhận, chấp nhận (vì nó đã xảy ra, hoặc bạn trốn tránh thì nó cũng sẽ xảy ra ở một lúc nào đó và theo cách nào đó thôi). 

Tiếp đến là xử lý nó: Cái này tất nhiên là tùy thuộc vào từng trường hợp, hoàn cảnh của mỗi người để có cách giải quyết khác nhau. Nhưng theo mình thì cần giải quyết nó ngay để tránh việc bị suy nghĩ, chìm đắm mãi trong đó sẽ khiến tâm trạng tồi tệ hơn. 

Và Rút ra bài học, (thậm chí là quên nó đi): mỗi chuyện xảy đến sẽ có những bài học khác nhau để sau không mắc phải hoặc có gặp phải thì ta đối diện với tâm thế bình ổn hơn, không quá ngỡ ngàng, lúng túng và giải quyết dễ dàng hơn... Có những chuyện thì ta phải quên nó đi (nếu có thể) để không bị chìm đắm quá lâu trong cảm xúc tồi tệ đó. 

Cuối cùng là Tiếp tục cuộc sống, làm điều tích cực, làm bất cứ thứ gì mình thích, mình cảm thấy thoải mái: Cuộc sống này có rất nhiều thứ đáng để ta bận tâm hơn những câu chuyện drama.Hãy nghĩ đến những điều tích cực, đến mục tiêu, động lực của chúng ta, nghĩa là tập trung vào cuộc sống của mình. Có quá nhiều thứ bạn có thể làm: đọc sách, xem phim...; đi uống trà với bạn bè, ở bên người thân, kể chuyện của mình để xin góp ý cũng được mà không kể cũng chẳng sao, hãy nghe những điều tích cực ở họ... 

Từ khóa: 

drama

,

dramacuocsong

,

thoat_drama

,

tranh_drama

,

tâm lý học

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống