Là một người chú trọng vào chi tiết - được gì và mất gì?

  1. Phong cách sống

Mình thấy mình làm việc luôn được khen là chỉnh chu và rất chi tiết, tuy nhiên mình thấy mình mất nhiều thời gian hoàn thành hơn mọi người :(
Từ khóa: 

phong cách sống

Lý do tại sao mình lại dẫn bài của chị Hương là không chỉ vì mình được nhắc đến (đoạn gần cuối nha bạn🙂) mà còn vì khi đọc bài viết ấy mình chợt thấy, ồ, cũng đúng nhỉ. Thay vì tốn thời gian cải thiện điểm yếu mà điểm yếu lại ngay ở sát hoặc không nằm dưới mặt bằng chung quá xa thì mình hãy tập trung thời gian và nguồn lực để phát huy điểm mạnh, khiến nó trở nên xuất sắc vượt bậc. Điều này cũng như vấn đề mà bạn đang thắc mắc vậy, đừng quá chú ý vào tiểu tiết làm gì khi nó đang làm bạn chậm tiến độ và lãng phí quá nhiều thời gian.

Lại dẫn tiếp ý trong bài của chị Hương với lỗi chính tả. Thử hình dung bạn đang trong kỳ thi hsg Văn, bạn viết một mạch hơn 10 mặt giấy rồi quay trở lại đọc rà lỗi chính tả và thấy, ulatr, sai mất dăm ba chỗ. Là một người chú trọng tiểu tiết tất nhiên bạn sẽ sửa lỗi nhỉ, rà lại cẩn thận trong khi người chấm chẳng bao giờ đọc kỹ bài của bạn đến thế :)) Việc rà lỗi giúp bạn không còn lỗi sai nhưng khiến bài làm của bạn chẳng đẹp tẹo nào, tự nhiên cả trang giấy chữ viết chỉn chu như thế lại có 1 chỗ mực hơi đậm vì tẩy sửa lỗi chính tả. Chưa kể, việc dừng lại còn khiến bạn trôi tuột đi cảm xúc, quên mất ý định viết mà thời gian dành cho việc soát lỗi ấy bạn hoàn toàn có thể viết thêm được kha kha ý hoặc làm kịp cái kết bài...

Nếu công việc của bạn là kỹ sư bảo dưỡng máy bay hay bác sĩ chẳng hạn, những công việc cần độ hoàn hảo là 100% thì ố kề, tiếp tục phát huy bạn nhé. Còn lại, đừng chú ý quá nhiều vào tiểu tiết khi nó chẳng có gì to tát, bình thường người ta cũng chẳng thích mấy người tiểu tiết quá đâu.

Trả lời

Lý do tại sao mình lại dẫn bài của chị Hương là không chỉ vì mình được nhắc đến (đoạn gần cuối nha bạn🙂) mà còn vì khi đọc bài viết ấy mình chợt thấy, ồ, cũng đúng nhỉ. Thay vì tốn thời gian cải thiện điểm yếu mà điểm yếu lại ngay ở sát hoặc không nằm dưới mặt bằng chung quá xa thì mình hãy tập trung thời gian và nguồn lực để phát huy điểm mạnh, khiến nó trở nên xuất sắc vượt bậc. Điều này cũng như vấn đề mà bạn đang thắc mắc vậy, đừng quá chú ý vào tiểu tiết làm gì khi nó đang làm bạn chậm tiến độ và lãng phí quá nhiều thời gian.

Lại dẫn tiếp ý trong bài của chị Hương với lỗi chính tả. Thử hình dung bạn đang trong kỳ thi hsg Văn, bạn viết một mạch hơn 10 mặt giấy rồi quay trở lại đọc rà lỗi chính tả và thấy, ulatr, sai mất dăm ba chỗ. Là một người chú trọng tiểu tiết tất nhiên bạn sẽ sửa lỗi nhỉ, rà lại cẩn thận trong khi người chấm chẳng bao giờ đọc kỹ bài của bạn đến thế :)) Việc rà lỗi giúp bạn không còn lỗi sai nhưng khiến bài làm của bạn chẳng đẹp tẹo nào, tự nhiên cả trang giấy chữ viết chỉn chu như thế lại có 1 chỗ mực hơi đậm vì tẩy sửa lỗi chính tả. Chưa kể, việc dừng lại còn khiến bạn trôi tuột đi cảm xúc, quên mất ý định viết mà thời gian dành cho việc soát lỗi ấy bạn hoàn toàn có thể viết thêm được kha kha ý hoặc làm kịp cái kết bài...

