Là một người chưa có nhiều kinh nghiệm, mình cần phải nói như thế nào để nhà tuyển dụng thấy thái độ của mình tốt?
hướng nghiệp
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG KHI CHƯA CÓ KINH NGHIỆM
Mình từng trải qua phỏng vấn và giờ được phỏng vấn, gặp gỡ với rất nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm. Có một điều chắc chắn là muốn có công việc thì phải chắc chắn đi phỏng vấn, bài viết này mình đúc kết ra những kinh nghiệm để giúp các bạn ứng phó với buổi phỏng vấn tốt hơn.
Với mình 4 tiêu chí mình đưa ra dưới dây là quan trọng nhất, đôi khi bạn không cần phải có kinh nghiệm, bạn chỉ cần có sự phù hợp và một thái độ tìm hiểu rõ ràng, chi tiết chứng minh cho sự phù hợp đó giữa bạn với nhà tuyển dụng là được. Cùng đọc nhé!
Hãy biết chọn lọc công việc phù hợp với mình
Mặc 1 cái áo đi ra đường chơi trong 30 phút còn phải chọn, thì không lý gì dành thời gian cho một buổi phỏng vấn nghiêm túc mà mình lại không chọn lọc cả! Tự đánh giá mức độ đáp ứng được yêu cầu từ nhà tuyển dụng và mức độ hài lòng của bản thân với công việc được nêu trong JD sẽ là bước đầu tiên bạn cần làm. Hãy chọn công việc phù hợp với mục tiêu của mình thay vì vơ bèo, vạt tép rồi thất bại mà không hiểu tại sao.
Để có thể chọn lọc, bạn sẽ cần dành đủ thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về công việc, công ty, trách nhiệm, quyền lợi của bạn… Đây cũng sẽ là một việc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình phỏng vấn, bởi gần như nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi những điều này. Quan trọng nhất là SỰ PHÙ HỢP của cả 2 bên bạn nhé!
Mình từng phỏng vấn 1 bạn, thái độ tốt, nhưng cái bạn muốn học hỏi không phù hợp với nhu cầu nhà tuyển dụng cần. Bạn bảo sẵn sàng học hỏi, nhưng bạn lại không biết quá chung chung, và sau khi về bạn cũng không có bất kỳ động thái nào chứng minh cho việc nhà tuyển dụng nên tin vào sự sẵn sàng cố gắng từ họ. Thế là thôi, fail
2. Hãy biết mình muốn gì
U là trời, ứng viên mà không biết mình muốn gì thì làm sao người tuyển dụng tin là bạn có tiềm năng gắn bó với công ty hay không? Thế nên trước khi tới buổi phỏng vấn, hãy tự hỏi bản thân xem bạn muốn phát triển thế nào trong công việc này. Đây không chỉ là điều giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn, mà còn là kim chỉ nam cho sự nghiệp sau này của bạn nữa. Theo kinh nghiệm của mình, những người không có mục tiêu rõ ràng là những người dễ nghỉ việc nhất, vì không có động lực để vượt qua những ải khó khăn trong công việc.
Thực tế mình gặp rất nhiều bạn đi phỏng vấn với một tâm hồn treo ngược cành cây, không biết mình muốn gì, không biết mình cần gì? không biết mình sẽ làm gì...vậy nên mình cũng không dám hợp tác vì khi không có động lực, các bạn bỏ cuộc rất nhanh. Cũng có khi làm xong rồi tự nhiên các bạn bảo không hợp và bỏ cuộc thì mất thời gian cả đôi bên.
3. Hãy tin vào chính mình
Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không mời bạn đi phỏng vấn nếu hoàn toàn không thấy sự phù hợp của bạn với vị trí đang cần tuyển. Khi đã đến vòng phỏng vấn, nghĩa là bạn đã phần nào gây được ấn tượng tốt với họ. Vì vậy, nếu bạn đã làm tốt bước chọn lọc và chuẩn bị phía trên, hãy tin vào chính mình! Sự tự tin là thứ có thể “lây lan”, nếu bạn tự tin, bạn sẽ khiến người khác dễ nảy sinh lòng tin với bạn hơn. Kể cả trong trường hợp bạn còn thiếu kỹ năng hay kinh nghiệm, bạn vẫn có rất nhiều thứ khác để làm nhà tuyển dụng ấn tượng như sự chăm chỉ, thái độ cầu thị, tác phong chuyên nghiệp… Tự tin nghĩa là bạn đã thành công một nửa rồi! Cách để có sự tự tin là hãy cười thật tươi.
4. Đừng ngại đặt câu hỏi
Đó là cách giúp bạn đánh giá nhà tuyển dụng, tìm hiểu về môi trường làm việc mới, đánh giá xem nơi đây có phù hợp với bạn không. Việc tìm hiểu kỹ về công việc bằng cách đặt câu hỏi cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn, là cơ hội tốt để giúp bạn tránh tối đa mọi sự hiểu lầm và hối tiếc sau này.
Ngoài ra còn những yếu tố khác như: một tâm hồn đẹp, một nụ cười thân thiện, một bộ trang phục chỉn chu, sự đúng giờ.... để gây thiện cảm với người phỏng vấn. Hãy giữ những phép lịch sự tối thiểu như để giầy dép đúng nơi quy định, đẩy ghế về chỗ cũ sau khi đứng lên... tất cả cũng là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng đánh giá bạn.
