Là một thanh niên, ta phải làm gì để Việt Nam trở nên giàu mạnh như Nhật Bản hiện đại, từ từ và chậm rãi?

  1. Giáo dục

  2. Văn hóa

Việt Nam đang từng ngày thay đổi, là một thanh niên trẻ, em nên làm gì để cống hiến cho đất nước ?

Từ khóa: 

giáo dục

,

văn hóa

Đầu tiên thì anh không hiểu câu hỏi lắm, tại sao lại có "từ từ và chậm rãi" ở đây? Em muốn hỏi phải làm gì để giàu mạnh, nhưng không được giàu mạnh nhanh? Hay em muốn hỏi phải làm gì để giàu mạnh, nhưng chỉ cần làm từ từ thôi cũng sẽ giàu mạnh? Dù giải thích thế nào thì cụm "từ từ và chậm rãi" đó cũng rất kỳ quặc.

Tiếp theo, anh không nghĩ ở đây có ai có thể cho em một câu trả lời tốt. Em hãy tìm những người thực sự có chuyên môn. Cold mail một chuyên gia kinh tế chẳng hạn, cũng không phải là một ý tưởng tồi. Nếu em đang học đại học, em cũng có thể thảo luận với những thầy cô mà em nghĩ là có tầm nhìn. Theo kinh nghiệm cá nhân của anh, nhiều thầy cô rất muốn nói chuyện với các bạn trẻ, nhất là các bạn trẻ muốn nghe.

Có bạn nói VN không bao giờ đuổi kịp Nhật Bản, anh thì không dám nói chắc như thế. Người ta vẫn nói rằng trong vài chục năm một quốc gia không thể phát triển đến mức này mức kia được, nhưng đến lúc quốc gia đó phát triển đến như vậy thật thì họ quên hẳn những gì mình đã nói trước kia, và gọi đó là sự phát triển kinh tế thần kỳ, hay là kỳ tích sông X Y Z nào đó. Chuyện một nước hay một khu vực lạc hậu vươn lên với GDP per capita ngang tầm với Mỹ hay châu Âu sau vài thập kỷ không hiếm, ngược lại, rất phổ biến ở châu Á.

Về quan điểm cá nhân của anh, thì anh thấy cũng đơn giản thôi. Em hãy xem các nước họ làm thế nào, và khi ấy thanh niên của họ thế nào, thì giờ em cũng có thể làm như vậy. Tất nhiên, điều kiện của các nước không giống nhau, nên em không thể làm y chang, nhưng cốt lõi thì chắc không khác nhau nhiều. Chẳng hạn, ngày xưa Nhật Bản có đi lên với điện tử và cơ khí chế tạo, ngày nay nếu ta dẫn đầu với Khoa học Máy tính, Công nghệ Bán dẫn, hay Viễn thông, thì ta cũng có thể làm được như họ. Quy lại thì vẫn là những công nghệ mũi nhọn và tinh thần làm việc, phải không? Làm một người có năng lực trong một lĩnh vực mà đất nước cần, việc đó chắc chắn giúp đất nước giàu mạnh hơn. Nhưng sự giàu mạnh không đơn giản đến từ việc làm của mỗi cá nhân đơn lẻ, mà là cả quốc gia như một khối thống nhất. Chúng ta cần các chính sách tốt, chúng ta cần chiến lược, chúng ta cần những người lãnh đạo có thể giúp mọi người hiệp lực và cùng nhau đóng góp cho đất nước, v.v. Để những điều đó xảy ra được thì một người thanh niên cần làm gì, em hãy tự tìm hiểu xem. Em có thể chọn trở thành Thủ tướng, thành một Kỹ sư, một Nhà Kinh tế, hay một Nông dân. Dù ở vị trí nào thì cũng có một việc cần làm, đó là làm tốt vai trò của mình. Đóng góp nhỏ của hàng chục triệu người, qua thời gian có thể trở thành "thời kỳ phát triển kinh tế thần kỳ của VN", "Kỳ tích sông Hồng", hay một thứ gì tương tự như thế. Đó là điều rất có thể sắp, hoặc đang xảy ra.

Trả lời

Đầu tiên thì anh không hiểu câu hỏi lắm, tại sao lại có "từ từ và chậm rãi" ở đây? Em muốn hỏi phải làm gì để giàu mạnh, nhưng không được giàu mạnh nhanh? Hay em muốn hỏi phải làm gì để giàu mạnh, nhưng chỉ cần làm từ từ thôi cũng sẽ giàu mạnh? Dù giải thích thế nào thì cụm "từ từ và chậm rãi" đó cũng rất kỳ quặc.