Nếu công việc của bạn là kỹ sư bảo dưỡng máy bay hay bác sĩ chẳng hạn, những công việc cần độ hoàn hảo là 100% thì ố kề, tiếp tục phát huy bạn nhé. Còn lại, đừng chú ý quá nhiều vào tiểu tiết khi nó chẳng có gì to tát, bình thường người ta cũng chẳng thích mấy người tiểu tiết quá đâu.

Đọc câu hỏi của bạn mình gợi ý bạn nên đọc bài này của chị gái mình để hiểu rõ hơn vấn đề của mình nhaaa. 

 
 
 Mình sẽ quay trở lại khi bạn đọc xong bài viết đó ^_^

Mình thấy để tâm vào chi tiết thể hiện sự chu toàn, nhưng nếu quá chú ý vào nó sẽ biến chúng ta thành người khó tính trong mắt người khác. Trong công việc, có thể chúng ta không nói ra, nhưng mọi người thường không thích làm việc với người quá cầu toàn, vì để tiến đến một sản phẩm hoàn chỉnh sẽ rất mất nhiều thời gian thảo luận của mọi người. Tuy nhiên, mình rất thích làm việc với người cầu toàn...Sẽ mất nhiều thời gian của nhau một xíu, nhưng đổi lại, thành phẩm có khả năng thành công cao hơn.

Mình thấy sự chỉn chu và chi tiết vẫn rất cần thiết, nó thể hiện sự chuyên nghiệp và cái tâm trong công việc. Khi này có nghĩa là sản phẩm của bạn làm ra đang hướng tới cả trải nghiệm của người đón nhận nữa. Thường thì người sử dụng sẽ muốn dùng một sản phẩm tinh xảo, thể hiện sự tỉ mỉ, chu toàn của người làm ra nó. Một bữa ăn ngon chỉ cần có một hạt sạn là đã để lại nuối tiếc cho những người từng ăn nó, hay như một cái áo đẹp bị lỗi một đường may, một bài hát hay mà ca sĩ hát phô một số chỗ,... đều làm ảnh hưởng tới trải nghiệm của người tiếp nhận, giảm chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên cũng có trường hợp một cuốn sách đôi khi cũng có thể có vài lỗi in ấn mà người đọc cũng không quá để ý đến nó, nhưng đó là bởi vì nội dung của cuốn sách quá hay, quá sâu sắc, đủ sức lôi cuốn khiến người đọc bỏ qua những lỗi nhỏ nhặt. Hơn thế nữa, số lỗi đánh máy xuất hiện so với tổng thể số lượng chữ của cuốn sách cũng thường chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ và những nhà xuất bản cũng sẽ tái bản sửa chữa, bổ sung nhiều lần chứ không bao giờ để những cái lỗi mãi tồn tại. Sự chỉn chu này hoàn toàn không làm hỏng đi sự tự nhiên của sản phẩm, nó tạo ra sự chuyên nghiệp. 

Điều này khác với việc săm soi hay bới móc người khác. Mỗi người lại có một cách làm việc của riêng mình. Nếu bạn để sự chi tiết của bạn ảnh hưởng xấu tới người khác một cách vô lý thì mình nghĩ là không nên. Thế nhưng, nếu vấn đề chỉ là mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc so với mọi người thì mình nghĩ bạn chỉ cần tự hỏi bản thân mình: Bạn thực sự muốn điều gì? Tùy bạn cảm thấy như thế nào với sự chỉn chu đó, có thoải mái hay là không thì bạn hãy thay đổi. 

Cá nhân mình thiên về sự chu toàn và tỉ mỉ trong công việc và với những sản phẩm mình tạo ra. Nó chắc chắn không hoàn hảo, nhưng mình sẽ làm tốt nhất trong khả năng của mình, hoàn thiện nhất có thể. Mình không đòi hỏi ai cũng phải như vậy, mình chỉ đòi hỏi ở bản thân mình thôi. Nếu bạn chu toàn quen rồi thì theo thời gian bạn cũng có thể rèn luyện bản thân về mặt tốc độ, vẫn có thể làm việc vừa nhanh vừa chính xác.