Thanh Thương
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG KHI CHƯA CÓ KINH NGHIỆM
Mình từng trải qua phỏng vấn và giờ được phỏng vấn, gặp gỡ với rất nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm. Có một điều chắc chắn là muốn có công việc thì phải chắc chắn đi phỏng vấn, bài viết này mình đúc kết ra những kinh nghiệm để giúp các bạn ứng phó với buổi phỏng vấn tốt hơn.
Với mình 4 tiêu chí mình đưa ra dưới dây là quan trọng nhất, đôi khi bạn không cần phải có kinh nghiệm, bạn chỉ cần có sự phù hợp và một thái độ tìm hiểu rõ ràng, chi tiết chứng minh cho sự phù hợp đó giữa bạn với nhà tuyển dụng là được. Cùng đọc nhé!
Hãy biết chọn lọc công việc phù hợp với mình
Mặc 1 cái áo đi ra đường chơi trong 30 phút còn phải chọn, thì không lý gì dành thời gian cho một buổi phỏng vấn nghiêm túc mà mình lại không chọn lọc cả! Tự đánh giá mức độ đáp ứng được yêu cầu từ nhà tuyển dụng và mức độ hài lòng của bản thân với công việc được nêu trong JD sẽ là bước đầu tiên bạn cần làm. Hãy chọn công việc phù hợp với mục tiêu của mình thay vì vơ bèo, vạt tép rồi thất bại mà không hiểu tại sao.
Để có thể chọn lọc, bạn sẽ cần dành đủ thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về công việc, công ty, trách nhiệm, quyền lợi của bạn… Đây cũng sẽ là một việc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình phỏng vấn, bởi gần như nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi những điều này. Quan trọng nhất là SỰ PHÙ HỢP của cả 2 bên bạn nhé!
Mình từng phỏng vấn 1 bạn, thái độ tốt, nhưng cái bạn muốn học hỏi không phù hợp với nhu cầu nhà tuyển dụng cần. Bạn bảo sẵn sàng học hỏi, nhưng bạn lại không biết quá chung chung, và sau khi về bạn cũng không có bất kỳ động thái nào chứng minh cho việc nhà tuyển dụng nên tin vào sự sẵn sàng cố gắng từ họ. Thế là thôi, fail
2. Hãy biết mình muốn gì
U là trời, ứng viên mà không biết mình muốn gì thì làm sao người tuyển dụng tin là bạn có tiềm năng gắn bó với công ty hay không? Thế nên trước khi tới buổi phỏng vấn, hãy tự hỏi bản thân xem bạn muốn phát triển thế nào trong công việc này. Đây không chỉ là điều giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn, mà còn là kim chỉ nam cho sự nghiệp sau này của bạn nữa. Theo kinh nghiệm của mình, những người không có mục tiêu rõ ràng là những người dễ nghỉ việc nhất, vì không có động lực để vượt qua những ải khó khăn trong công việc.
Thực tế mình gặp rất nhiều bạn đi phỏng vấn với một tâm hồn treo ngược cành cây, không biết mình muốn gì, không biết mình cần gì? không biết mình sẽ làm gì...vậy nên mình cũng không dám hợp tác vì khi không có động lực, các bạn bỏ cuộc rất nhanh. Cũng có khi làm xong rồi tự nhiên các bạn bảo không hợp và bỏ cuộc thì mất thời gian cả đôi bên.
3. Hãy tin vào chính mình
Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không mời bạn đi phỏng vấn nếu hoàn toàn không thấy sự phù hợp của bạn với vị trí đang cần tuyển. Khi đã đến vòng phỏng vấn, nghĩa là bạn đã phần nào gây được ấn tượng tốt với họ. Vì vậy, nếu bạn đã làm tốt bước chọn lọc và chuẩn bị phía trên, hãy tin vào chính mình! Sự tự tin là thứ có thể “lây lan”, nếu bạn tự tin, bạn sẽ khiến người khác dễ nảy sinh lòng tin với bạn hơn. Kể cả trong trường hợp bạn còn thiếu kỹ năng hay kinh nghiệm, bạn vẫn có rất nhiều thứ khác để làm nhà tuyển dụng ấn tượng như sự chăm chỉ, thái độ cầu thị, tác phong chuyên nghiệp… Tự tin nghĩa là bạn đã thành công một nửa rồi! Cách để có sự tự tin là hãy cười thật tươi.
4. Đừng ngại đặt câu hỏi
Đó là cách giúp bạn đánh giá nhà tuyển dụng, tìm hiểu về môi trường làm việc mới, đánh giá xem nơi đây có phù hợp với bạn không. Việc tìm hiểu kỹ về công việc bằng cách đặt câu hỏi cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn, là cơ hội tốt để giúp bạn tránh tối đa mọi sự hiểu lầm và hối tiếc sau này.
Ngoài ra còn những yếu tố khác như: một tâm hồn đẹp, một nụ cười thân thiện, một bộ trang phục chỉn chu, sự đúng giờ.... để gây thiện cảm với người phỏng vấn. Hãy giữ những phép lịch sự tối thiểu như để giầy dép đúng nơi quy định, đẩy ghế về chỗ cũ sau khi đứng lên... tất cả cũng là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng đánh giá bạn.
Lan Phương
Trên Noron có bài viết này về cách viết CV khi chưa có kinh nghiệm, bạn có thêm khảo nhé. Mình nghĩ CV cũng một phần thể hiện đc thái độ của b với công việc rồi ấy.
Noron - Mạng hỏi đáp Việt
www.noron.vn
Người ẩn danh