Tiếp theo, anh không nghĩ ở đây có ai có thể cho em một câu trả lời tốt. Em hãy tìm những người thực sự có chuyên môn. Cold mail một chuyên gia kinh tế chẳng hạn, cũng không phải là một ý tưởng tồi. Nếu em đang học đại học, em cũng có thể thảo luận với những thầy cô mà em nghĩ là có tầm nhìn. Theo kinh nghiệm cá nhân của anh, nhiều thầy cô rất muốn nói chuyện với các bạn trẻ, nhất là các bạn trẻ muốn nghe.

Có bạn nói VN không bao giờ đuổi kịp Nhật Bản, anh thì không dám nói chắc như thế. Người ta vẫn nói rằng trong vài chục năm một quốc gia không thể phát triển đến mức này mức kia được, nhưng đến lúc quốc gia đó phát triển đến như vậy thật thì họ quên hẳn những gì mình đã nói trước kia, và gọi đó là sự phát triển kinh tế thần kỳ, hay là kỳ tích sông X Y Z nào đó. Chuyện một nước hay một khu vực lạc hậu vươn lên với GDP per capita ngang tầm với Mỹ hay châu Âu sau vài thập kỷ không hiếm, ngược lại, rất phổ biến ở châu Á.

Về quan điểm cá nhân của anh, thì anh thấy cũng đơn giản thôi. Em hãy xem các nước họ làm thế nào, và khi ấy thanh niên của họ thế nào, thì giờ em cũng có thể làm như vậy. Tất nhiên, điều kiện của các nước không giống nhau, nên em không thể làm y chang, nhưng cốt lõi thì chắc không khác nhau nhiều. Chẳng hạn, ngày xưa Nhật Bản có đi lên với điện tử và cơ khí chế tạo, ngày nay nếu ta dẫn đầu với Khoa học Máy tính, Công nghệ Bán dẫn, hay Viễn thông, thì ta cũng có thể làm được như họ. Quy lại thì vẫn là những công nghệ mũi nhọn và tinh thần làm việc, phải không? Làm một người có năng lực trong một lĩnh vực mà đất nước cần, việc đó chắc chắn giúp đất nước giàu mạnh hơn. Nhưng sự giàu mạnh không đơn giản đến từ việc làm của mỗi cá nhân đơn lẻ, mà là cả quốc gia như một khối thống nhất. Chúng ta cần các chính sách tốt, chúng ta cần chiến lược, chúng ta cần những người lãnh đạo có thể giúp mọi người hiệp lực và cùng nhau đóng góp cho đất nước, v.v. Để những điều đó xảy ra được thì một người thanh niên cần làm gì, em hãy tự tìm hiểu xem. Em có thể chọn trở thành Thủ tướng, thành một Kỹ sư, một Nhà Kinh tế, hay một Nông dân. Dù ở vị trí nào thì cũng có một việc cần làm, đó là làm tốt vai trò của mình. Đóng góp nhỏ của hàng chục triệu người, qua thời gian có thể trở thành "thời kỳ phát triển kinh tế thần kỳ của VN", "Kỳ tích sông Hồng", hay một thứ gì tương tự như thế. Đó là điều rất có thể sắp, hoặc đang xảy ra.

Quan điểm thế này cho vuông, nước ta không bao giờ đuổi kịp Nhật Bản được ít nhất là vài trăm năm tới. Khi mà nền tảng khoa học kỹ thuật gần như không có. Các giáo sư các thứ ở nước ngoài đa phần là con cháu lớp người của chế độ cũ chứ chẳng thiết tha gì Việt Nam đâu, Chúng ta chỉ cố gắng làm đất nước tốt lên thôi bạn ạ. Nếu Thái Lan đứng im Việt Nam mất 18 năm để đuổi kịp. Mang Nhật Bản ra làm mục tiêu nghe nó xa vời quá thể mất rồi. Chắc việc tốt nhất mà ai cũng làm được là cố gắng học tập nâng cao trình độ lao động nước mình thôi. Trước hết là sánh vai với các nước khu vực đã còn Năm Châu thì còn xa lắm

Trở thành công dân toàn cầu.