Làm cách nào để phát hiện người khác đang nói dối bạn
Hồi bé mình hay nói dối lắm, bây giờ đỡ nhiều rồi. Mình cứ hay nói dối mẹ để trốn đi chơi, trốn ngủ trưa, trốn đủ thứ, cái gì không thích làm thì sẽ nói dối. Nghĩ qua mặt được mẹ là ngầu phải biết, hóa ra mẹ mình biết hết đấy, lớn lên vẫn mang những chuyện này ra bêu xấu mình cơ mà.
Đúng đó, vậy làm thế nào để bố mẹ nhận diện được bạn đang nói dối và làm thế nào để tự thân phát hiện những lời nói dối đây? Theo tâm lý học, dưới đây là những biểu hiện cơ thể giúp nhận biết một người có đang nói dối hay không.
- Đôi mắt nói lên tất cả.
Ừ thì đôi mắt là cửa số tâm hồn, khi bạn nhìn vào "cửa sổ" thì nó có thể nói cho bạn tất cả. Hãy để ý khi ai đó đang nói dối bạn, khi bạn hỏi người đó và nếu nghe được câu trả lời trong khi người đó tránh không nhìn vào mắt bạn thì bạn biết rồi nhé, người đó đang nói dối đấy. Còn nếu khi hỏi, người đó lúng túng, tránh nhìn vào mắt bạn và không trả lời thì đó chính là lời khẳng định ngầm cho câu hỏi của bạn. Ví dụ:
- Hôm nay cậu bị hâm à?
*Mắt lánh đi, trả lời nhát gừng* - Đâu có đâu,(hôm nay tớ bị hâm mà tại tớ phải giả vờ ngầu lòi đấy).
*Mắt lảng đi, im lặng và bước ra chỗ khác* nghĩa là "Ừ hôm nay tớ hâm rồi, tránh xa tớ ra đi"
2. Cách diễn đạt.
Người đấy có nói vấp không nhỉ, hay nói quá nhanh và thường có xu hướng lặp lại những gì họ vừa nói như để thuyết phục người nghe và chính bản thân họ.
-Hôm nay tớ vui lắm, tớ gặp một con cún sủa gâu gâu đấy. Nó làm tớ cười cả ngày luôn, … thật hôm nay tớ vui lắm.
3. Chú ý đến chi tiết sai.
Đây là một mẹo thử tâm lý rất hay nhé. Khi muốn thử mức độ trung thực của đối phương, bạn chỉ cần sửa một chi tiết sai trong câu chuyện mà bạn đang kể với họ, đối phương theo quán tính sẽ bỏ qua câu chuyện mà chú ý ngay đến chi tiết sai ấy. Ví dụ như Long Lanh đang muốn rủ Lung Linh đi ăn cá viên chiên nhưng Lung Linh vừa có hẹn với Lấp Lánh nên từ chối Long Lanh. Long Lanh biết bạn đang nói dối mình nên hỏi thử bạn:
- Hôm nay tớ rủ Lấp Lánh đi ăn cá viên nhưng hình như Lấp Lánh bảo bị gì ấy, bị đau bụng thì phải nên không đi cùng tớ được.
- Ơ hôm nay Lấp Lánh bị đau bụng à, cậu ấy có sao không? (hồi chiều cậu ấy vừa ngồi hàng chè với tớ cơ mà).
4. Ngôn ngữ cơ thể.
Điều này dễ nhận biết đây. Khi một người đang muốn nói chuyện với bạn, họ sẽ có xu hướng hơi ngả về hướng bạn để có thể dễ dàng trao đổi. Ngoài ra, khi đang nói dối, do tâm lý muốn kết thúc nhanh cuộc trò chuyện để tránh “giấu đầu lòi đuôi” mà người đó thường có xu hướng ngả ra đằng sau, hoặc vội vã, hoặc cử động tay nhiều, hoặc liếm môi để cố gắng tỏ ra tự nhiên nhất nhưng nó sẽ thường phản tác dụng đúng không nào?
Như vậy, đây là những gì mình đúc kết được sau những lần nói dối và quan sát người khác nói dối. Ngoài ra, việc lựa chọn biến mình thành một tay nói dối chuyên nghiệp hơn thì đọc bài viết này sẽ không đủ bạn nhé. Mình hy vọng bài viết này sẽ chỉ là cách tốt hơn để bạn có thể quan sát một người, một đối tượng nào đó.
Lê Thành Lâm
Lê Thành Lâm