Làm biên tập viên thì cần những yêu cầu về kĩ năng gì?

  1. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Theo nguồn tìm hiểu, mình xin chia sẻ với bạn những yêu cầu kỹ năng mà Biên tập viên (BTV) cần phải có:
1, Biết sử dụng Máy tính: Để sử dụng các phần mềm chỉnh sửa video và mix video với âm thanh, bài hát và các hiệu ứng đặc biệt
2, Khả năng Giao tiếp: BTV thường xuyên phải giao tiếp và làm việc với studio, nhà báo và các nhân viên trong đài, do đó họ cần tương tác hiệu quả và xây dựng các mối quan hệ. Và kỹ năng giao tiếp là cầu nối cho các mối quan hệ trở nên thân thiết hơn.
3, Quản lý thời gian - Làm việc trong môi trường mà deadline nhiều như nấm với nhiều công việc và dự án diễn ra đồng thời, BTV cần sắp xếp ưu tiên và quản lý thời gian một cách sáng suốt.
4, Kỹ năng giải quyết vấn đề - Khi có sai sót trong cảnh quay hoặc sự cố về kỹ thuật xảy ra, BTV cần nhanh chóng đưa ra giải pháp để phát sóng chương trình
5, Kỹ năng viết - BTV là người chịu trách nhiệm viết báo cáo và thường hỗ trợ viết tin tức và các đánh giá. Vì thế không thể bỏ qua kỹ năng viết nội dung để tiếp cận đến khán giả tốt hơn.
Trả lời
Theo nguồn tìm hiểu, mình xin chia sẻ với bạn những yêu cầu kỹ năng mà Biên tập viên (BTV) cần phải có:
1, Biết sử dụng Máy tính: Để sử dụng các phần mềm chỉnh sửa video và mix video với âm thanh, bài hát và các hiệu ứng đặc biệt
2, Khả năng Giao tiếp: BTV thường xuyên phải giao tiếp và làm việc với studio, nhà báo và các nhân viên trong đài, do đó họ cần tương tác hiệu quả và xây dựng các mối quan hệ. Và kỹ năng giao tiếp là cầu nối cho các mối quan hệ trở nên thân thiết hơn.
3, Quản lý thời gian - Làm việc trong môi trường mà deadline nhiều như nấm với nhiều công việc và dự án diễn ra đồng thời, BTV cần sắp xếp ưu tiên và quản lý thời gian một cách sáng suốt.
4, Kỹ năng giải quyết vấn đề - Khi có sai sót trong cảnh quay hoặc sự cố về kỹ thuật xảy ra, BTV cần nhanh chóng đưa ra giải pháp để phát sóng chương trình
5, Kỹ năng viết - BTV là người chịu trách nhiệm viết báo cáo và thường hỗ trợ viết tin tức và các đánh giá. Vì thế không thể bỏ qua kỹ năng viết nội dung để tiếp cận đến khán giả tốt hơn.
Mình xin bổ sung thêm:
+ Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền. (Khoản này hơi vất vả)
+Có khả năng thu thập, thẩm định, phân tích thông tin bằng các cách thức như phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu gốc hoặc tài liệu thứ cấp một cách thành thạo. Có năng lực cơ bản trong điều tra tìm kiếm thông tin độc lập, tổ chức các cuộc phỏng vấn độc lập để thu thập, phân tích, tổ chức, tổng hợp thông tin (chữ viết, hình ảnh, số liệu) phục vụ cho một chủ đề nào đó.
+Có kỹ năng thành thạo trong xử lý và tổ chức thông tin theo hình thức của các thể loại báo chí, phục vụ viết đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử).
Nhìn chung mình không biết có phải bạn đang hướng đến nghành báo chí phải không ? Nếu đúng vậy thì mình gửi bạn link sau để cho bạn tìm hiểu, nghiên cứu thêm nhé.
Theo mình thì phẩm chất cần có đầu tiên của người biên tập thực sự là tính cẩn thận và tỉ mỉ. Người biên tập phải sửa từ những lời văn thô ráp, câu văn lủng củng, trùng lặp đến những chi tiết rất nhỏ: chính tả, từ ngữ. Bạn sẽ cần phải đọc qua một lần bản thảo để xác định nội dung, tư tưởng, chủ đề chứ không thể sửa được ngay. Nếu không là một người cẩn thận, chịu khó, thì sẽ không thể làm được công tác biên tập.
Người biên tập phải là người tâm lý và khéo léo, biết cư xử. Vì bạn sẽ là trung gian giữa tác giả và độc giả nên phải hiểu được tâm lý của cả 2 đối tượng này. Hầu hết, những người viết văn, viết báo rất kị và không thích bài viết của mình bị sửa chữa quá nhiều. Đó là tính tự ái riêng của mỗi người. Người biên tập cần đặt mình vào vị trí của tác giả để hình dung cảm nhận của tác giả.
Không chỉ hiểu tâm lý của tác giả mà bạn còn cần hiểu được tâm lý của người đọc. Vì các sản phẩm báo chí có hoàn thiện cũng để phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của người đọc. Người biên tập vừa là người giúp tác giả diễn đạt thông điệp gửi đến người đọc, vừa là người định hướng và giúp họ hiểu được trọn vẹn thông điệp của tác giả muốn hướng tới. Cho nên người biên tập khi biên tập tin bài cần cân nhắc mức độ ảnh hưởng, độ khách quan của thông tin.
Ngoài ra thì người biên tập còn phải là một người lý trí, phải có khả năng làm việc với một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Cần giữ cho thần kinh luôn vững vàng, tỉnh táo,lý trí sáng suốt. Nhẫn nại và biết sàng lọc mọi sai sót, từ sai sót nhỏ nhất trong các bản thảo cần sửa chữa. Cần có sự khách quan và công bằng trong công tác biên tập.
Đó là một số kĩ năng/tố chất mà mình nghĩ là người biên tập cần có.